Gửi cô giáo khóc lóc vì clip "phát âm sai": Nước mắt yếu đuối không thể khỏa lấp được sự thật

Ngày 22/08/2017 00:02 AM (GMT+7)

Sau khi bị bóc mẽ về việc phát âm sai từ tiếng Anh, một trung tâm ngoại ngữ đã lên tiếng thanh minh. Nhưng, việc sử dụng những "giọt nước mắt" và lời xin lỗi nhanh chóng đó, có thật sự thành công?

Dan Hauer, một thầy giáo dạy tiếng Anh tại Hà Nội vừa làm một video chỉ lỗi phát âm sai tiếng Anh của người Việt. Anh mời hai người Mỹ, cụ thể là bố mẹ của anh, nghe những đoạn thoại người Việt nói tiếng Anh để xem họ có hiểu không. Kết quả, bố mẹ Dan hầu như không hiểu được nội dung những câu nói đó.

Sau một thử nghiệm của Dan, cộng đồng nhanh chóng có những phản hồi khác nhau, điều vẫn thường thấy trong nhiều sự việc vấn đề gây ra nhiều cách hiểu. Trước hết, phải thừa nhận về mặt thực tiễn cách thể nghiệp của Dan cũng khá bổ ích. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó vẫn có một số băn khoăn về cách thực hiện.

Đầu tiên là việc Dan đưa ra nhiều dẫn chứng từ những bài dạy của các giáo viên ở một số trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam, trong đó có cả thương hiệu của họ được thể hiện rất rõ ràng. Có thể hiểu, việc này để tăng thêm sự thuyết phục rằng những trung tâm Tiếng Anh nổi tiếng vẫn có thể mắc những lỗi như anh đã chỉ ra.

Nhưng Dan dù khẳng định rằng chưa bao giờ nghĩ mình cạnh tranh với bất cứ kênh nào trên YouTube, nhưng ở cuối clip anh lại thể hiện rằng mình video này được tài trợ bởi một ứng dụng giúp sửa lỗi phát âm. Điều này có thể phủ nhận rằng Dan hoàn toàn vô tư khi làm một video lôi kéo rất nhiều tên trung tâm Tiếng Anh vào.

Sự việc nếu dừng lại ở đó có lẽ cũng chỉ là bài học tham khảo cho các trung tâm Tiếng Anh, thế nhưng một trung tâm Tiếng Anh đã nối dài sự việc bằng cách lên mạng thanh minh.

Các cụ ta vẫn nói: Có tật giật mình. Và trung tâm Tiếng Anh kia đang khiến cho người ta nghĩ họ thật sự có vấn đề và họ đã sai. Bởi lẽ, thế nào là phát âm Tiếng Anh chuẩn vẫn là một đề tài đang tạo ra nhiều sự tranh luận chưa hề có hồi kết.

Lên tiếng kịp thời cũng là cách để sớm dập tắt được sự liên quan cũng như hóa giải nguy cơ ảnh hưởng tới mình, đơn vị mình. Tuy nhiên, ở đây đâu chỉ có một trung tâm là đối tượng được đề cập. Trung tâm nào lên tiếng trước sẽ kéo sự liên quan bất lợi về phía mình.

Họ thậm chí còn vận dụng câu nói : Không ai là hoàn hảo cả để biện mình. Thật sự không ai là hoàn hảo cả, nhưng nếu thừa nhận sự không hoàn hảo của mình trong một việc "chưa rõ trắng đen" thì chính họ đã tự nhận sự thất bại. Bởi hãy dạy người khác những điều bạn tin và tin những điều bạn dạy.

Gửi cô giáo khóc lóc vì clip amp;#34;phát âm saiamp;#34;: Nước mắt yếu đuối không thể khỏa lấp được sự thật - 1

Hai cô giáo của một trung tâm ngoại ngữ đã công khai "thanh minh"

Sau khi clip "thanh minh" được đăng tải, hiệu ứng đám đông dành cho nơi này lại có nhiều ý kiến không đồng tình. Có lẽ, bởi họ đã sai lầm khi vận dụng nước mắt và tiếng địa phương vào câu chuyện của mình. 

Nước mắt của phụ nữ có một sức lay động vô cùng to lớn. Đàn ông khóc chỉ thể hiện sự yếu đuối, đàn bà khóc gợi lên sự cảm thương. Nhưng nước mắt trong tình huống này chỉ chứng tỏ họ hoàn toàn bất lực trước sự cố mà họ đã tự kéo sự liên quan trực diện về mình. 

Chưa hết, một cô giáo còn chuyển từ nói tiếng phổ thông sang tiếng địa phương như để chứng tỏ rằng cũng như tiếng Anh, tiếng Việt cũng có những phương ngữ bản địa với nhiều cách phát âm khác nhau. Và vẫn có hiện tượng người trong một nước mà có hiểu nhau nói đâu.

Gửi cô giáo khóc lóc vì clip amp;#34;phát âm saiamp;#34;: Nước mắt yếu đuối không thể khỏa lấp được sự thật - 2

Nhưng nếu như để thể hiện ý tưởng đó, giáo viên chỉ cần làm một việc là nói một câu tiếng Nghệ, đưa ra một dẫn chứng bằng một câu tiếng phổ thông hay vùng nào đó và kết thúc lại thì có vẻ xuôi hơn. Ngược lại, cô giáo này lại không thể hiện rõ ý tưởng này mà kéo dài cuộc trò chuyện bằng tiếng Nghệ đến hết.

Như các bạn đã nói: Không ai là hoàn hảo. Thế nên thực tâm tôi cũng muốn các bạn nếu nhận thức được sự không hoàn hảo của mình hãy nên khỏa lấp nó từng ngày thay vì lên mạng thanh minh rằng tôi yếu đuối như vậy. 

Câu chuyện tranh cãi đúng - sai đến giờ vẫn chưa hề có hồi kết và bởi vì, sự lập lờ chưa phân định đó còn kéo dài nên bạn chẳng cần phải lập tức kéo nó về phía mình. Hãy tiết kiệm những giọt nước mắt và sự yếu đuối đó để dành sức chứng minh cái đúng của mình bằng năng lực bản thân. Điều đó mới thật sự đáng trân trọng đối với những người, đang đứng ở cương vị LÀM THẦY. 

nhà báo Hồ Viết Thịnh, clip: youtube
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Góc nhìn sự kiện