Một người có khôn ngoan khéo léo hay không, "soi" 4 điều này là rõ

Bảo Anh. - Ngày 06/10/2022 13:06 PM (GMT+7)

Biết giữ mồm giữ miệng là biểu hiện cao của người trí tuệ. Người biết 4 điều này trong giao tiếp là người khôn ngoan nhất.

Nghe audio
0:00
0:00

Người xưa nói: “Bệnh từ ở miệng mà vào; Họa từ ở miệng ào ào tuôn ra”. Bệnh tật con người phần nhiều do ăn uống (vào từ miệng) và không ít người gặp họa bởi lời ăn tiếng nói (từ miệng ra). Có người vì nói quá nhiều mà khiến người khác không ưa; có người lại quá kiệm lời khiến người khác đặt dấu hỏi về sự chân thành.

Ở sông hồ, khi chúng ta nói chuyện với người khác, một số chúng ta nói quá nhiều, và những người khác sẽ ghét chúng ta. Một số lời nói ít được nói ra, và một số khác cảm thấy rằng chúng ta đang phản bội và không đủ chân thành. Điều này khiến nhiều người cảm thấy "khó nói".

Biết giữ mồm giữ miệng là biểu hiện cao của người trí tuệ. Trong cuộc sống, có thêm một người bạn tốt hơn thêm một kẻ thù. Con người ta chỉ mất 2 năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Mỗi lời nói ra nên được cân nhắc trước, nếu không sẽ khiến cả đối phương và chính mình tổn thương.

1. Khi vạch trần những khuyết điểm của người khác, hãy nói giảm bớt đi

Một người có khôn ngoan khéo léo hay không, amp;#34;soiamp;#34; 4 điều này là rõ - 1

Thà khen thừa còn hơn chê quá. Khen ngợi điểm mạnh của ai đó sẽ tốt hơn là đem điểm yếu của họ ra vạch trần. Lời khen không chỉ thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của người khác, cho người khác thể diện mà còn là cho thể diện của chính mình. Phơi bày khuyết điểm của người ta chẳng khác nào rắc muối vào vết thương của họ. Điều này không có lợi cho sự hòa hợp trong các mối quan hệ cá nhân.

Nhiều người cho rằng miệng là miệng của mình, nói sao là quyền cá nhân, người khác muốn hiểu sao là quyền của họ. Tuy nhiên, những lời nói khích bác hay đem điểm yếu của người khác ra mổ xẻ, chê cười đều là không khôn ngoan.

Những người phơi bày khuyết điểm người khác ở khắp mọi nơi chẳng khác nào gây thù chuốc oán, chắc chắn sẽ kích động một loạt kẻ thù. Những người đó hoặc sẽ làm tổn thương bạn, hoặc sẽ họp lại thành nhóm và cản đường phát triển của bạn. Biết khen ngợi người khác và góp ý một cách khéo léo, chân thành là điều rất quan trọng. Người biết giữ mồm giữ miệng sẽ tránh rước tai họa vào thân.

2. Động đến lợi ích của người khác, đừng nên thật quá

Một người có khôn ngoan khéo léo hay không, amp;#34;soiamp;#34; 4 điều này là rõ - 2

“Sự thật mất lòng”. Đừng nghĩ rằng cứ luôn thẳng thắn, thật thà nhất là điều tốt nhất. Suy cho cùng, không phải ai cũng có thể hoàn toàn chấp nhận thực tế, hoàn toàn lắng nghe sự thật một cách phũ phàng. Nói sao cho đúng, cho khéo là cả một nghệ thuật. Khi động đến lợi ích của người khác, càng nên cẩn trọng hơn, đừng thật thà quá.

Điều này đặc biệt quan trọng ở nơi làm việc. Nhiều người vì thật quá mà nói ra những điều vốn không nên, cuối cùng tự tay cản đường thăng tiến của chính mình. Có những việc tốt nhất bạn nên vờ như không biết, nhìn thấu nhưng không cần phải nói ra. Quan trọng là bản thân biết và giữ cho mình suy nghĩ tỉnh táo. Sự thật không phải cứ trần trụi là tốt nhất.

3. Nếu gây ảnh hưởng đến tâm lý, hãy nói ít đi

Một người có khôn ngoan khéo léo hay không, amp;#34;soiamp;#34; 4 điều này là rõ - 3

Người ta nói “Cười 1 cái trẻ ra 10 tuổi, buồn 1 cái bạc trắng mái đầu”.

Con người sống trên đời ai chẳng có những khó khăn của riêng mình. Cuộc sống này 9 phần 10 là điều không vừa ý, điều làm nên sự khác biệt chính là thái độ của mỗi con người. Bạn không thể kiểm soát tất cả những gì đến với mình nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ đối mặt.

Khi một người mang trong mình thái độ tích cực, suy nghĩ lạc quan, khó khăn sẽ là cơ hội để họ tôi luyện và trưởng thành, thử thách chính bản thân. Ngược lại, một người luôn mang trong mình sự tiêu cực thì dù chướng ngại vật kia chỉ là ngọn đồi thấp, họ cũng sẽ không thể vượt qua. Vì sao? Vì ngay từ đầu người đó đã triệt tiêu hết động lực.

Đừng nói ra những lời không mang lại cho bạn sự tích cực. Nếu lời nói đó có thể giúp bạn hoặc người khác có thêm niềm tin, hãy khuyến khích nhiều hơn nữa. “Thiện ý một câu ấm 3 đông, lời ác lạnh người 6 tháng ròng”.

4. Ít nói chuyện đúng sai của người khác

Một người có khôn ngoan khéo léo hay không, amp;#34;soiamp;#34; 4 điều này là rõ - 4

Những người có thói quen, sở thích ngồi lê đôi mách chuyện đúng sai của người khác. Họ không nghĩ được rằng điều này sẽ chỉ gây rắc rối cho bản thân, hoàn toàn không mang lại hiệu quả tích cực và có lợi.

Có người đàn ông nọ một ngày chợt nhận ra những người thân, bạn bè dần trở nên xa lánh mình, thậm chí có người gây khó dễ. Sau khi nhờ người đánh tiếng hỏi dò, anh mới biết vì bản thân mình luôn tranh cãi chuyện đúng sai với mọi người, đem chuyện đúng sai của người khác đi rêu rao. Ngay cả khi biết lý do, anh vẫn cho rằng mình đúng, là do người đó không chấp nhận được sự thật.

Nhớ rằng, kỷ luật tự giác lớn nhất của người trưởng thành là biết kiềm chế mong muốn chỉnh lại người khác. Thứ mà mỗi chúng ta nhìn thấy đều chỉ là một phần của thế giới thực. Quan điểm của mỗi người đều dựa trên rất nhiều yếu tố, môi trường sống, điều kiện lớn lên, trải nghiệm đã có… Người khôn ngoan nói ít làm nhiều, đó mới là chân lý của cuộc sống.

3 câu tránh nói nhiều
Một người có phúc hay không, ta có thể biết được bằng cách nhìn vào thái độ thường ngày của người đó với cuộc sống.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống