3 sai lầm của mẹ khiến trẻ thấp còi, thụ động

Ngày 15/11/2019 10:00 AM (GMT+7)

Đừng để trẻ thấp còi, thụ động chỉ vì mẹ mắc phải 3 sai lầm này trong giai đoạn ăn dặm của trẻ.

Ăn dặm là tập cho trẻ làm quen dần với thức ăn của người lớn, đây là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển về thể chất, trí não lẫn tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn còn áp dụng những phương thức chăm con theo cách cũ, gây mất cân bằng dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Ngọc Hương - Nguyên Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Lâm Sàng, Trung Tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM nêu 3 sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm.

1. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Quá trình ăn dặm cần đảm bảo các nguyên tắc bao gồm: cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, tiếp cận từ một vài món ăn và tiến đến việc ăn đa dạng món hơn, ăn thô dần. Việc kéo dài thời gian cho trẻ ăn các món hỗn hợp nghiền nhuyễn (thường gặp ở những trường hợp bé dễ nôn ói khi ăn, bé biếng ăn, hay ăn ngậm, suy dinh dưỡng) sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ trở nên thụ động trong cả vận động lẫn tư duy.

3 sai lầm của mẹ khiến trẻ thấp còi, thụ động - 1

Không nên kéo dài thời gian cho bé ăn các món hỗn hợp nghiền nhuyễn trong quá trình ăn dặm

Cụ thể, vì thường xuyên ăn thức ăn nghiền nhuyễn trong thời gian dài, trẻ sẽ không quen được cách nhai hoặc cắn mà chỉ nuốt trọn thức ăn. Hỗn hợp thức ăn được nghiền chung cũng khiến trẻ không cảm nhận được mùi vị thơm ngon đặc trưng của từng loại thực phẩm, từng món ăn riêng biệt nên giảm hứng thú và chỉ ăn một cách thụ động (có người đút). Ở nhiều trường hợp, trẻ sẽ dễ bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, thường thiếu chất xơ và các vitamin vì ít được ăn các rau củ và trái cây.

2. Quá ưu tiên chất đạm trong giai đoạn ăn dặm

Nhu cầu đạm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới tính và cân nặng của trẻ. Việc ăn quá nhiều đạm trong khẩu phần ăn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến chức năng thận (đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi do chức năng thận chưa hoàn chỉnh), gây mất nước do áp lực lọc cầu thận bị tăng cao.

Đặc biệt, trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ có tình trạng kém tăng trưởng về răng và xương do cơ thể tăng thải canxi qua nước tiểu, dẫn đến chậm mọc răng, dễ bị sâu răng, chậm tăng trưởng chiều cao và xương giòn dễ gãy.

Để tránh những ảnh hưởng không tốt đến trẻ, mẹ cần lưu ý hàm lượng đạm có trong từng loại thực phẩm và cho trẻ ăn vừa đủ với nhu cầu.

Nhóm tuổi

Nhu cầu đạm trung bình trong một ngày

Lượng thịt/cá/lươn… trong một bữa ăn

Nam

Nữ

0 – 5 tháng

11g

11g

Bú mẹ

6 – 8 tháng

18g

18g

20 – 25g

9 – 11 tháng

20g

20g

30g

13  – 24 tháng

20g

20g

30 – 35g

25 – 36 tháng

25g

25g

40g

Hàm lượng đạm khuyến nghị trong mỗi bữa ăn của trẻ theo độ tuổi và giới tính. Nguồn: Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 – Nhà xuất bản Y Học

Thực phẩm

Lượng đạm (g) có trong 100g thực phẩm

Thịt bò

21

Thịt gà

20

Thịt heo (nạc)

19

Cá nạc

17,5

Lươn

20

Tôm đồng

18,5

Trứng gà

15

Trong các chế phẩm sữa trẻ uống hàng ngày (g/100ml)

Sữa công thức cho trẻ < 6 tháng

1,4

Sữa công thức cho trẻ 7 – 12 tháng

2,1 – 2,3

Sữa công thức cho trẻ > 12 tháng

2,7 – 3,3

Sữa tươi

2,7 – 3

Hàm lượng đạm trong một số loại thực phẩm thường dùng cho trẻ ăn dặm. Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam 2007 – Nhà xuất bản Y Học

3. Không ăn chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật

Vì trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nên chất béo đóng các vai trò quan trọng như: cung cấp năng lượng (Chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn so với chất đạm và bột – đường), tham gia cấu trúc não bộ và tế bào thần kinh, cấu trúc màng của hầu hết các tế bào trong cơ thể, làm dung môi hòa tan giúp các vitamin A, D, E, K tăng khả năng hấp thu vào cơ thể. 

Nhu cầu khuyến nghị về chất béo của trẻ em ở độ tuổi ăn dặm là rất cao so với người trưởng thành. Cụ thể, năng lượng do chất béo cung cấp chiếm 40%-60% mức năng lượng cần cho cả ngày ở trẻ dưới 6 tháng và 30% – 40% mức năng lượng cần cho cả ngày ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Chất béo trong bữa ăn của trẻ có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như dầu ăn thực vật, dầu ăn từ cá, mỡ gà, mỡ lợn... Mỗi nguồn chất béo có thành phần và lợi ích khác nhau đối với nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Dầu thực vật như dầu cải, dầu phộng, dầu mè... chứa nhiều acid béo chưa bão hòa và một ít Vitamin E, K. Mỡ gà, mỡ lợn dồi dào năng lượng nhưng lại chứa lượng lớn acid béo no và cholesterol, dùng nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe tổng quát của trẻ. Trong khi, dầu ăn từ cá chứa nhiều dưỡng chất như DHA/EPA, omega 3 tự nhiên tốt cho trí não và thị lực.

3 sai lầm của mẹ khiến trẻ thấp còi, thụ động - 2

Cân bằng nguồn chất béo từ thực vật và động vật cho sự phát triển toàn diện của bé

"Vì vậy, để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, cần cho trẻ ăn đủ lượng chất béo theo khuyến nghị và dùng xen kẽ dầu thực vật, mỡ động vật với dầu ăn từ cá được xem là giải pháp tối ưu", Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương nhấn mạnh.

Dầu ăn dinh dưỡng Ranee KIDS là sản phẩm đặc chế cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Đây là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có thành phần 100% từ cá. Sản phẩm được tinh luyện trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu, xử lý mùi tối ưu nhất giúp sản phẩm có vị ngon, mùi dịu cho bé bữa ăn ngon, giàu dưỡng chất. Đặc biệt, với quy trình sản xuất được tinh luyên bằng công nghệ vật lý giúp Ranee KIDS lưu giữ trọn vẹn các dưỡng chất quý giá và tự nhiên từ cá như DHA/EPA, Omega 3 – 6 – 9, Vitamin E  giúp trẻ phát triển trí não và bổ sung các vitamin A cho đôi mắt sáng khỏe. Các axit béo tự nhiên từ cá có trong Ranee KIDS giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

3 sai lầm của mẹ khiến trẻ thấp còi, thụ động - 3

Truy cập http://www.raneekids.com.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguồn: [Tên nguồn].