Sợ hãi với màn quảng cáo son handmade an toàn bằng cách chấm muối ăn luôn

Tóc Vàng - Ngày 17/10/2021 06:30 AM (GMT+7)

Chiêu trò của người bán hàng câu view, câu like là thị phạm với màn chấm muối ăn như quà vặt. Son an toàn tới mức nào đi chăng nữa liệu có thể dùng như thực phẩm?

Son môi như một vũ khí làm đẹp tối thượng của cánh má hồng. Gương mặt của mỗi người như được bừng sáng, tươi  tắn hơn nhờ có chút màu sắc ở đôi môi. Với phái nữ, mỗi khi ra ngoài, bên cạnh lọ kem chống nắng thì thỏi son môi được coi như "vật bất ly thân".

Với nhu cầu tiêu dùng cao đó, ngày nay, son môi được sản xuất thủ công tràn lan. Và điều đáng lo ngại nhất vẫn là thành phần nguyên vật liệu có chứa chì gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi người. Để củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng, có không ít người bán son handmade đã thị phạm bằng cách ăn luôn so mình bán để chứng minh sự an toàn đó.

Mới đây, trên một diễn đàn mạng làm đẹp của hội chị em, dân tình rần rần chia sẻ một clip TikTok ăn son chấm muối ớt. Bằng đăng nhận về lượt tương tác khủng với hơn 6.600 lượt bình luận cùng 333 lượt chia sẻ

Mới đây, trên một diễn đàn mạng làm đẹp của hội chị em, dân tình rần rần chia sẻ một clip TikTok ăn son chấm muối ớt. Bằng đăng nhận về lượt tương tác khủng với hơn 6.600 lượt bình luận cùng 333 lượt chia sẻ

Theo đó, người bán là một cô nàng xinh xắn đang thực hiện livestream cùng với thỏi son đỏ trên tay. Cô nàng này liên tục nói rằng: Đây mọi người nhìn nhá, em ăn thử xong sẽ cho mọi người và sau đó, nàng ta ăn thật...

Theo đó, người bán là một cô nàng xinh xắn đang thực hiện livestream cùng với thỏi son đỏ trên tay. Cô nàng này liên tục nói rằng: "Đây mọi người nhìn nhá, em ăn thử xong sẽ cho mọi người" và sau đó, nàng ta ăn thật...

Nghĩ vẫn chưa đủ sức thuyết phục, cô nàng này còn khăng khăng rằng: Chấm muối ngon hơn hẳn mọi người ạ. Và rồi người bán hàng này đã cầm theo chén muối ớt và chấm đầu son vào trong niềm hân hoan.

Nghĩ vẫn chưa đủ sức thuyết phục, cô nàng này còn khăng khăng rằng: "Chấm muối ngon hơn hẳn mọi người ạ". Và rồi người bán hàng này đã cầm theo chén muối ớt và chấm đầu son vào trong niềm hân hoan.

Cảnh tượng này không khỏi gây shock vì ai cũng biết là khi tô son lên môi, ai nấy có thể nuốt son trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, để cầm cả thỏi son và ăn như này, liệu có ai dám?

Cảnh tượng này không khỏi gây shock vì ai cũng biết là khi tô son lên môi, ai nấy có thể nuốt son trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, để cầm cả thỏi son và ăn như này, liệu có ai dám?

Cô nàng này còn đính kèm theo loạt lí lẽ nghe như đang đi quảng cáo bánh kẹo rằng: "Chấm muối, chấm muối ngon hơn vì nó đã có sự ngậy của bơ. Rồi nó có thơm của mùi ở vị sữa cà phê rồi nhưng mà bây giờ có thêm một tí vị vào nữa thì nó ngon hơn rất là nhiều và dễ ăn hơn.

Hôm sau những chị nào mang cái son này về, mọi người muốn live stream cái độ an toàn cho khách thì mang muối ra nhá. Hôm nay, H. mới bắt đầu thử và H. thấy rất ok, ăn muối vào ngon hơn đấy mọi người ạ, còn ăn không nó hơi nhạt nhạt. Đây, em cắn gần hết cây son rồi mọi người ạ. Thật là phí phạm..."

