Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng

Hạ Mây - Ngày 07/05/2021 20:58 PM (GMT+7)

Một trong những điều quan trọng nhất mẹ cần làm là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 1

Mùa hè đang đến, thời tiết dần trở nên nóng bức, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khiến trẻ dễ bị sốt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây, ăn các loại thức ăn dễ tiêu như thịt nạc, trứng, sữa.

Đặc biệt là trứng, lượng calo chứa trong một quả trứng tương đương với lượng calo của nửa quả táo hoặc nửa cốc sữa, ngoài ra nó còn có 8% phốt pho, 4% kẽm, 4% sắt, 10% protein, 6% vitamin D, 3% vitamin E, 6% vitamin A, 2% vitamin B, 5% vitamin B2, 4% vitamin B6, 6% vitamin B, và 8% vitamin B2. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết và đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Trứng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ, nhưng nhiều bà mẹ truyền tai nhau rằng không nên cho trẻ ăn trứng khi bị sốt, bởi trứng chứa nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn. Những trẻ đang bị sốt ăn trứng sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không thể thoát ra, dẫn đến sốt cao hơn.

Để lý giải về vấn đề này, chuyên gia khoa Nhi đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ hiểu hơn về việc nên bổ sung dinh dưỡng thế nào khi trẻ bị sốt và có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt hơn.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 2

Bác sĩ Lê Hồng Thiện.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 3

Có ý kiến cho rằng trẻ bị sốt không nên ăn trứng, bởi trứng chứa nhiều protein sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn làm trẻ sốt cao hơn, điều này có đúng không?

Quan điểm trẻ ăn trứng khi bị sốt sẽ làm tăng nhiệt độ của cơ thể là không chính xác, thực chất là một số ý kiến đã hiểu sai cách thức hoạt động của cơ thể khi tiêu thụ những sản phẩm có thành phần protein cao và dồi dào.

Hiệu ứng nhiệt của thức ăn đề cập đến số lượng calories cơ thể đốt cháy để tiêu hóa thức ăn bạn đã ăn, việc tiêu thụ năng lượng này còn phụ thuộc vào tỉ lệ mỡ trong cơ thể mỗi người.

Trứng cũng như một số sản phẩm khác chứa nhiều protein có nghĩa là thực phẩm có tác dụng nhiệt cao hơn chứ không có nghĩa là điều này làm tăng nhiệt độ của bé hơn và làm bệnh nặng hơn. 

Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp điều trị cơn sốt được hiệu quả hơn. Việc ăn trứng hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu đáp ứng và sở thích của trẻ.

Thật ra điều này là tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, chứ không phải trẻ nào ăn trứng cũng nóng lên. Ví dụ 2 bé bệnh cùng ăn trứng, bé nào mập hơn sẽ cảm giác nóng hơn, điều đó là bình thường chứ không riêng gì món trứng, một tô bún bò cũng làm tăng thân nhiệt trẻ một chút rồi. Sốt cao lâu khỏi là do bệnh lý của bé, chứ không phải do trứng.

Nếu trẻ không có cơ địa dị ứng mẫn cảm nào trước đó đối với trứng (tức là không có tiền sử ăn trứng bị nổi mề đay, dị ứng, thậm chí khò khè, khó thở...) thì trẻ có thể ăn trứng nếu trẻ muốn.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 4

Trẻ sốt thì nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Khi con trẻ sốt, phụ huynh có thể bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm như: Các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, các chế phẩm từ ngũ cốc, thịt mềm, cá, cà rốt, đậu, bí đỏ, khoai lang... Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp con trẻ cải thiện sức khỏe, tình trạng bệnh.

Ngoài ra khi con đang sốt, cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các thực phẩm sau: Dầu thực vật, thức ăn dạng sợi gây khó chịu, đồ chiên, bánh ngọt, các chế phẩm có nhiều gia vị, đồ uống có hương vị mạnh...

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 5

Cha mẹ nên chú ý gì để bổ sung dinh dưỡng đúng cách khi trẻ bị sốt?

Điều quan trọng nhất khi con bị sốt là tìm ra nguyên nhân kết hợp dinh dưỡng tốt để giảm bớt các triệu chứng và làm cho trẻ cảm thấy thoải mái. Chế độ ăn thường được chỉ định là chế độ ăn nhiều calo, nhiều protein, ít chất béo và chế độ ăn nhiều chất lỏng.

Hai hoặc ba ngày đầu trẻ có thể ăn nhiều chất lỏng hơn bao gồm súp, nước đường, nước trái cây, sữa(chỉ khi không bị tiêu chảy). Cha mẹ nên cho con ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong khoảng thời gian đều đặn. Bao gồm các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và hấp thu như gel, ngũ cốc và sữa,các loại trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam, dưa hoặc rau luộc mềm.

Hoặc các thực phẩm cung cấp lượng protein có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, trứng. Hạn chế cho con ăn các thực phẩm béo, thức ăn cay và nhiều xơ vì rất khó tiêu hóa. Trong khi con sốt, nhu cầu về một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin A, vitamin C, vitamin B, Canxi, sắt và natri cũng tăng lên.

Một số điều mà cha mẹ cần ghi nhớ: Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích, dừng lại nếu trẻ từ chối và cho trẻ ăn lại sau một khoảng thời gian ngắn. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi nhiều.

Cho trẻ tắm bằng bọt biển với nhiệt độ phòng, nước mát để hạ sốt và tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ. Mặc quần áo mỏng nhẹ cho trẻ và chỉ cần phủ một tấm khăn mỏng lên trên.

Cha mẹ chú ý giữ phòng ở của trẻ thoáng mát, thông gió và duy trì nhiệt độ thích hợp, không quá lạnh hoặc quá nóng. Nếu con sốt liên tục tăng cao trên 38.5 độ C trong 2-3 ngày, bạn phải gọi bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 6

Những trường hợp nào trẻ không nên ăn trứng?

Trẻ chỉ không ăn trứng khi:

- Trẻ có cơ địa dị ứng, mẫn cảm.

-  Trẻ tiêu chảy.

- Trẻ thừa cân, béo phì.

- Trẻ nhỏ bị tiểu đường.

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, tiêu chảy thì không nên ăn trứng. Đặc biệt là dị ứng đạm là tuyệt đối không nên ăn vì sẽ làm nặng lên tình trạng dị ứng và tiêu chảy của trẻ. Cũng như ở trẻ thừa cân và tiểu đường, trong trứng có nhiều cholesterol và chất béo bão hòa sẽ không tốt cho hai đối tượng này

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 7

Cho trẻ ăn món ăn đa dạng

Khi trẻ bị sốt, cơ thể cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy mẹ nên tiếp tục nấu đa dạng món, bổ sung nhiều loại thực phẩm theo khẩu vị của bé để nạp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Miễn là bé không dị ứng hoặc bé thèm ăn, mẹ đều có thể cho ăn những thức ăn bé muốn.

Trẻ bị sốt sẽ khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng, việc bổ sung các protein từ các thực phẩm đạm như thịt, cá, trứng là vô cùng cần thiết. Mẹ có thể chế biến các loại thịt theo các cách dễ tiêu hóa như hầm nhừ, luộc, nấu súp, canh, xay nhuyễn với cháo để trẻ dễ hấp thu.

Vitamin C cũng có tác dụng tăng cường khả năng kháng thể cho trẻ rất hiệu quả. Trong giai đoạn trẻ bị sốt mẹ nên bổ sung thêm vitamin C thông qua các loại trái cây, rau củ, đặc biệt là những loại quả có vị chua như cam, dứa…

Thời gian sốt kéo dài khiến trẻ dễ bị mất nước trầm trọng, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu đã được bác sĩ cho phép truyền dịch, mẹ cũng nên thường xuyên khuyến khích bé uống thật nhiều nước.

Bên cạnh nước suối tinh khiết, những loại nước ép củ quả từ cam, chanh, nước dừa… cũng có tác dụng bù nước cho trẻ hiệu quả.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 8

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt là điều quan trọng nhất cha mẹ nên làm.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 9

Không dùng các loại thực phẩm bổ sung

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn, thực phẩm chức năng, thuốc bổ dành cho trẻ em ở dạng thực phẩm như các loại kẹo, cốm, bánh,... với lời giới thiệu rất hấp dẫn. Một số cha mẹ thấy con mình biếng ăn, đang bị sốt nên lo lắng không bổ sung đủ chất dinh dưỡng mà vội vàng cho con ăn các loại thực phẩm bổ sung.

Thực tế khi bị sốt, thể trạng và thể lực của trẻ đều ở trạng thái yếu. Vì vậy, mẹ không nên bổ sung các loại thuốc bổ mới vào thời điểm này.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 10

Trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 11

Ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Trong thời gian cảm, trẻ không nên ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa như nước ngọt, bánh ngọt, đồ dầu mỡ, chiên rán, làm ảnh hưởng đến hoạt động của lá lách và dạ dày.

Thêm vào đó, những đồ ăn vặt (như khoai tây chiên, bánh bích quy, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ...) có chứa hàm lượng calo cao nhưng lại cung cấp ít chất dinh dưỡng cho cơ thể, do đó hoàn toàn không tốt đối với việc phục hồi sức khỏe khi ốm.

Không những thế, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều phụ gia bột ngọt monosodium glutamate không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Thay vào đó, mẹ có thể cho trẻ ăn các món nước, vừa ấm bụng vừa dễ hấp thu như mì, cháo, phở,...

Chuyên gia lý giải thực hư trẻ bị sốt không nên ăn trứng - 12

Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể cho trẻ ăn các món nước, vừa ấm bụng vừa dễ hấp thu như mì, cháo, phở...

Cho trẻ ăn muối sớm hay quá muộn đều không tốt, chuyên gia mách thời điểm có lợi cho trẻ
Muối có vai trò quan trọng trong cơ thể, vậy cha mẹ nên cho con ăn vào thời điểm nào là hợp lý?
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn