Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được 'lên bờ'

Ngày 21/05/2017 09:00 AM (GMT+7)

Sinh ra và lớn lên tại làng nổi bãi giữa sông Hồng, tương lai của 3 anh em Việt Anh dường như cũng "lênh đênh" như những phận người sống nơi đây.

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, có một gia đình 2 người phụ nữ và 3 đứa trẻ vẫn phải nương tựa vào nhau lầm lũi sống qua ngày. Ngôi nhà tạm bợ không móng, chòng chành trên sóng nước như chính phận đời của họ.

Thế nhưng, giữa những khó khăn, giữa cảnh sống leo lắt, những đứa trẻ nơi đây vẫn nỗ lực để được đến trường mỗi ngày.

Đó là câu chuyện của 3 anh em Nguyễn Việt Anh ở Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 1

Bé Nguyễn Việt Anh (mặc áo màu da cam)

Cuộc sống tạm bợ, leo lắt trong ngôi nhà không móng

Em Nguyễn Việt Anh (8 tuổi) đang sống cùng bà, mẹ và 2 em gái của mình ở làng nổi ven sông Hồng. Không điện, không nước, chật chội và tối tăm là cuộc sống mà em vẫn phải đối diện từng ngày.

Dưới lăng kính trẻ thơ của em, việc mọi người trong gia đình phải cúi gập người mỗi lần đi qua cửa, rồi mỗi khi gió bão, ngôi nhà không móng chòng chành, ngả nghiêng, những bữa cơm rau luộc chấm mắm và cả những lần lội bì bõm từ nhà lên bờ đi học khi nước lên là điều đã quá quen thuộc. 

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 2

Ngôi nhà lụp xụp tồi tàn lọt thỏm ở giữa là nơi mà gia đình Việt Anh đang sinh sống.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 3

Trong ngôi nhà "lênh đênh" trên sóng nước ấy chẳng có đồ đạc nào giá trị.

“Tôi xuống đây ở từ những năm 2000. Chồng bị tai biến nghễnh ngãng dắt theo thằng con trai duy nhất trong nhà bỏ đi từ năm 2003 đến giờ không biết sống chết sao. Một mình tôi bươn trải nuôi 4 đứa con gái. Các cháu kia lớn và tự lo cho bản thân tôi cũng chẳng trông cậy gì.

Bây giờ gánh nặng lớn nhất của tôi là đứa con gái thứ 2 và 3 đứa cháu nhỏ. Tôi sống ở đây mặc dù khó khăn thiếu thốn nhưng vẫn thấy may mắn vì có chỗ trú ngụ. Bươn trải chẳng đủ sinh nhai thì lấy nguyện vọng đâu để lên bờ”, bà Phạm Thị Lĩnh – bà ngoại của Việt Anh nghẹn ngào chia sẻ.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 4

Bà Lĩnh cùng 2 cháu nhỏ của mình Nguyệt Anh (4 tuổi)  và Diệp Anh (2 tuổi).

Bà của Việt Anh năm nay gần 60 tuổi, hiện là lao động chính trong gia đình. Để có tiền nuôi các cháu, bà Lĩnh vẫn phải bươn trải làm công việc bốc vác tại chợ Long Biên. Mẹ Việt Anh đơn thân nuôi con lại gầy gò, ốm yếu nên chẳng giúp được gì nhiều cho gia đình.

Những ngày mưa gió hay không có việc, bà Lĩnh không thể đi làm được, vậy là, 2 người phụ nữ và 3 đứa trẻ lại phải rau cháo nuôi nhau.

Đến giờ ở tuổi của bà vẫn còn nặng gánh và chưa nguôi hết nỗi lo trong lòng. Những lúc ấy, bà chỉ biết ngồi dưới gốc tre ở xóm nổi nhìn xa xăm về chiếc cầu Long Biên – “chứng nhân lịch sử” nghĩ cho thân phận của mình và các cháu.

“Tôi xa quê từ lâu lại mất giấy tờ nên việc gì cũng khó khăn. Trước đây, bận đi làm nên không nghĩ giấy tờ quan trọng. Bây giờ thấy vậy cũng không làm được gì bởi xa quê đã lâu lắm rồi và cũng chẳng có tiền mà làm lại giấy tờ.

Các con, rồi đến các cháu tôi bây giờ vẫn chưa có giấy khai sinh, chỉ có giấy chứng sinh mà thôi. Đi đâu việc gì cũng khó khăn nhưng đành phải để buông trôi”, bà Lĩnh nhìn về cây cầu Long Biên thở dài.

