Để trẻ chủ động nói “Mẹ ơi, con giúp mẹ nhé!”

Ngày 28/09/2016 10:00 AM (GMT+7)

Các bậc phụ huynh luôn cố gắng lo chu toàn cho con trẻ từ việc nhỏ đến việc lớn, và thường xuyên từ chối sự giúp đỡ của trẻ vì tâm lý muốn bao bọc vốn đã trở thành một thói quen khó thay đổi.

Tư tưởng này đang có những bước chuyển khi phụ huynh bắt đầu làm quen với thông điệp đầy tính nhân văn và giáo dục “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” của nhãn hàng bột giặt số 1 Nhật Bản Attack (*) từ năm 2014; và đặc biệt qua chương trình truyền hình thực tế “Con Đã Lớn Khôn” theo phiên bản “Hajimete no Otsukai” của đài truyền hình Nhật Bản Nippon TV đang được phát sóng lúc 18h thứ 7 hàng tuần trên HTV7.

Khuyến khích con ra khỏi “tổ”

Ở Nhật Bản, trẻ em được giáo dục về tính tự lập từ rất sớm, thường xuyên được khuyến khích để tự hoàn thành những “nhiệm vụ” đơn giản giúp rèn luyện và hình thành ý thức chủ động chia sẻ việc nhà.

Hành trình Attack “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” cùng cô bé Taiko-chan, nhân vật đại diện nhãn hàng trong chương trình “Con Đã Lớn Khôn” đã và đang mang đến những khoảnh khắc thú vị; những giây phút cảm động, những hành động đáng yêu, sự trưởng thành của con trẻ mà hầu hết phụ huynh chưa bao giờ nghĩ đến.

Ví dụ như tập đầu tiên Taiko-chan tận tình hướng dẫn bạn thân Khánh-chan cách chọn hoa quả mà cô bé đã quan sát từ mẹ dù đây là lần đầu tiên cả 2 tự đi siêu thị. Trong một tập phim khác hai anh em đi mua dưa hấu cho ba, dù nóng nảy với cậu em chậm chạp và lớn tiếng quát tháo nhưng cậu bé lại rất ra dáng anh hai qua những hành động quan tâm, lo lắng cho em. Khán giả lại tiếp tục ngạc nhiên với khả năng chăm sóc hai em của một cô bé con nhà võ đầy khẳng khái và bản lĩnh. Và còn nhiều câu chuyện về khả năng tự lập của các bé.

Để trẻ chủ động nói “Mẹ ơi, con giúp mẹ nhé!” - 1

Đôi bạn thân Taiko-chan và Khánh-chan tham gia tập đầu tiên của chương trình “Con Đã Lớn Khôn” 2016.

Mong ước truyền cảm hứng để tất cả trẻ em Việt Nam tự tin hơn và tự lập hơn mỗi ngày

Là hiện tượng văn hóa giáo dục ở Nhật Bản, “Con Đã Lớn Khôn” là một chương trình truyền hình thực tế thành công phát sóng trong giờ vàng suốt 16 năm. Tại Việt Nam, chương trình cũng gây được tiếng vang trong lòng khán giả.

Chị Thanh Minh (Q.10, Tp.HCM) cho biết: “Năm nay tôi khá ấn tượng với chương trình cùng thông điệp mới “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé”. Ngay từ tập đầu tiên, tôi đã thích thú theo dõi sự dễ thương, thông minh, chủ động phụ giúp việc nhà của bé Taiko-chan. Mong rằng khi xem chương trình này, con gái nhỏ nhà tôi sẽ trở nên dạn dĩ và tự lập, phụ giúp mẹ ngoan như vậy”.

Không chỉ tham gia tập đầu tiên, Taiko-chan đã và sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các bạn nhỏ và MC Thảo Hugo trong suốt những hành trình kế tiếp. Theo đó, thông điệp “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” và Taiko-chan sẽ thêm gần gũi, thêm gắn kết với nhiều gia đình Việt trong những năm tới. Và trẻ em Việt Nam cũng sẽ được truyền cảm hứng, được khuyến khích tự lập hơn từ bé.

Để trẻ chủ động nói “Mẹ ơi, con giúp mẹ nhé!” - 2

Mẹ ơi, hãy để bé tham gia cùng giúp đỡ việc nhà nhé!

Hành trình “Mẹ ơi, Con giúp mẹ nhé!” và Taiko-chan còn được yêu thích rộng rãi với cách gọi tên con thân mật theo kiểu Nhật, bằng cách thêm từ “chan” sau tên con. Tiếp nối Totto-chan, Taiko-chan gần đây đã trở thành một hiện tượng dễ thương được các mẹ hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ riêng các bé đã tham gia “Con Đã Lớn Khôn” mà nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình đã từng trải nghiệm cuộc sống tại Nhật Bản giờ đây cũng gọi con bằng những cái tên dễ thương như Ben-chan, Ân-chan, Hoa-chan, Đậu-chan, Vân-chan...

Thay vì từ chối cho bé phụ giúp việc nhà, phụ huynh có thể hướng dẫn bé làm các việc vừa sức và không quên khuyến khích “Mẹ biết con sẽ làm được, cố gắng nhé!”, hay khen ngợi “Con đã làm được rồi nè, giỏi lắm!”. Bắt đầu bằng những việc đơn giản trong khuôn viên nhà như lau nhà, quét dọn phòng, rửa rau củ, tưới cây, thu gom và gấp quần áo…đến không gian xung quanh nhà như đi chợ, mang quà sang nhà hàng xóm…

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ toàn bộ qui trình của một công việc, để trẻ ý thức được trách nhiệm sẽ kết thúc ở giai đoạn nào. Ví dụ như dạy trẻ phân loại quần áo bẩn theo màu sắc hoặc chất liệu, để phù hợp với hình thức giặt máy hay giặt tay; giải thích lý do vì sao quần áo có mùi ẩm mốc khi phơi trong nhà vào mùa mưa hoặc khi thời tiết nồm ẩm; hướng dẫn trẻ kiểm tra quần áo đã giặt đúng với “chuẩn sạch” mới “Chỉ giặt sạch thôi chưa đủ, phải sạch khuẩn!”…

(*) Nhãn hiệu giặt (bột giặt + nước giặt) chiếm thị phần số 1 Nhật Bản theo tổng giá trị bán ra, dựa trên số liệu khảo sát thị trường SRI của INTAGE Inc., Nhật Bản.

(**) Trong điều kiện thử nghiệm.

Nguồn: [Tên nguồn].