Màn swatch son và chào hàng này có lẽ có 1 0 2 từ trước tới nay và không ai dám làm. Một cây son được làm thủ công sẽ thường có những thành phần gì, liệu bạn có rõ?

Thông thường, nó sẽ có 65% dầu thầu dầu, 15% sáp ong, 10% sáp khác, 5% lanonin, 5% sơn, bột màu và nước hoa.

Thông thường, nó sẽ có 65% dầu thầu dầu, 15% sáp ong, 10% sáp khác, 5% lanonin, 5% sơn, bột màu và nước hoa.

Thành phần chủ yếu của một thỏi son là sáp và dầu. Sáp có lẽ là thành phần quan trọng nhất bởi nó kiến tạo nên cấu trúc và hình dạng của thỏi son. Có nhiều loại sáp được dùng để làm son nhưng phổ biến nhất là sáp ong. Một loại sáp khác cũng hay được dùng làm son là sáp Carnauba có nguồn gốc từ cây cọ Brazil. Bên cạnh sáp thì một thành phần quan trọng khác của thỏi son là dầu. Loại dầu được sử dụng phổ biến nhất là dầu thầu dầu (còn gọi là dầu hải ly) hoặc một số loại dầu khác như dầu ô liu, dầu khoáng,...

Quan trọng hơn cả có lẽ là chất tạo màu, tuy chúng chỉ chiếm thành phần nhỏ. Điển hình nhất là màu đỏ son, có nguồn gốc từ một loại bọ cánh kiến đỏ sống trên cây xương rồng. Nó được điều chế bằng cách đun sôi loài côn trùng này trong dung dịch amoniac hoặc natri carbonat, sau đó thêm vào phèn. Ngoài ra cũng có thể dùng phẩm màu và chì để giúp son lì hơn.

Theo báo cáo của FDA, lượng chì trung bình trong son môi là 1.11 PPM. Nếu chúng ta ước tính trọng lượng trung bình của một thỏi son môi là 1,5 gram, sẽ có khoảng 300 thỏi son môi trong 1 pound chì. Với tỷ lệ một-phần-triệu, lượng chì này chẳng có ý nghĩa gì. Và những chủ quán son handmade có nhai vài thỏi son cũng chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, ngoài chì, son môi cũng chứa các kim loại nặng khác như niken, đồng, asen, crôm và coban. Do đó, nếu thoa son môi trong thời gian dài thì lại là cả một mối nguy hại.

Bên dưới bài đăng, dân tình bàn luận rôm rả: Mắc ói quá, Ăn son mà không dính răng là hiểu độ tốt rồi, Là son giả hay răng giả mà son không dính răng vậy ạ, Béo của bơ rồi ngậy của sữa cà phê chấm muối ớt rồi nhà cầu nào chứa cho nổi...

Bên dưới bài đăng, dân tình bàn luận rôm rả: "Mắc ói quá", "Ăn son mà không dính răng là hiểu độ tốt rồi", "Là son giả hay răng giả mà son không dính răng vậy ạ", "Béo của bơ rồi ngậy của sữa cà phê chấm muối ớt rồi nhà cầu nào chứa cho nổi"...

Nhiều người khác lại lên tiếng phản bác mạnh mẽ, mỹ phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm là thực phẩm, không phải cứ an toàn là có thể ăn được. Các thứ dùng ngoài da khác hoàn toàn với những thứ bỏ vào miệng nhai, nuốt.

Ngoài 30 vẫn muốn làm em bé, bí quyết của mỹ nhân Việt là đây
Ngọc Trinh, Hoàng Thùy Linh, Sam hay Huyền Baby đều có một điểm chung trong những khung hình đăng tải gần đây. Nhan sắc của các mỹ nhân được tút tát nhờ cách make up.

Soi lớp trang điểm của sao

Tóc Vàng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xu hướng trang điểm