Không có giấy tờ nên bà Lĩnh cũng chỉ làm được công việc tự do ở chợ Long Biên nhưng đâu phải lúc nào công việc cũng có, đôi khi bà cũng phải ngán ngẩm thờ dài vì “kiếm được bữa sớm lại mất bữa chiều”.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 5

Đối với bà Lĩnh các cháu là niềm an ủi, động viên lớn nhất.

4 gánh nặng đè lên đôi vai bà Lĩnh, đặc biệt lo cho Việt Anh đi học được “bằng bạn bằng bè”, mỗi lần căn bệnh xương khớp tái phát, bà Lĩnh lại phải gắng chịu những cơn đau mà không dám đi bệnh viện. Rồi những hôm không có việc làm, bà lại bứt rứt trong lòng và lo lắng không biết nay mai tính sao.

Cuộc sống thiếu thốn tình “cha” của 3 đứa trẻ làng nổi

Không chỉ thiếu thốn về vật chất, 3 anh em Việt Anh còn thiếu thốn tình cảm của cha. Có lẽ tiếng gọi “cha” cả 3 em đã đều đã khao khát từ rất lâu rồi. Vì không có giấy khai sinh nên mẹ Việt Anh không được chấp thuận ở gia đình kia và cả 3 anh em Việt Anh từ khi sinh ra ở làng nổi sông Hồng vẫn chưa một lần được gọi “cha”.

Bà Lĩnh cũng chỉ biết thở dài và để một khoảng không lặng thinh khi nhắc đến cha của 3 đứa cháu mình. Nhìn vào đôi mắt ngây thơ, nụ cười tươi tắn của các cháu khi còn chưa biết gì, bà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cố gắng gượng làm chỗ dựa cho chúng.

“Con gái thứ 2 tôi làm mẹ đơn thân. Vì không có giấy khai sinh nên cháu không được chấp nhận trong gia đình kia. Nó ốm yếu nên tôi phải nuôi cả 4 mẹ con nó.

Cũng nhiều lúc 3 cháu nhỏ có nhắc đến bố nhưng rồi lại thôi. Lúc đó tôi đau lòng lắm vì các cháu không có một mái ấm đầy đủ. Nhưng các cháu rất quý bà, đi đâu cũng theo bà vì bà nuôi từ nhỏ đến giờ.

Tôi cũng cố gắng cho các cháu được đi học. Thậm chí, khi mùa nước lên, bơi chả bơi được, phải lội, có lúc nước đến cổ, tôi phải làm 5-6 cái thùng xốp đóng khung gỗ rồi đẩy cháu từ thuyền đi vào bờ.

Khó khăn như thế nhưng vẫn phải khắc phục để cho con cho cháu đến trường. Nếu không cho cháu đến trường thì chả biết làm sao, vẫn cứ phải khắc phục thôi”, bà Lĩnh buồn bã nói.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 6

Biết hoàn cảnh gia đình, 3 anh em Việt Anh cũng rất ngoan ngoãn, nghe lời bà.

Biết hoàn cảnh của mình, 3 anh em Việt Anh cũng chẳng đòi hỏi, làm nũng gì bà và mẹ. Thương bà bệnh tật lại tối ngày lam lũ, Việt Anh và 2 em Nguyệt Anh (4 tuổi), Diệp Anh (2 tuổi) cũng rất ngoan ngoãn, nghe lời bà. Dù nhỏ tuổi nhưng những buổi tối, bà đi làm, Việt Anh cùng 2 em vẫn ở nhà ngủ ngoan, không hề sợ sệt.

Mới 4 tuổi nhưng khi trời nắng, Diệp Anh đã biết bê cốc nước mời bà uống, Nguyệt Anh thì sà vào lòng bà ôm ấp, quạt mát cho bà. Còn cô bé Việt Anh, em luôn cố gắng học tập thật tốt để bà vui lòng.

Tuy học dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ắc quy nhưng Việt Anh chưa một lần quên bài trước khi đến lớp, cậu bé vẫn lạc quan mỗi ngày đến trường, được đến trường là niềm hạnh phúc của em.

Cuộc sống lay lắt của 3 đứa trẻ nghèo ở làng nổi bãi giữa sông Hồng chẳng dám mơ được amp;#39;lên bờamp;#39; - 7

Việt Anh cố gắng học tập để bà vui lòng. Chưa một lần em quên bài trước khi đến lớp.

Thương cho các cháu vì sống thiếu thốn, tương lai “mịt mờ”, dù tuổi đã cao nhưng bà Lĩnh luôn cố gắng thức khuya, dậy sớm kiếm việc để trang trải cho cuộc sống, làm chỗ dựa cho các cháu, giúp chúng được cắp xách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

Đối với bà, những điểm 10 của cháu cũng chính là món quà bù đắp cho những hy sinh, vất vả của mình bấy lâu nay.

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội