Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Loan Trần - Ngày 01/08/2021 16:02 PM (GMT+7)

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không và bé nằm võng có ảnh hưởng đến não không? Các nghiên cứu cho thấy không nên cho bé sơ sinh nằm võng khi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến cột sống, lồng ngực, thói quen ngủ của trẻ.

Có rất nhiều các bố mẹ thường xuyên cho con nằm võng khi thức, khi ngủ nhưng không biết rằng việc đó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Cho trẻ sơ sinh nằm võng cũng có một số ưu điểm như:

- Chuyển động đung đưa võng cho bé cảm giác như đang ở trong tử cung của mẹ, bé cảm thấy an toàn hơn, an tâm hơn, làm bé thoải mái ngủ ngon.

- Võng có thể ôm trọn, bao bọc bé cũng tạo cho bé cảm giác an toàn, yên tâm hơn khi ngủ.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland, New Zealand đã tiến hành nghiên cứu các bé sơ sinh nằm võng khi ngủ không có ảnh hưởng đến lượng oxy mà trẻ tiếp nhận. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các tư thế ngủ của trẻ trên võng không ảnh hưởng đến đường hô hấp, dù thời gian nằm dài hay ngắn.

Tuy nhiên, những phát hiện này lại không áp dụng cho tất cả các loại võng, cho các bé lớn hơn, đặc biệt là các bé 6 tháng trở lên (đã biết ăn). Khi các bé đã biết lăn thì rất khó để cho bé ngủ trên võng nếu không theo sát bé, bé có thể sẽ bị ngã khi ngủ.

Ở một nghiên cứu khác, các bé sơ sinh nằm võng gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, lồng ngực và thói quen ngủ của bé.

Vì vậy, với câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không thì các chuyên gia khuyến cáo rằng, không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé.

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng (Ảnh minh họa)

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng (Ảnh minh họa)

Tại sao không nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?

Trẻ sơ sinh nằm võng có những ưu điểm như bé sẽ ngủ ngon hơn, ngủ lâu hơn giúp bố mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cho trẻ sơ sinh nằm võng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:

- Ảnh hưởng cột sống và lồng ngực của trẻ

Vì võng thiết kế với đúng tên gọi, có độ võng xuống khi nằm, bé nằm trên võng không có một mặt phẳng để nâng đỡ cột sống nên cột sống dễ bị cong vẹo. Cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như của người lớn, dễ bị cong vẹo ki nằm trong tư thế võng lưng xuống dưới. Cột sống cong dễ gây gù, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như phát triển chiều cao của bé. Đồng thời, cột sống cong vẹo, gù cũng khiến các cơ quan như tim, phổi bị ảnh hưởng, người bị cong vẹo cột sống, gù có thể gây khó thở.

- Bé nằm võng bị hội chứng rung lắc

Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến não không? Do não bộ của bé sơ sinh chưa hoàn thiện hoàn toàn, khi nằm võng sẽ xuất hiện hiện tượng rung lắc quá mạnh làm ảnh hưởng đến não bộ của bé. Bé sơ sinh nằm võng thời gian dài, hội chứng rung lắc gây nên chấn thương nghiêm trọng cho não bộ, tổn thương nặng đó có thể gây nên chậm phát triển trí não, thiểu năng, rối loạn ngôn ngữ, động kinh giảm thị lực, rối loạn khả năng nhận thức và định hình nhận thức.

Bé sơ sinh nằm võng có thể ảnh hưởng đến não bộ, sự phát triển thể chất của trẻ (Ảnh minh họa)

Bé sơ sinh nằm võng có thể ảnh hưởng đến não bộ, sự phát triển thể chất của trẻ (Ảnh minh họa)

- Trẻ nằm võng thần kinh hệ vận động kém phát triển

Các bé nằm trên võng sẽ khó học các động tác bò, trườn, đi lại, cầm nắm đồ vật… Lâu dần sẽ ảnh hưởng lên hệ thần kinh vận động khiến trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng nhận thức.

- Ức chế hệ thần kinh của trẻ

Trẻ sơ sinh nằm võng với rung lắc mạnh ảnh hưởng đến não của bé, khiến bé dễ mệt mỏi thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ. Quá trình này diễn ra lâu dài thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của bé.

- Cơ bắp bé kém phát triển

Bé nằm trên võng kém vận động hơn, tay chân chèn ép, tay hoặc đầu vẹo, cổ vẹo… có thể sẽ khiến tụ máu ở một vài vị trí. Máu lưu thông không đều khiến cơ bắp và não bộ kém phát triển.

- Phụ thuộc vào võng

Đa số các bé được cho nằm võng đều sẽ phụ thuộc vào võng. Các bé thích độ rung lắc của võng, không có võng không ngủ được.

- Bé dễ bị té ngã và khó thở

Các bé sơ sinh nằm võng nếu bị giật mình sẽ rất hay bị té ngã, đặc biệt các bé đã biết bò, trườn thì khi bé tỉnh dậy không có người lớn bên cạnh, bé tự bò, lăn lộn dễ bị ngã.

Đối với các bé sơ sinh nằm võng thường nằm ở tư thế cong người, gập cổ sẽ khiến hô hấp của bé trở nên khó khăn hơn.

Vì những lý do trên, với câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không thì câu trả lời là không nên. Tuy nhiên, trong những điều kiện bắt buộc phải cho bé nằm võng thì bố mẹ có thể cho bé nằm nhưng không quá lâu.

Bé sơ sinh nằm võng có thể gặp nhiều nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Bé sơ sinh nằm võng có thể gặp nhiều nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Cách cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách

Nếu bắt buộc phải cho bé sơ sinh nằm võng, các bố mẹ chú ý:

- Chọn võng: Chọn võng thoáng mát, dễ tháo giặt.

- Độ tuổi trẻ sơ sinh nằm võng: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở nên nếu bắt buộc thì có thể nằm võng. Không cho bé sơ sinh dưới 3 tháng nằm võng.

- Cách cho bé nằm võng: Lót chiếu nhỏ hoặc cho bé nằm chéo võng để nâng đỡ lưng của bé. Dùng dụng cụ chắn võng ngang để tránh bé lật bị ngã. Vong mắc chắc chắn, cân bằng,không treo các đồ chơi trên võng tránh bé với dễ ngã.

- Không đưa võng quá mạnh và không cho bé nằm võng quá lâu. Chỉ nên cho bé nằm võng ở những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không cho trẻ sơ sinh nằm võng cả ngày cả đêm.

Đặt con nằm võng đung đưa lên cao để dỗ con nín khóc, người cha ân hận suốt đời
Chắc chắn đây sẽ là bài học sâu sắc cho nhiều bậc cha mẹ hay có thói quen tung hứng, đung đưa võng cho con quá cao.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Loan Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách