Đôi khi những thói quen quen thuộc nhất lại không thực sự tốt cho chúng ta. Nếu bạn đang làm 8 điều này, đã đến lúc nên dừng lại để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
1. Luôn tiêu cực
Sự tiêu cực có thể mang lại cảm giác như một nơi an toàn, đặc biệt là khi chúng ta gặp việc không như ý muốn. Chúng ta sẽ dễ nói những lời phàn nàn hay đổ lỗi nhưng ngẫm lại thì nó có thực sự giúp ích không? Chắc chắn câu trả lời là không.
Sự tiêu cực không thúc đẩy bạn tiến về phía trước hay giúp bạn phát triển. Thay vào đó, nó khiến bạn mắc kẹt ở một chỗ, khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Vì vậy, lần tới khi bạn thấy mình rơi vào vùng tiêu cực đó, hãy dừng lại và hít một hơi thật sâu, cố tìm ra một điểm tích cực hoặc rút ra bài học trong tình huống đó. Điều chúng ta cần không phải tích cực một cách phi thực tế mà là không để sự tiêu cực thống trị cuộc sống của mình.
2. Không lắng nghe
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng mắc phải điều này, thay vì thực sự lắng nghe ai đó, chúng ta chỉ chờ đến lượt mình nói. Lắng nghe tưởng chừng là một việc nhỏ nhưng thực sự là một vấn đề lớn. Đó là cách chúng ta kết nối với mọi người, hiểu về quan điểm của họ và cho họ thấy rằng họ quan trọng đối với chúng ta như nào. Nếu bạn thấy mình thường xuyên chờ đến lúc được nói hoặc suy nghĩ lơ đễnh trong khi ai đó đang nói chuyện thì đã đến lúc bạn nên thay đổi, rèn luyện kỹ năng nghe tốt hơn.
Bằng cách lắng nghe tập trung những gì mọi người nói, bạn có thể hiểu họ nhiều hơn, cho họ thấy sự quan tâm của bạn với họ, cải thiện các mối quan hệ và hoàn thiện mình. Đó là một thay đổi nhỏ tạo ra sự khác biệt lớn.
3. Không xin lỗi khi sai
Không ít người cho rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, thừa nhận bản thân sai chẳng khác nào nói mình kém năng lực hoặc không đáng tin cậy. Tuy nhiên, điều này thực sự chỉ làm cho mọi thứ trở nên tệ hơn.
Lời xin lỗi không làm bạn yếu đuối; ngược lại còn cho thấy bạn đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm về hành động của mình và bạn coi trọng các mối quan hệ hơn cái tôi của bản thân. Vì vậy, nếu bạn đã phạm sai lầm, hãy thừa nhận, nói lời xin lỗi chân thành và làm tốt hơn trong những lần sau.
4. Không chăm sóc sức khỏe của mình
Chúng ta ăn thức ăn không lành mạnh, bỏ qua vận động và sẵn sàng thức đêm vì tin rằng điều đó không vấn đề với cơ thể của mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2 có thể được ngăn ngừa nếu chúng ta lựa chọn lối sống tốt hơn.
Chăm sóc sức khỏe không phải chỉ để sở hữu vóc dáng chuẩn hơn mà là dành cho cơ thể bạn sự tôn trọng xứng đáng. Cơ thể bạn sẽ đồng hành cùng bạn đến cuối đời, nếu bạn không chăm sóc thì làm sao nó có thể đảm bảo vận hành tốt?
5. Xem mọi thứ là điều hiển nhiên
Chúng ta thật dễ coi những gì mình có: mái nhà che nắng mưa, thức ăn và những người luôn yêu, ủng hộ mình là điều hiển nhiên trong sự hối hả và nhộn nhịp của thế giới này. Tuy nhiên, chúng ta đã quên mình may mắn thế nào khi có được những điều mà nhiều người không có đó.
Bày tỏ lòng biết ơn không chỉ là một cử chỉ lịch sự hay một chuẩn mực xã hội mà nó còn là công cụ mạnh mẽ có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Lòng biết ơn mang lại niềm vui và sự thỏa mãn, củng cố các mối quan hệ và thậm chí là cải thiện sức khỏe thể chất của chúng ta. Khi bạn bày tỏ lòng biết ơn, bạn đang thừa nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Vì vậy, hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để bày tỏ lòng biết ơn. Đó có thể là viết hoặc nói ra những điều bạn thấy biết ơn, ngay cả những điều nhỏ nhất cũng phát huy giá trị.
6. Cố sức làm hài lòng mọi người
Nhiều người đã vật lộn với điều này trong suốt một thời gian dài nhưng rồi bạn sẽ nhận ra, việc không đặt ra ranh giới chính là bạn đang để mọi người lợi dụng mình. Bạn bỏ bê nhu cầu của chính mình và điều đó bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhớ rằng, đưa ra những ranh giới không phải điều gì đó ích kỷ. Đó là việc bạn biết giá trị của mình và hiểu rằng bạn có thể ưu tiên các nhu cầu của bản thân. Đừng cảm thấy tội lỗi khi dành thời gian cho chính mình.
7. Đánh giá người khác
Sự thật là tất cả chúng ta đều có lúc phán xét người khác. Đó là một thói quen khó bỏ và cũng là một trong những điều có hại nhất mà chúng ta làm, không chỉ với người khác mà còn với chính mình.
Khi bạn đánh giá người khác, bạn không nhìn nhận con người thật của họ mà chỉ thấy một phiên bản bị bóp méo dựa trên những thành kiến và sự bất an của mình, hạn chế sự hiểu biết và đồng cảm. Sự thật là, khi bạn phán xét người khác, điều đó nói lên nhiều điều về bạn hơn là về họ.
8. Không cải thiện bản thân
Nhiều người trong chúng ta quá bận rộn với công việc hàng ngày đến nỗi quên mất việc đầu tư thời gian vào bản thân mình để rồi mắc kẹt trong lối mòn, làm những việc giống nhau ngày này qua ngày khác mà quên mất việc phát triển.
Hoàn thiện bản thân là thừa nhận rằng bản thân luôn có thể cải thiện, trở nên tốt hơn nữa. Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để cải thiện bản thân mình.