Kỹ năng vận dụng - “Điểm yếu” của học sinh bậc Tiểu học

Ngày 06/07/2019 12:00 PM (GMT+7)

Ở Tiểu học, phần lớn trẻ chưa thể tự vận dụng kiến thức vào giải các bài tập. Không ít trường hợp vì chịu áp lực từ cha mẹ, các em không dám hỏi, chỉ “học vẹt” lí thuyết và cách giải mà thầy cô đưa ra trên lớp.

Trẻ “học vẹt” vì thiếu kỹ năng vận dụng

Ngoài giờ học trên lớp, để bảo đảm kiến thức cho con, đa phần trẻ Tiểu học hiện nay đều được phụ huynh gửi đi học thêm hoặc kèm học thêm tại nhà. Tuy nhiên vì quá chú trọng đến thành tích, có không ít phụ huynh áp đặt số lượng bài tập cho trẻ phải hoàn thành, vô tình khiến trẻ bị áp lực, đối phó bằng cách học thuộc lòng cách giải và áp dụng máy móc để đạt điểm cao. 

Xét về tâm lý lứa tuổi, trẻ Tiểu học thường hiếu động, ham chơi, khó tập trung, chưa kiên nhẫn. Để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc những năm đầu đời, trẻ cần có sự đồng hành và hướng dẫn đúng cách từ cha mẹ, tuy nhiên việc này đòi hỏi phụ huynh phải dành nhiều thời gian để kèm cặp cũng như thường xuyên cập nhật chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Kỹ năng vận dụng - “Điểm yếu” của học sinh bậc Tiểu học - 1

Trường hợp chị Nguyễn Thanh Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Con trai chị - bé Trần Minh Nhật, qua kì hè này sẽ bước vào lớp 5. Hàng ngày chị vẫn hướng dẫn con học bằng cách áp số lượng bài tập con phải hoàn thành. Thấy học lực của con lâu ngày không tiến bộ, vợ chồng chị dành nhiều thời gian hơn để kèm con học vào buổi tối. Mặc dù bé Nhật đều hoàn thành mọi bài tập được giao về nhà dưới sự hướng dẫn của cha mẹ nhưng khi đến trường, cô giáo đưa ra một câu hỏi hoặc bài tập có nội dung kiến thức tương tự với hình thức mới lạ hơn thì bé không giải được.

“Một thời gian dài mình bắt con làm bài tập rất nhiều nhưng khi đến lớp con vẫn không làm được bài. Rồi mình nhận ra con chỉ học thuộc lòng cách giải bài cũ, bài mới nếu y hệt thì làm được, còn thay đổi một chút là không làm được nữa. Học vẹt như vậy cũng là do mình đã áp đặt điểm số. Sau đấy thì mình thay đổi cách dạy con, không áp số lượng bài con phải làm nữa. Thay vào đó, mình giải thích cho con hiểu cặn kẽ kiến thức và hướng dẫn con cách tư duy để con có thể tự mình dùng kiến thức đã học vào giải nhiều bài tập khác nhau.”-  Chị Hoa chia sẻ.

Theo chị Hoa, có gần 70% phụ huynh tại lớp học của con chị cũng gặp trường hợp tương tự. Đa phần các con đều lúng túng trước những bài toán mới, mặc dù câu hỏi có nội dung kiến thức đã được học, chỉ khác về hình thức thể hiện.

Cùng trường hợp với chị Hoa, anh Nguyễn Đức Cảnh (Hà Đông, Hà Nội) có con trai năm nay vào lớp 4 cho biết, khi ở lớp dưới, các con chỉ học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn lẻ, trình bày giải 1 bài toán chỉ từ 1 đến 2 lời giải và phép tính cũng không có sự “đánh đố”. Tuy nhiên khi lên lớp 4, các con sẽ được học nhiều dạng toán hơn như dạng toán tổng hiệu, trung bình cộng… Các dạng toán này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng các kiến thức đã học để giải và trình bày một cách chỉnh chu, có lập luận chặt chẽ, logic. Do đó, nếu không có sự hướng dẫn sát sao từ cha mẹ và thầy cô, trẻ dễ gặp tình trạng hổng kiến thức và học vẹt.

Tăng khả năng vận dụng kiến thức qua học trực tuyến

Trong khi nhiều phụ huynh vẫn còn đang loay hoay tìm phương pháp giúp con trang bị các kỹ năng vận dụng kiến thức thì có những phụ huynh đã tìm ra phương hướng - học trực tuyến.

Anh Nguyễn Văn Cường (Hà Nội) có con năm nay chuẩn bị bước vào lớp 5, thay vì phải ngồi giải bài tập cùng con mỗi buổi tối, anh lại cho con tự học, tự củng cố lại kiến thức trên lớp qua khóa học trực tuyến mang tên “Chương trình Học Tốt 2019”  trên máy tính.

Theo anh Cường, tới những năm học cuối cấp, anh thấy khối lượng kiến thức của con ngày càng lớn, đòi hỏi khả năng vận dụng vào bài tập cao hơn, trong khi đó thời gian học trên lớp lại hạn chế. Do đó, anh quyết định cho con tham gia thêm các khóa học trực tuyến. Nội dung các bài giảng trực tuyến hiện nay thường được truyền tải lồng ghép với hình ảnh, video trực quan, sinh động, xen kẽ nhiều bài tập đa dạng, được sắp xếp từ dễ đến khó để nâng dần năng lực người học. Sau một thời gian ngắn, con gái anh đã cải thiện rõ rệt khả năng tiếp thu, cũng như có được sự tự tin khi giải các bài tập nâng cao.

Kỹ năng vận dụng - “Điểm yếu” của học sinh bậc Tiểu học - 2

“Các video bài giảng trực tuyến đều được thu sẵn nên rất tiện để con có thể nghe đi nghe lại bài. Qua đó, con có thể nhớ lâu và hiểu sâu bài học, đồng thời tự mình đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình học. Bên cạnh đó thì hệ thống bài tập tự luyện cũng giúp con được cọ xát với nhiều dạng bài tập khác nhau, từ đó nâng khả năng vận dụng kiến thức. Bản thân tôi khi học cùng con thấy vậy cũng đã đủ, con không cần phải đi học thêm ở đâu nữa cả” - anh Cường cho hay.

Cũng theo anh Cường, tại cơ quan anh, nhiều đồng nghiệp có con đang trong độ tuổi Tiểu học, THCS và THPT cũng đã chọn hình thức học trực tuyến làm giải pháp tăng cường kỹ năng vận dụng cho con, đồng thời giúp con cải thiện khả năng tự học, tự chủ động khám phá kiến thức. 

Ở Việt Nam, hình thức học trực tuyến đã xuất hiện từ khoảng 12 năm trước với một số tên tuổi tiên phong như Hocmai.vn, Funix, Tiếng anh 123… So với chương trình học trên lớp, các chương trình học trực tuyến thường chia nhỏ đơn vị kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn. 

Với việc chủ động mày mò, khám phá kiến thức qua các chương trình học trực tuyến, học sinh sẽ linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm thông tin, dần hình thành khả năng chắt lọc kiến thức cũng như kĩ năng tự học, tự vận dụng kiến thức vào giải bài tập và thực tiễn cuộc sống. Khác với suy nghĩ của nhiều người, học trực tuyến không phải chỉ có bản thân với máy tính. Một số đơn vị cung cấp khóa học trực tuyến như Hocmai.vn có tính năng Hỏi đáp 247 - tính năng giải đáp nhanh chóng các khúc mắc của học sinh, qua đó giúp các em nâng cao hiệu quả trong học tập.

Nguồn: [Tên nguồn].