Muốn làm việc chuyên nghiệp, rộng đường thăng tiến, 9 chữ “đừng” này nhất định phải biết

Bảo Anh. - Ngày 28/06/2022 12:28 PM (GMT+7)

Cách bạn thể hiện bản thân và tương tác với những người xung quanh dù là đồng nghiệp hay cấp trên đều nói lên con người của bạn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai.

Dù là làm việc trong văn phòng hay các môi trường chuyên nghiệp khác, nghi thức là điều rất quan trọng. Cách bạn thể hiện bản thân và tương tác với những người xung quanh dù là đồng nghiệp hay cấp trên đều nói lên con người của bạn và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai.

Có một số hành vi nhất định bạn không nên thực hiện tại môi trường làm việc chuyên nghiệp, tránh gây ra những tác động tiêu cực đến sự nghiệp. Nhưng đối với nhiều cá nhân, các phép xã giao nơi làm việc không diễn ra theo trực giác như bạn nghĩ. Dưới đây là 10 chữ “đừng” bạn nhất định phải nhớ:

1. Đừng “Trả lời tất cả” trong một chuỗi email

Việc trao đổi công việc qua email ngày càng phổ biến hơn và bạn cần hiểu sự khác biệt cũng như hậu quả giữa việc nhấn “Trả lời” và “Trả lời tất cả” khi trả lời email. Trước khi đưa ra lựa chọn, hãy cẩn thận xem xét liệu tất cả các bên nhận được email ban đầu có cần được đưa vào thư trả lời của bạn hay không. Khi mặc định "Trả lời tất cả" trong chuỗi email, bạn có thể tự đẩy mình vào tình huống khó xử khi cả nhóm biết được chi tiết những điều bạn chỉ muốn chia sẻ với một hoặc hai người khác.

Khi còn lăn tăn, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như thân thiện của mình trong email cũng như các thư từ khác. Theo nguyên tắc chung, hãy coi email của bạn như một hình thức giao tiếp chuyên nghiệp và đảm bảo rằng thông tin bạn chia sẻ tới đúng người, phù hợp về thời gian.

2. Đừng “buôn” điện thoại ở bàn làm việc

Muốn làm việc chuyên nghiệp, rộng đường thăng tiến, 9 chữ “đừng” này nhất định phải biết - 1

Nếu bạn có việc cần nói chuyện điện thoại riêng khi ở nơi làm việc, hãy cố gắng tránh việc thực hiện ngay tại bàn làm việc, nơi người khác có thể nghe thấy những gì bạn nói. Hãy xem công ty bạn có phòng họp hay phòng riêng để nghe điện thoại không; nếu câu trả lời là không, bạn nên chọn ra ngoài.

Việc trò chuyện phục vụ nhu cầu cá nhân tại bàn làm việc có thể khiến đồng nghiệp của bạn mất tập trung làm việc. Hình ảnh chuyên nghiệp của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng khi những người xung quanh cho rằng bạn không biết phân biệt công tư.

3. Đừng mang cảm xúc của bạn vào văn phòng

Tốt nhất các cảm xúc cá nhân nên được cất lại khi bạn bước chân vào văn phòng. Người đồng nghiệp bàn bên không muốn phải nghe bạn nức nở về cuộc cãi vã với chồng ngày cuối tuần. Nếu bạn thực sự không thể tập trung vào công việc của mình vì một điều gì đó đã xảy ra, có lẽ bạn cần dành thời gian cá nhân để xử lý cảm xúc đó. Nếu vấn đề khiến bạn phiền lòng nằm ở công việc, hãy liên hệ với bộ phận nhân sự hoặc cấp trên của bạn để giải quyết, không làm ảnh hưởng đến công việc.

4. Đừng ngại đặt câu hỏi

Việc đặt ra câu hỏi (ngay cả khi bạn cảm thấy nó có vẻ ngớ ngẩn) sẽ giúp bạn làm rõ những kỳ vọng, tránh xảy ra hiểu nhầm giữa các bên dẫn đến chệch hướng dự án. Đừng ngại đưa ra những câu hỏi và tập trung lắng nghe câu trả lời. Tất nhiên, trước khi đặt câu hỏi bạn cần đảm bảo bản thân đã tự tìm hiểu, tránh trường hợp thấy gì cũng hỏi mà không tìm hiểu trước.

5. Đừng nói chuyện phiếm về đồng nghiệp hay sếp của bạn

Muốn làm việc chuyên nghiệp, rộng đường thăng tiến, 9 chữ “đừng” này nhất định phải biết - 2

Nói chuyện phiếm là một trong những lỗi cơ bản bạn cần tránh ở nơi làm việc. Dù ai đó khiến bạn rất muốn tham gia vào “tổ buôn” về sếp, đồng nghiệp hay công ty nói chung, bạn cũng cần cưỡng lại cám dỗ đó.

Khi bạn tham gia vào những câu chuyện, cuộc bàn luôn về chuyện cá nhân của người khác, bạn đang xây dựng nên hình ảnh không đáng tin cậy, một người không có tinh thần đội nhóm. Tất nhiên, những điều này sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu chuyên nghiệp của mình. Sẽ thật tệ khi một ngày nào đó, bạn trở thành mục tiêu của những lời đàm tiếu.

6. Đừng sử dụng biểu tượng cảm xúc hoặc nhiều dấu chấm than trong email công việc

Điều này còn tùy thuộc vào đặc thù nơi làm việc bởi một số công việc cho phép bạn sử dụng biểu tượng cảm xúc và trò chuyện thoải mái qua email, trong khi những nơi khác luôn đề cao sự trang trọng và chuyên nghiệp mọi nơi mọi lúc. Chính bởi vậy, hãy thận trọng và đảm bảo bạn có chủ đích khi soạn thảo thông tin liên lạc. Sự chuyên nghiệp này sẽ tạo cho người khác ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp cũng như năng lực của bạn.

Nếu bạn mới chuyển đến một vị trí và thấy cấp trên có vẻ thoải mái, đừng vội quá thoải mái trong cách giao tiếp. Bạn cần một thời gian nhất định để quan sát và đưa ra quyết định về việc đâu là điều phù hợp với văn hóa nơi làm việc của bạn.

7. Đừng “bật” sếp

Đây thực sự là một lời khuyên quan trọng. Ngay cả khi giữa bạn và cấp trên không có nhiều sự chênh lệch về tuổi tác, thậm chí cấp trên kém tuổi bạn, đừng bao giờ “bật” lại họ. Luôn đảm bảo rằng bạn giữ thái độ tôn trọng với cấp trên của mình.

Điều này không có nghĩa là bạn luôn phải đồng ý với tất cả mọi ý kiến mà cấp trên đưa ra. Bạn có thể chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình, quan trọng là cách bạn làm điều đó. Nhớ rằng mọi sự khác biệt đều cần được tôn trọng.

8. Đừng quên giao lưu với đồng nghiệp sau giờ làm việc cũng là “công việc”

Muốn làm việc chuyên nghiệp, rộng đường thăng tiến, 9 chữ “đừng” này nhất định phải biết - 3

Những buổi gặp gỡ, giao lưu với đồng nghiệp sau giờ làm việc là cơ hội tuyệt vời để các cá nhân hiểu hơn về nhau. Điều quan trọng là đừng quên những người bạn “hết mình” cùng chính là đồng nghiệp ngày hôm sau bạn sẽ gặp. Chú ý trong lời nói, hành động và đặc biệt cẩn trọng khi bạn dùng rượu bia. Dù môi trường thoải mái thế nào bạn cũng cần đặt ra giới hạn cho mình và không được vượt qua nó.

9. Đừng quên phòng bị

Sẽ tốt hơn khi bạn có sự chuẩn bị trước cho những tình huống khó xử có thể ập đến với mình dù là trong công việc hay cuộc sống. Ngồi làm việc cả ngày với bộ quần áo ướt nước mưa thật khó chịu, đi ăn với đồng nghiệp trong chiếc áo dính cà phê không thoải mái chút nào, trò chuyện với khách hàng trong khi thức ăn từ bữa trưa vẫn dính răng là trải nghiệm không ai mong muốn…

Bởi vậy, hãy có sự chuẩn bị cho mình để tránh khó xử trong những tình huống như vậy. Sẽ tốt hơn khi bạn có một chiếc ô, một đôi giày, một bộ trang phục dự phòng và chỉ nha khoa sẵn sàng ở nơi làm việc.

Đừng cười xua tay khi được khen, đây mới là cách đáp lời khéo léo nơi công sở
Khi bạn vừa hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó cho công ty, bạn có thể nhận được những lời khen ngợi hoặc tán dương kết quả đó. Nếu biết cách khéo léo...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh