Căng da mặt dưới SMAS - Tái cấu trúc da mặt lão hóa, kéo dài thanh xuân cho phái đẹp

Ngày 17/05/2023 16:00 PM (GMT+7)

Căng da mặt bằng phương pháp phẫu thuật dưới SMAS - một bước tiến vượt bậc trong ngành y học thẩm mỹ, giúp chị em “hack” tuổi và xinh đẹp hơn. Với khả năng loại bỏ phần da, mỡ thừa, chảy xệ, chùng nhão và tái cấu trúc các vùng da lão hóa, đây dường như là phương pháp tối ưu hiện nay được một số bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ đầu ngành ưu tiên lựa chọn cho khách hàng

Căng da mặt dưới SMAS là gì?

SMAS là hệ thống Cân – Cơ - Thần kinh nông nằm dưới da mặt, là lớp chịu lực chính cho toàn bộ mô mềm vùng mặt. Khi bị lão hóa, lớp SMAS cũng bị lão hóa, giãn giãn, mất khả năng đàn hồi, kéo theo da vũng bị chảy xệ theo, biểu hiện ra bên ngoài là những dấu hiệu: da chùng, kém đàn hồi, các nếp nhăn… Lúc này, các chuyên gia thẩm mỹ sẽ sử dụng biện pháp kéo căng da mặt có phẫu tích dưới SMAS (Superficial muscular aponeurotic system - Là hệ thống lớp Cân - cơ - thần kinh nông nằm nằm dưới lớp da, mỡ dưới da vùng mặt  nhằm kéo căng, che lấp đi vùng da bị lão hoá, chùng nhão theo năm tháng.

Căng da mặt dưới SMAS sẽ phù hợp với ai?

Theo BS.CKII Đỗ Thành Nghĩa chia sẻ: “Ai cũng có thể căng da mặt dưới SMAS, nhưng đối tượng thích hợp nhất là những người có mô và da chảy xệ, chùng nhão đáng kể: 

- Nam và nữ từ độ tuổi 45 trở đi

- Người có chân mày sa trễ, mí sụp, vết chân chim hiện rõ

- Người có vùng da mặt chùng nhão, nhăn nheo

- Người có mặt nhiều mỡ khiến da bị chảy xệ

- Người có nếp nhăn vùng cằm, cổ

- Người từng thẩm mỹ trẻ hóa gương mặt bằng các phương pháp khác nhưng chưa đạt hiệu quả"

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thành Nghĩa và Ekip duyệt phương án trước ca phẫu thuật.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thành Nghĩa và Ekip duyệt phương án trước ca phẫu thuật.

Theo bác sĩ Đỗ Thành Nghĩa, chuyên gia 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, đào tạo và phát triển  phẫu thuật thẩm mỹ  tại Việt Nam: căng da mặt dưới SMAS là phương pháp an toàn, hiệu quả áp dụng hợp lý cho những bệnh nhân có mặt bị lão hóa, chảy xệ mức độ vừa, nặng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp căng da mặt dưới SMAS:

- Người có khối u ở mặt

- Có viêm nhiễm vùng mặt (mụn viêm nhiều, áp xe vùng mặt...)

- Mới có chấn thương mặt

- Bệnh toàn thân chưa đi điều trị

- Không có khả năng sử dụng gây mê: Tim mạch, tiểu đường, máu khó đông, ung thư, suy giảm miễn dịch

Phẫu thuật căng da mặt dưới SMAS được thực hiện như thế nào?

Theo BS.CKII Đỗ Thành Nghĩa cho biết: “Sau khi kiểm tra sức khỏe đảm bảo, khách hàng sẽ được tiến hành tại Bệnh viện đảm bảo về an toàn gây mê và chăm sóc hậu phẫu. Đường rạch da sẽ được ẩn giấu vào vùng có tóc, chân tóc và các nếp rãnh tự nhiên của tai (trước tai, sau bình nhĩ, sau tai). Bác sỹ sẽ bóc tách dưới da vừa đủ, không quá rộng để hạn chế tê bì da sau này. Điểm mấu chốt của kỹ thuật là căng lớp SMAS, nhưng lớp này không dễ trượt ra sau vì dưới SMAS còn có các dây chằng neo giữ, các vùng kết dính. Bác sỹ phải phẫu tích dưới lớp SMAS và cắt bỏ các dây chằng, các điểm kết dính làm cho SMAS tự do, dễ dàng trượt ra sau. Chính vì vậy, kỹ thuật này mới có tên Căng da mặt dưới SMAS. Dưới lớp SMAS là hệ thống các nhánh dây thần kinh mặt (thần kinh số 7) chi phối các cơ biểu cảm khuôn mặt. Bác sỹ phải phẫu tích tỉ mỉ, cẩn thận tránh làm tổn thương các nhánh dây thần kinh này. Sau đó, lớp SMAS sẽ được trượt ra sau, khâu cố định lại. Lớp SMAS được căng thì da trên nó cũng được căng theo. Phần da thừa sẽ được cắt bỏ, khâu lại bằng chỉ nhỏ.”

Bác sĩ Chuyên Khoa 2 Đỗ Thành Nghĩa, chuyên gia 20 năm kinh nghiệm về phẫu thuật thẩm mỹ.

Bác sĩ Chuyên Khoa 2 Đỗ Thành Nghĩa, chuyên gia 20 năm kinh nghiệm về phẫu thuật thẩm mỹ.

Căng da mặt dưới SMAS có điểm gì khác so với tiêm filler?

Tiêm filler tự thân hay nhân tạo nhằm mục đích làm đầy các vũng lõm, mất khối lượng vùng mặt và làm da mặt cũng căng lên. Tuy nhiên, tiêm filler không giải quyết được sa trễ, chùng nhão mô mềm. Các mô mềm vốn đang yếu lại phải cõng thêm 1 khối lượng filler làm nó càng dễ chùng nhão hơn. Đây là lý do sau khi hết filler ta thấy tình trạng mặt nhìn tệ hơn.

Chỉ có phẫu thuật căng da mặt dưới SMAS mới giải quyết được triệt để tình trạng sa trễ mô mềm vùng mặt. Filler sẽ được khuyên dùng để điều trị các vùng lõm, hỗ trợ cho phương pháp căng da mặt sau đó 1-3 tháng.

Căng da mặt dưới SMAS có điểm gì khác so với các phương pháp căng da mặt khác?

- Các phương pháp căng da mặt khác có thể có can thiệp vào SMAS như phẫu thuật căng da trên SMAS (khâu cuộn SMAS, khâu treo SMAS…), căng da bằng chỉ gai, Endotine… thì lớp SMAS không được căng tối đa nên da mặt cũng không được căng tối đa.

- Sẹo ở các phương pháp căng da mặt khác thường to, giãn do áp lực giãn ở vết mổ ngoài da là rất lớn. Hình dáng tai, dái tai thường bị thay đổi.

Hy vọng qua những thông tin trên, quý bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về phương pháp phẫu thuật căng da mặt dưới SMAS.

Nguồn: [Tên nguồn].