Tưởng gặp được "chân tình công sở", cô nàng cầu cứu khi "bà tám" chính hiệu lộ diện 

Ngày 28/06/2020 11:06 AM (GMT+7)

Công sở không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi chúng ta giao tiếp, chia sẻ và tăng cường thêm các mối quan hệ. Chuyện sẽ là hết sức bình thường nếu như không có những người đi quá giới hạn, "tám" xuyên giờ nghỉ, "tám" đủ chuyện trên trời dưới biển và tọc mạch cả vào đời sống riêng của người khác.

Bước sang một môi trường làm việc, ai cũng sẽ có những bỡ ngỡ nhất định để có thể hoà nhập được. Vì lý do riêng không thể tiếp tục công việc cũ, cô nàng công sở trẻ tuổi dưới đây quyết định nghỉ việc và tìm một công việc khác gần nhà hơn.

Những ngày đầu mới đến, cô nàng đã nhận được sự quan tâm, hỏi han thường xuyên của một chị đồng nghiệp cùng phòng. Những tưởng gặp được "chân tình công sở", sau một thời gian làm việc cô nàng mới biết minh đã gặp đúng "bà tám" chính hiệu và không biết phải làm thế nào để thoát khỏi 1001 chuyện của người đồng nghiệp đó. 

"Ngày đầu mới vào công ty, chị ấy là người đến hỏi han mình đầu tiên. Mình cũng vui vì đến môi trường mới lạ nước lạ cái lại có đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình. 

Thế nhưng vào làm việc một thời gian, mình mới biết chị ấy chính hiệu là "bà tám" công sở. Mỗi lúc có thời gian rảnh là chị sẽ ngồi buôn chuyện nói về anh A, chị B. Nội dung của những câu chuyện đó đều là: 

"Bà đấy ghê gớm lắm đó em. Lần trước con bé nọ …"

"Ông kia là chuyên gia để ý vặt. Lần trước chị bị ..."

"Cái này chị chỉ nói cho mình em thôi! Cái phòng đó có bà trưởng phòng cặp bồ đấy. Mọi người đồn ầm cả lên mà chồng bà ý chẳng biết. Có lần đứa bên phòng khác bắt gặp ..." 

Tưởng gặp được amp;#34;chân tình công sởamp;#34;, cô nàng cầu cứu khi amp;#34;bà támamp;#34; chính hiệu lộ diện  - 1

Ảnh minh hoạ. 

Chị ấy nói rất nhiều và lúc nào cũng có chuyện để nói. Từ chuyện sếp A sáng nay đi với ai trong thang máy, bé B chưa chồng mà mấy hôm nay có biểu hiện như bầu, đến cả chuyện chị lao công hôm nay thế nào. Mình thật sự thấy phiền khi đang làm việc mà gặp chị thì coi như mất ít cũng 20 phút để ngồi nghe chị kể. 

Gần đây công việc của mình rất nhiều, nhà lại có con nhỏ nên mình không muốn mang việc về nhà làm, cố hoàn thành công việc luôn ở công ty. Việc mất thời gian vào những việc không phải là của mình, thậm chí là tọc mạch đời sống người khác khiến mình rất tiếc thời gian mà không biết phải từ chối sao. Có lẽ nào mình cũng sẽ trở thành một nhân vật trong cuộc nói xấu nào đó của chị ấy?".

Công sở không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi chúng ta giao tiếp, chia sẻ và tăng cường thêm các mối quan hệ. Thời gian rảnh rỗi là lúc mọi người thường dành để hỏi han nhau. Nội dung câu chuyện có thể là công việc, gia đình của nhau hay bất cứ thứ gì mà họ quan tâm. Chuyện sẽ là hết sức bình thường nếu như không có những người đi quá giới hạn, "tám" xuyên giờ nghỉ, "tám" đủ mọi chuyện trên trời dưới biển và tọc mạch cả vào đời sống riêng tư của người khác. Câu chuyện sau khi đăng đàn đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Dưới phần bình luận là hàng loạt ý kiến cũng như lời khuyên dành cho cô gái trẻ đã được viết ra: 

"Bạn gặp đúng nhân vật bị ghét nhất nơi công sở rồi. Tốt nhất là tìm cách tránh ra kẻo có ngày vạ miệng, bị lôi vào những chuyện rắc rối đấy." 

"Làm ở đâu thì cũng có những người thích buôn chuyện như vậy thôi. Mình thì không đến mức ghét họ. Nếu không thích thì bạn nên tìm cách từ chối khéo, ngắt câu chuyện một cách tế nhị. Sau nhiều lần từ chối như vậy, chị ấy sẽ không tìm đến bạn để "buôn" nữa đâu."

"Trước mình cũng từng như em này, hết lòng tâm sự với một chị đồng nghiệp ở công ty mới. Không lâu sau đó thì phát hiện bà ấy đem chuyện của mình đi buôn với hết tất cả mọi người, chưa kể còn thêm thắt, "xào nấu" câu chuyện. Cách tốt nhất là đừng thành thành bạn buôn của họ."

Trên thực tế, những câu chuyện trong giờ giải lao có thể giúp ta giải toả căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Phụ nữ hay đàn ông sẽ có những mối quan tâm và chủ đề bàn tán riêng. Những câu chuyện tưởng chừng vô bổ đó đôi khi lại có thể ảnh hưởng đến tình cảm, tâm trạng của người khác, khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp trở nên căng thẳng hơn. 

Nhận diện những “bà tám” chốn công sở khá đơn giản. Đó là những người nói nhiều, thường chủ động trong các cuộc trò chuyện để có thông tin mới nhất. Mỗi sáng họ sẽ chào ngày mới bằng những câu chuyện về bộ trang phục của mấy cô bạn phòng bên, chuyện gia đình ... Giờ ăn trưa sẽ là lúc thoải mái hơn để cùng nói xấu về một người sếp hay buôn bán về chuyện ngoại tình. Về đến nhà họ sẽ vẫn không dừng đam mê bằng cách hóng chuyện trên facebook

Tưởng gặp được amp;#34;chân tình công sởamp;#34;, cô nàng cầu cứu khi amp;#34;bà támamp;#34; chính hiệu lộ diện  - 2

 Ảnh minh hoạ. 

Để thoát khỏi những cuộc "tám" chuyện không biên giới, bạn có thể nhận diện sớm đối tượng và tìm cách ngăn chặn ngay khi họ mới bắt đầu. Nếu không thể ngắt lời, bạn có thể thay đổi cục diện bằng cách chủ động nói chuyện về công việc. Chẳng một "bà tám" nào thích bàn luận nghiêm túc về công việc lúc đó đâu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngắt cuộc trò chuyện bằng cách nói mình không có thời gian và hẹn vào một lúc khác. 

Vậy phải làm gì khi bạn trở thành đối tượng nói xấu của "bà tám"? Nếu bạn không làm gì sai, hãy cứ bình thản sống theo cách của mình và có thể gặp, trao đổi thẳng thắn với người đó. Nếu về cơ bản những lời "tám" của họ là sự thật, hãy thay đổi hành động của mình. Thực chất, nhiều trường hợp các “bà tám” chốn công sở không phải có ác ý muốn gây tổn thương cho ai mà chỉ đơn giản họ nghĩ mình đang chia sẻ suy nghĩ với mọi người mà thôi. 

Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp
Giao tiếp trong môi trường công sở, đặc biệt là với cấp trên cần rất lưu ý trong cả cách nói và biểu cảm. Một lời nói bất cẩn của bạn hoàn toàn có thể...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở