Tôi thấy mình chẳng khác gì người giúp việc…

Ngày 23/12/2013 08:54 AM (GMT+7)

Nếu ông ta thương tôi thật lòng, sống đàng hoàng, đừng bồ bịch lung tung thì có lẽ tôi cũng sẽ thương yêu ông ta dù cái chuyện đũa lệch nhiều khi cũng khiến tôi nản lòng.

Thế mà ông không như vậy. Vừa tính toán nhỏ mọn, lại vừa chơi bời vô độ, coi vợ con như “con sen”- đây là từ ngữ mà ông hay nói với tôi để chỉ người giúp việc.

“Chị phải đưa anh ấy vô bệnh viện, tôi năn nỉ chị đó. Dù sao thì ảnh cũng là cha của con chị mà…”- Liên Hương lại gọi điện giục giã. Tôi nhìn người đàn ông đang nằm trên giường. Toàn thân ông trắng toát như tấm dra trải giường. Đôi mắt ông ta nhắm nghiền, trong khi cái miệng lại há hốc thổi ra từng hơi thở mệt nhọc, đứt quãng.

Tôi nhìn kỹ khuôn mặt ông, khuôn mặt xám xịt như mặt người chết. Mà có lẽ ông đã chết rồi vì tôi không thấy lồng ngực ông đập phập phồng…Nhưng không, nhìn kỹ, tôi biết mình đã lầm. Ông ta còn sống.

Người đàn ông nằm đó là Khương, chồng tôi. Cách đây 2 tuần lễ, ông bảo đi thăm một người bạn ở Cần Giờ, tôi hỏi thăm ai thì ông không nói. Sau đó khi Liên Hương gọi điện cho tôi biết là Khương bị sốt cao, khó thở; tôi mới biết chính xác là ông đi thăm cô ta.

Mà chẳng phải thăm viếng gì. Họ bồ bịch với nhau trong khi bên ngoài cứ giả làm anh em. Tôi biết hết nhưng không thèm nói bởi từ lâu tôi cũng chán cái cảnh vợ chồng với người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Tôi là người đàn bà thứ 8 của Khương. Trước tôi, 7 người đàn bà đã lần lượt bỏ ông hoặc bị ông bỏ.

Tôi không cần tìm hiểu lý do đích xác của những cuộc chia tay bởi thời gian 6 năm sống với Khương, đã quá đủ để tôi biết vì sao họ không thể chung sống với ông ta, một gã đàn ông hám gái nhưng bủn xỉn. Khi về sống với Khương, ông bảo tôi: “Anh sẽ bảo đảm cho em một cuộc sống đầy đủ, chẳng cần phải làm lụng vất vả như bây giờ”.

Tôi thấy mình chẳng khác gì người giúp việc… - 1

Tôi không cần tìm hiểu lý do đích xác của những cuộc chia tay bởi thời gian 6 năm sống với Khương, đã quá đủ để tôi biết vì sao họ không thể chung sống với ông ta, một gã đàn ông hám gái nhưng bủn xỉn. (ảnh minh họa)

Lúc đó tôi đang là nhân viên phục vụ ở một khách sạn mà mỗi lần lên TP HCM là ông ta lại đến đăng ký phòng để nghỉ qua đêm hoặc đôi khi chỉ nghỉ trưa. Ông khoe là chủ trang trại mấy chục hecta ở Bình Dương,  có mấy căn nhà mặt tiền cho thuê, chỉ riêng tiền cho thuê nhà mỗi tháng đã hơn trăm triệu; tiền bán trái cây, gia súc, gia cầm ở trang trại mỗi tháng cũng ngần ấy nữa.

Ông năn nỉ mãi nhưng tôi không đồng ý. Cho đến lần ông nghỉ qua đêm ở khách sạn và đột ngột ngã bệnh, tôi phát hiện nhờ người đưa ông đi cấp cứu, còn mình thì ở lại chăm sóc. Khi khỏi bệnh, ông cho tôi 20 triệu gọi là tạ ơn tôi đã cứu mạng. Dần dà tôi cũng xiêu lòng.

Tôi về sống với Khương, sinh cho ông ta 2 đứa con nhưng chúng tôi vẫn chưa làm hôn thú. Lý do mà Khương đưa ra để không đăng ký kết hôn là có chút vướng mắc về thủ tục ly hôn với bà vợ đầu tiên hiện đang sống ở nước ngoài. Tuy vậy, tôi lại nghe bạn bè ông nói lại là vì tôi còn quá trẻ, ông ta sợ tôi dòm ngó tài sản của mình nên không muốn ràng buộc.

Tôi mặc kệ ông ta nghĩ sao cũng được, miễn mỗi tháng tôi có một khoản tiền kha khá để gửi về cho ba mẹ tôi ở quê. Tuy vậy, cuộc sống của tôi cũng chẳng êm đẹp như tôi vẫn tưởng. Khi tôi mang thai lần đầu tiên, ông bảo có việc lên TP HCM vài hôm. Lần đó về, tôi phát hiện mấy cái bao cao su trong túi xách của ông. Tôi hỏi thì ông tỉnh bơ: “Giải quyết tạm thời kghi em bầu bì thôi mà”. Tôi chết lặng người. Phải rất lâu sau tôi mới lấy lại bình tĩnh. Sau lần đó, mấy tháng tiếp theo thay vì cho tôi 3 triệu thì ông cho tôi 5 triệu như để đền bù “tổn thất tinh thần” cho tôi.

Đôi khi ngồi suy nghĩ một mình, tôi thấy thân phận mình cũng chẳng khác gì một người giúp việc. Tiếng là giàu có nhưng trong nhà mọi việc lớn nhỏ tôi phải làm; ông chỉ thuê nhân công cho công việc ở trang trại. Nhưng thậm chí cả những công việc xịt sâu, tưới nước, lượm trứng; cho gà, chim ăn… tôi cũng phải cùng làm với thợ.

Tôi thấy mình chẳng khác gì người giúp việc… - 2

Tôi nhìn cái mặt xám xịt của ông. Những hơi thở nhẹ như không… Trong đầu tôi mọi thứ rất mơ hồ.
(Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, tôi nghĩ đồng tiền mình nhận là xứng đáng chứ chẳng phải là tiền bố thí của người chồng giàu có. Giả dụ ông ta thương tôi thật lòng, sống đàng hoàng, đừng bồ bịch lung tung thì có lẽ tôi cũng sẽ thương yêu ông ta dù cái chuyện đũa lệch nhiều khi cũng khiến tôi nản lòng. Thế mà ông không như vậy. Vừa tính toán nhỏ mọn, lại vừa chơi bời vô độ, coi vợ con như “con sen”- đây là từ ngữ mà ông hay nói với tôi để chỉ người giúp việc.

Bây giờ thì ông ngã bệnh nằm đó. Liên Hương bảo tôi đưa ông vô bệnh viện nhưng tôi lưỡng lự. Vô đó là tôi phải đi theo chăm sóc ông, bỏ bê hai đứa nhỏ và công việc nhà vì ông sẽ chẳng chịu để người lạ chăm sóc mình. Còn để ông ở nhà, dù tôi đã mời bác sĩ đến khám nhưng tình hình mấy hôm rồi không có chuyển biến. “Chị đưa bác vô bệnh viện sớm thì còn có hi vọng; nếu không e rằng sẽ khó qua khỏi vì đợt viêm phổi này rất nặng”- vị bác sĩ khuyên.

Tôi nhìn cái mặt xám xịt của ông. Những hơi thở nhẹ như không… Trong đầu tôi mọi thứ rất mơ hồ. Tôi nửa muốn ông khỏe lại để xem ông có để lại gì cho mẹ con tôi hay không; nhưng nửa lại muốn ông ta cứ đi luôn vì tôi đã tìm kiếm khắp nhà vẫn chẳng thấy giấy tờ, tiền bạc ở đâu.

Nghe nói mấy ngôi nhà mà ngày xưa ông “nổ” trước khi lấy tôi thật ra là của con trai ông. Chúng đứng tên sở hữu và lấy tiền cho thuê chứ ông chẳng có gì. Còn cái trang trại “bé bằng cái lỗ mũi” chứ không phải rộng mấy chục hecta như ông ta khoe hồi trước hình như cũng đứng tên một trong những bà vợ đã mất của ông. Con của bà này vừa rồi đã nộp đơn kiện cha để đòi lại đất. Bây giờ nghĩ kỹ lại hình như chẳng có gì cho tôi ngoài mấy món nữ trang mà ông tặng tôi nhân những dịp này nọ như sinh nhật, ngày chung sống, lễ phụ nữ…

Vậy thì tôi cứu ông ta làm gì? Để ông sống thêm ngày nào, tôi cực thân ngày ấy… Thế nhưng có một tiếng nói khác lại bảo rằng, dù sao thì ông ta cũng đã cưu mang mẹ con tôi suốt 6 năm qua, có lẽ tôi nên đưa ông đến bệnh viện chăng? Mà chắc gì vô đó ông có thể qua khỏi?

Càng nhìn ông, tôi càng thấm thía. Nếu ai đó có sức khỏe, có trí tuệ thì tự mình kiếm sống, đừng bao giờ dựa dẫm vào những kẻ hay khoe mẽ giàu sang bởi cái thùng rỗng thì luôn kêu to…

Xem thêm tin bài liên quan hấp dẫn tại đây;

Bố mẹ cấm bỏ chồng dù chồng đánh tơi tả

Vì sao tuyết rơi luôn đi đôi với bò chết?

Vợ nâng ngực, chồng bỏ không thương tiếc

Khiếp sợ khi nghĩ đến cảnh chồng ôm bồ

56 tuổi vẫn bỏ vợ lấy bồ

Vợ cũ giờ lại thành bồ của tôi

Theo Thúy Ngọc (Người lao động)
Nguồn:

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nhà chồng