Hở van tim

Bệnh hở van tim là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về tim mạch hiện nay. Hở van tim ít có triệu chứng ở giai đoạn đầu bởi bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Tổng quan

Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông 2 chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.

Tim người có 4 van: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van dễ bị tổn thương nhất là van 2 lá, kế đến là van động mạch chủ, còn van 3 lá và van động mạch phổi ít bị tổn thương hơn.

Nguyên nhân

Các tổn thương khiến van tim bị hở có thể chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất do nguyên nhân bẩm sinh, tức mới sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Nhóm thứ hai do nguyên nhân người bệnh có những bệnh lý mắc phải.

Trong bệnh lý hở van tim do mắc phải lại chia ra làm 2 dạng bệnh thường gặp: Bệnh lý van tim mắc phải do hậu thấp, tức là sau khi bị thấp khớp, thấp tim mới dẫn đến bị hở van tim; hở van tim do nguyên nhân này hiện nay chiếm tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam và những nước đang phát triển. Bệnh lý van tim mắc phải do thoái hóa, hở van tim do thoái hóa có thể do thoái hóa của tuổi già, hoặc do bệnh lý nào đó làm tim thoái hóa nhanh hơn so với người bình thường.

Bên cạnh hở van tim do thoái hóa còn có những bệnh lý có thể gây ra tổn thương ở van tim, cụ thể như thiếu máu (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim). Khi van tim bị hư như vậy sẽ làm đứt những dây chằng, đứt phần cơ giữ van tim ở trong khiến van tim bị hở. Ngoài ra còn những bệnh lý khác hiếm gặp nhưng cũng có thể làm van tim bị hở, như bệnh cơ tim giãn nở hoặc bệnh nhân bị phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc...

Biến chứng

- Suy tim: Cơ tim bị giãn rộng lâu ngày sẽ trở nên yếu đi, lực co bóp tống máu không đủ, tình trạng này được gọi là suy tim.

- Cục máu đông: Máu bị dồn ứ tại các buồng tim là cơ hội để hình thành nên cục máu đông, chúng di chuyển đến các vị trí khác gây tắc mạch dẫn tới đột quỵ não, nhồi máu cơ tim…

- Rối loạn nhịp tim: Các buồng tim giãn rộng có thể gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là rung nhĩ làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.

- Tăng áp động mạch phổi: thường gặp ở người bị hở van 2 lá và hở van động mạch chủ. Người bị tăng áp lực trên động mạch phổi thường có biểu hiện phù chi, da xanh, đau ngực, mệt mỏi, chướng bụng…

Cách phát hiện sớm

Thông thường hở van tim nhẹ sẽ không có triệu chứng. Chỉ khi hở van tim đã làm tim bị suy, thậm chí bị phù, gan đã lớn thì lúc đó mới xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, không nằm đầu thấp được. Ngoài ra, các yếu tố gợi ý như: Khó thở là biểu hiện đầu tiên khi bạn bị bệnh hở van tim. Cảm giác khó thở, nhất là khi nằm thẳng hoặc hoạt động mạnh thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng.

Cũng tương tự như các bệnh lý khác về tim, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi kéo dài liên tục ngay cả khi không hoạt động. Tim đập nhanh, đánh trống ngực liên hồi, ho khan... là triệu chứng thường gặp ở bệnh hở van 2 lá và 3 lá.  Đối với những trường hợp hở van tim mà chưa có triệu chứng phải siêu âm mới thấy.

Điều trị

Theo quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có 4 mức: hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì không phải lo lắng nhiều vì đó là chuyện bình thường, chưa phải điều trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi; ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim...

Van tim bị hở từ 2/4 trở lên mới cần phải chú ý, kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải điều trị tích cực. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Về điều trị, tùy nguyên nhân gây hở van tim mà việc điều trị sẽ khác nhau. Nếu hở van tim do tim bị giãn, khi điều trị tim nhỏ lại sẽ hết hở. Nếu hở do dây chằng bị dài hoăc bị đứt thì không thể hết, nhất là khi bị đứt thì phải mổ để sửa lại, nhưng vẫn phải điều trị để bệnh không nặng thêm và không dẫn tới suy tim. Khi bị hở van tim từ 2/4 trở lên, bệnh nhân nên đến bác sĩ tim mạch khám tìm những yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy bệnh nặng thêm để điều trị...

