Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát

Hạ Mây - Ngày 22/06/2021 09:40 AM (GMT+7)

Chỉ vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ, cô bé 8 tháng tuổi đã trở thành một đứa trẻ thiểu năng vì cách dỗ nín khóc của bà nội.

Các ông bố, bà mẹ dù rất muốn dành nhiều thời gian, chăm sóc cho con cái nhưng guồng quay công việc cuốn chúng ta theo khiến nhiều gia đình phải tìm tới bảo mẫu, giúp việc, đưa con đi nhà trẻ từ sớm và đặc biệt là nhờ tới sự trợ giúp của ông bà nội ngoại. 

Nếu có bà ở cùng nhà, phụ giúp trông con thì sẽ giải quyết được vô số những vấn đề khác, nhưng cũng sẽ là một câu chuyện “muôn hình vạn trạng”, đặc biệt là quan điểm nuôi con khác biệt giữa hai thế hệ. Lại có một số bà mẹ ỷ lại vào bà, không đủ quan tâm đến con cái mà nghĩ rằng “bà nào chẳng muốn tốt cho cháu”, rồi cứ thế phó mặc cho bà tự biên tự diễn. 

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 1

Một chia sẻ mới đây của bà mẹ Trung Quốc như một lời cảnh tỉnh với các ông bố bà mẹ. Sau khi Xiao Ling sinh con gái đầu lòng, cô phải đối mặt với chứng trầm cảm sau sinh. Phải nghỉ việc ở nhà, mọi gánh nặng tài chính đặt nặng lên vai của chồng Xiao Ling, anh gần như đi làm cả ngày, tăng ca, thường xuyên đi công tác hoặc giao thiệp với đối tác tới tận khuya. Mẹ chồng Xiao thương con dâu vất vả nên có ý đến giúp việc nhà, phụ cô chăm cháu. Xiao Ling cũng rất cảm kích, nếu không có sự trợ giúp bà, mọi việc trong nhà chắc sẽ rối tung lên hết.

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 2

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 3

Con gái của Xiao Ling.

Điều kỳ diệu nhất mà Xiao Ling nhận ra từ khi bà đến nhà là trước đó, con gái của cô luôn khóc thét cả ngày, khiến Xiao ngày càng stress hơn. Thế nhưng, chỉ cần bà bế con lên, vỗ về nhẹ rồi ôm lấy con, đứa nhỏ sẽ bình tĩnh lại từ từ và rất ít khi khóc, ngoan ngoãn ngủ cả ngày.

Khi một em bé chào đời, khóc chính là cách trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Theo thời gian, chúng lớn hơn và học cách nói, cười… cũng khóc ít hơn xưa. Tuy nhiên, nhiều người trẻ khi lần đầu làm cha mẹ thường ‘phát hoảng’ với tiếng khóc thét của trẻ lúc giữa đêm. Chỉ cần trẻ phát ra tiếng động ngọ ngọe là mẹ sẽ rất căng thẳng và sẽ làm mọi cách để trẻ im lặng, đặc biệt khi trong nhà còn có những người khác như người lớn tuổi. 

Xiao Ling vui mừng vì cảm thấy bà có đủ kinh nghiệm trong việc dỗ đứa bé, cô cảm thấy mình thật may mắn khi có được một người mẹ chồng tốt như vậy. Sau đó, bà còn chỉ Xiao cách dỗ con khi khóc, bà nói với cô rằng hãy lay người đứa bé để chúng ngủ ngon hơn, và khi bé khóc thì bế trẻ lên đung đưa tay qua lại, đung đưa càng mạnh thì trẻ sẽ càng nhanh nín, tâm trạng của chúng cũng sẽ tốt hơn. Cô đã thật sự ỷ lại vào phương pháp này và luôn nhờ cậy bà dỗ con mà không lường trước được rằng hành động đó tai hại vô cùng. 

Sau vài ngày, con gái Xiao Ling quấy khóc trở lại, tinh thần không được tốt, kèm theo sốt cao không ngừng khiến cô rất lo lắng. Bà nội cho rằng đứa trẻ bị cảm cúm, uống nhiều nước và toát mồ hôi sẽ không sao. Bà nói rằng con nít bị sốt là chuyện hết sức bình thường, đứa trẻ nào cũng gặp phải và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài mấy ngày liền không có dấu hiệu đỡ hơn, Xiao Ling đành một mình đưa con đi bệnh viện trong sự ngăn cản của mẹ chồng.

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 4

Con gái Xiao Ling phải ở viện trong suốt 7 tháng.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ đã thông báo con gái của Xiao Ling bị tổn thương não nghiêm trọng, trong não của bé có một khối máu tụ khoảng 1cm, sau khi điều trị không tránh khỏi những di chứng về sau, tồi tệ nhất là chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân được các bác sĩ đưa ra là do rung lắc con quá nhiều khi bế bé, xuất phát từ phương pháp dỗ cháu nín khóc của mẹ chồng Xiao Ling. Em bé đã như vậy, nếu nghe lời bà để con ở nhà tự khỏi, không dám nghĩ tới kết quả mà con gái Xiao Ling phải gánh chịu. Sau đó thì ai cũng có thể đoán được, Xiao Ling và mẹ chồng xảy ra bất hòa, liên tục đổ lỗi cho nhau khi không thể chấp nhận được sự thật em bé đã trở thành một đứa trẻ không còn bình thường.

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 5

Giọt nước mắt muộn màng.

Về hội chứng rung lắc trẻ còn được gọi là SBS, xảy ra chủ yếu ở trẻ 0-3 tuổi, đặc biệt là trong vòng 1 tuổi. Ở trẻ em đặc biệt ở trẻ sơ sinh có đầu lớn và nặng (chiếm 25% cơ thể), cổ rất yếu chưa chịu được sức nặng của đầu, nếu lắc qua lắc lại lâu ngày sẽ khiến cấu trúc mô não của trẻ bị chèn ép, mô não va chạm với hộp sọ qua lại sẽ gây ra các bệnh về não.

Không những vậy, xương sọ của trẻ cũng mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi bị rung lắc, lực rung sẽ chuyển tới não và làm tổn thương não gây ra chấn thương trực tiếp làm rách mạch máu, nhất là tĩnh mạch, gây xuất huyết dưới màng nhện, dưới màng cứng, trong nhu mô não… 

Lực tăng tốc làm cho não bị dội trở lại, đập vào xương sọ, gây dập não, xuất huyết, phù não… Tùy theo mức độ tổn thương có thể làm trẻ chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng, giảm khả năng nhận thức, giảm thị lực,... trong đó nhiều tổn thương kéo dài chỉ phát hiện được khi trẻ đã lớn.

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 6

Hội chứng rung lắc ở trẻ (SBS).

Rất nhiều phụ huynh đã liên tục dùng tay đong đưa trẻ, rung lắc trẻ liên hồi để dễ con nín khóc, giúp trẻ bình tĩnh hoặc chơi đùa với trẻ mà không để ý đến tác hại của chúng có thể gây tổn thương não nghiêm trọng. Ở nhiều quốc gia như các nước phương Tây đã phân loại hành vi rung lắc trẻ dẫn đến tổn thương là vô cùng nguy hiểm và quy định các trách nhiệm pháp lý về điều này với bảo mẫu, cô giáo giữ trẻ. Những hành động có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ liên quan đến hội chứng rung lắc như sau: 

1. Rung lắc con mong con ngủ thiếp đi

Có thể thấy các chiếc nôi điện ngày nay hay võng ru em bé ngủ đều có trục cố định giúp cha mẹ đu đưa trẻ để con ngủ thiếp đi. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, bạn không nên đong đưa khi cho bé ngủ. Bởi chúng ta không thể kiểm soát mức độ rung của các thiết bị này và rung lắc dữ dội có thể làm tổn thương cổ và não.

Bạn có thể vừa đi vừa dỗ trẻ ngủ nhưng đừng cố lắc người trẻ, thay vào đó nên vỗ nhẹ vào mông giúp con đi vào giấc ngủ ngon hơn. Để dỗ trẻ ngủ, bạn đừng cứ bế trẻ để ru vì sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào cha mẹ, sau này trẻ sẽ rất bám mẹ.

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 7

Hãy để con ngủ ở một vị trí an toàn hơn võng, nôi…

2. Lay người trẻ để dỗ con nín khóc

Khi em bé khóc thường khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Nên nhiều cha mẹ sẽ luôn thực hiện hành vi rung lắc bé và đi lòng vòng xung quanh để làm dịu tâm trạng xấu của bé. Trẻ sơ sinh chưa có kỹ năng ngôn ngữ, thậm chí nếu khó chịu, chúng sẽ chỉ khóc.

Cha mẹ không biết được nội tâm của trẻ, và nhiều bậc cha mẹ sẽ càng căng thẳng hơn. Dù vậy, tuyệt đối không lay người con hay rung lắc trẻ mạnh để dỗ con nín khóc, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao con cảm thấy khó chịu để giải quyết. 

3. Các trò chơi nguy hiểm

Một số bậc cha mẹ thể hiện tình yêu thương của mình với con cái theo cách đặc biệt, họ luôn thích nâng con lên cao rồi bắt con để trẻ có thể bay trên không trung, những động tác tác động mạnh như vậy có thể gây tổn thương lớn đến mô não và thực tế, trò chơi này chỉ khiến trẻ cảm thấy lo lắng thay vì thích thú.

Một số trò chơi khác như để em bé ngồi trên đùi, nằm ngửa, ném em bé lên cao rồi đỡ xuống, cưng nựng bé nên nhồi xốc bé, bồng bé đưa lên đưa xuống nhanh... Những hành vi này có thể gây nguy hiểm tiềm tàng cho trẻ và cần được cha mẹ dừng ngay. Trường hợp bắt được con có thể bị ngã, bị thương, nếu không chú ý sẽ bị trật khớp. 

4. Rung lắc do xe đẩy trẻ em

Một số rung lắc là do yếu tố khách quan như trẻ chạy xe tập đi quá nhanh đụng mạnh vào tường gây chấn động ở não, sử dụng xe đẩy ở mặt đường xóc khiến trẻ bị nhồi lên nhồi xuống, cho trẻ ngồi trên oto mà không có ghế trẻ em… hãy đảm bảo những nguyên nhân này không ảnh hưởng đến trẻ bằng cách mua xe đẩy chống sốc, độ giảm xóc tốt. Khi lái xe đưa bé ra ngoài, tốt nhất nên đặt bé vào ghế trẻ em để đảm bảo an toàn.

5. Sự tức giận của người lớn

Nhiều người lớn khi tức giận thường có những hành động vô tình làm tổn thương não của trẻ. Ví dụ điển hình như hành động nắm chặt vai trẻ và lắc người thật mạnh không chỉ làm trẻ hoảng sợ mà còn gây ra hiện tượng rung lắc SBS ở trẻ em.

26/8/2016 ở Singapore, người cha đã rất giận dữ khi con trai mới 6 tháng tuổi của mình không ngừng khóc và ra tay đánh con rất mạnh. Vài tiếng sau, mẹ bé phát hiện con trai đang nửa tỉnh nửa mê nên đã đưa con vào Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em KK. Chụp CT cho thấy, bé bị đa chấn thương sọ não và bị tàn tật vĩnh viễn. Em không thể tự ngồi, di chuyển, xoay hay lật người được.

Vấn đề của câu chuyện này không chỉ là mối nguy hiểm của hội chứng rung lắc ở trẻ em mà còn là một bài học kinh nghiệm từ Xiao Ling đến với tất cả các ông bố, bà mẹ. Khi niềm vui vỡ òa đón chào một thành viên mới trong gia đình, đó không chỉ là lúc đứa trẻ lớn lên mà ngay cả cha mẹ và những người xung quanh cũng cần học cách “lớn” theo con. Có không ít cặp vợ chồng sụt giảm tình cảm sau khi có con, không ít mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu tan nát chỉ vì cháu. 

Con sơ sinh khóc thét bỗng im bặt nhờ cách dỗ hay của bà, bác sĩ lại mắng té tát - 8

Ngay cả cha mẹ và những người xung quanh cũng cần học cách “lớn” theo con.

Có rất nhiều khác biệt giữa hai thế hệ, đặc biệt trong chuyện nuôi dạy một em bé. Nếu Xiao Ling có được những trang bị tốt nhất về kỹ năng ru con ngủ, hiểu được sự nguy hiểm về phương pháp dỗ em bé của bà thì hậu quả có thể con gái của cô đã không phải gánh chịu. Để tránh những bất hòa hay những tai nạn không đáng có, các ông bố, bà mẹ hãy học cách nuôi dạy con cái ngay từ khi còn đang mang thai, từ những khóa học thai giáo, sách vở, Internet để có đầy đủ những kiến thức cần thiết khi con chào đời. 

Con sơ sinh uống 5 hộp sữa 1 tháng không tăng cân, hóa ra sai lầm từ người bà
Thấy cháu gái gầy yếu, bà ngoại nghĩ cần tăng thêm lượng sữa mỗi lần pha.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em