Lời khuyên cho người bệnh

Bệnh hở van tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, chỉ cần biết được biện pháp phòng ngừa đúng cách, có thể bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như dễ dàng thực hiện nhất là chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol. Hạn chế sử dụng thuốc lá.

Các thực phẩm tốt cho tim:

1. Cá hồi

Cá hồi và các loại béo khác như cá thu và cá mòi được coi là một trong những thực phẩm có lợi cho tim. Đó là bởi vì chúng chứa một lượng lớn axit béo omega-3. Axit béo Omega-3 được cho là giảm nguy cơ loạn nhịp tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn cá béo 2 lần/tuần.

2. Bột yến mạch

Bột yến mạch giàu chất xơ hoà tan có thể làm giảm cholesterol và ổn định mức đường trong máu. Tốt nhất là nên tránh bột yến mạch ăn liền vì chúng chứa nhiều đường, thay vào đó hãy làm bột yến mạch tại nhà.

3. Quả việt quất

Quả việt quất, dâu tây và các loại quả mọng khác có thể giảm nguy cơ bệnh tim. Kết quả một nghiên cứu cỉ ra rằng phụ nữ ăn 3 khẩu phần quả việt quất và dâu tây mỗi tuần giảm 32% nguy cơ đau tim so với những người ăn ít. Điều này là do các thành phần như anthocyanin, flavonoid có trong quả việt quất làm giảm huyết áp và do vậy làm giãn mạch mạch.

4. Sôcôla đen

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sô cô la đen có lợi cho tim của bạn. Tiêu thụ hàng ngày sô cô la đen có thể làm giảm các cơn đau tim và đột quỵ. Sô cô a đen chưa ít nhất 60-70% ca cao do vậy ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chúng chứa các flavonoid được gọi là polyphenols, có thể tốt cho huyết áp, đông máu và viêm. Tuy nhiên, sô cô la sữa không chứa nhiều những thành phần này.

5. Trái cây họ cam quýt

Một lượng lớn chất flavonoid có trong cam và bưởi giúp ngăn ngừa bện tim mạch. Những người ăn nhiều các loại quả họ cam quý đặc biệt là phụ nữ giảm 19% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra bởi cục máu đông. Các loại quả họ cam quýt cũng chứa nhiều vitamin C có liên quan tới giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

6. Khoai tây

Khoai tây giàu kali giúp giảm huyết áp. Đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ đau tim.

7. Cà chua

Cà chua rất giàu kali lành mạnh cho tim và chúng cung chứa các chất chống oxy hóa được gọi là lycopen. Lycopen là một loại carotenoid có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu, giúp mạch máu giãn nở và làm giảm nguy cơ đau tim. Cà chua chứa ít calo và đường.

8. Các loại hạt

Các loại hạt bao gồm hạnh nhân, hạt óc chó, quả hồ trăn, đậu phộng đều chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại hạt cũng chứa nhiều vitamin E và axit béo omega-3 giúp giảm cholesterol xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều các loại hạt hàng ngày mảnh mai hơn những người không ăn.

9. Súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn

Các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina, súp lơ xanh giúp tăng cường sức khỏe tim. Những loại rau này giàu carotenoid, hoạt động như một chất chống oxy hóa và không chứa thành phần gây hại. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ và nhiều khoáng chất, vitamin và đó là lý do chúng tố cho sức khỏe.

10. Lựu

Lựu chứa các chất chống oxy hóa bao gồm các polyphenol và anthocyanins tăng cường sức khỏe tim, giảm xơ cứng động mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép lựu hàng ngày trong 3 tháng có thể cải thiện lưu thông máu tới tim.
 

Thông Tin Cần Biết

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý

Dấu hiệu bệnh tim thường gặp cần lưu ý

Các bệnh lý về tim mạch thường được gọi là các “sát thủ thầm lặng” vì những dấu hiệu bệnh tim diễn ra âm thầm, không biểu hiện ra bên ngoài. Nguy cơ tử vong vì bệnh tim là rất cao nếu không...

Bệnh tim mạch khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY