Giúp mẹ “bắt mạch” trẻ biếng ăn

Ngày 08/10/2018 14:00 PM (GMT+7)

“Bài ca” trẻ biếng ăn luôn làm các bà mẹ của chúng ta căng thẳng ở mức tột độ nhất. Con không ăn, con sút cân, con hờ hững với thức ăn là điều bà mẹ nào cũng không khỏi lo lắng và bận tâm.

Thế nhưng, các nhà nghiên cứu tâm sinh lý trẻ em thì cho rằng, trẻ biếng ăn chỉ do một số lý do nhất định. Mẹ chỉ cần “bắt mạch” được đúng nguyên nhân thì trẻ sẽ mau chóng hào hứng trở lại với chuyện ăn uống.

Giúp mẹ “bắt mạch” trẻ biếng ăn - 1

1. Trẻ cảm thấy bị áp lực

Dù trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm chăng nữa thì trẻ cũng có những áp lực riêng của mình. Áp lực đơn giản chỉ vì bố mẹ cứ tiếp liên tục thức ăn vào khay của trẻ, luôn hỏi con muốn ăn gì hay đổi món này món khác, hay luôn luôn nhắc trẻ “hãy ăn đi”. Nên đôi khi trẻ cần bố mẹ hãy cứ tập trung vào bữa ăn của mình, trẻ sẽ tự cảm thấy trách nhiệm ăn thuộc về mình.

Cách khắc phục:

Hãy để trẻ tự ăn và ăn theo nhu cầu của chính mình. Việc của bố mẹ là cung cấp nhiều thực phẩm đa dạng trong bữa ăn với số lượng vừa phải để trẻ tự chịu trách nhiệm với chính khẩu phần ăn của mình. Có thể bạn thật khó để ngồi yên và có phần sốt ruột vì đôi khi trẻ có thể chẳng đoái hoài đến đồ ăn, nhưng chỉ với cách cho bé được quyền tự quyết như vậy trẻ mới không còn cảm thấy áp lực và sẽ cởi mở hơn để thử các loại thực phẩm mới.

2. Trẻ không cảm thấy đói

Trẻ muốn ăn nghĩa là trẻ phải cảm thấy đói. Tuy nhiên trẻ không có một công thức nào về thời gian trẻ thấy đói. Sẽ có ngày trẻ ăn tất cả những gì bạn bày biện ra nhưng cũng có thể nhịn dài cả tuần chỉ ăn mỗi bữa một chút ít, vì đơn giản bé không thấy đói. Các chuyên gia tâm sinh lý trẻ còn gọi là trẻ có những “ngày đói” và “ngày no”.

Cách khắc phục:

Hãy chấp nhận câu trả lời của trẻ “con không đói” và tôn trọng ý kiến đó, tuy nhiên hãy nhắc nhở trẻ bữa ăn chỉ kéo dài trong 30 phút (hay tối đa là 45 phút đối với trẻ dưới 2 tuổi) và sau đó nếu con không ăn con sẽ phải chờ tới bữa ăn tiếp theo để trẻ trân trọng giờ ăn hoặc có thể thay đổi quyết định.

3. Trẻ bị phân tâm

Xem TV, xem iPad hoặc chơi đồ chơi tại bàn ăn là tất cả những gì khiến trẻ phân tâm. Khi đứa trẻ xem hoặc chơi một trò chơi gì đó trên TV, iPad hay điện thoại, trẻ chỉ tập trung vào thứ mà thu hút nó và chểnh mảng việc ăn uống. Chính bản thân trẻ cũng không nhận ra mình đói hay no. Nguy hiểm hơn là trẻ ăn ít hơn hoặc nhiều hơn mức cần thiết.

Giúp mẹ “bắt mạch” trẻ biếng ăn - 2

Cách khắc phục:

Cần có luật trên bàn ăn, luật không chơi, không xem khi trên bàn ăn, và cả bố mẹ hay những người lớn trong nhà cũng cần tuân thủ luật lệ này để trẻ học và noi theo một cách nhanh chóng.

4. Thừa dinh dưỡng quá mức cần thiết

Một số trẻ biếng ăn đơn giản chỉ vì chúng đã nhận được đủ chất dinh dưỡng so với mức cần thiết, đặc biệt là tình trạng dư thừa chất đạm. Bố mẹ đôi khi nghĩ rằng con luôn cần được cung cấp những món ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất, thực phẩm tốt nhất với hàm lượng calo cao nhất thì trẻ mới được khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một phản ứng ngược lại, khi cơ thể trẻ đã nhận đầy đủ chất chúng không cảm thấy đói và kích thích nhu cầu ăn uống nữa.

Cách khắc phục:

Bố mẹ cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ và không quá áp lực về các món giàu dinh dưỡng trong một lần ăn. Cân bằng đó là ngoài các món ăn cung cấp tinh bột và protein cần tăng cường vitamin và chất xơ trong rau và quả. Cân bằng cũng có nghĩa trẻ được quyền tự lựa chọn số lượng và món ăn chúng cần, khi trẻ đã nói không muốn ăn nghĩa là chúng vẫn còn dư năng lượng và không có nhu cầu nạp thêm, bố mẹ hãy tôn trọng và tin tưởng ở quyết định của trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ tự nhiên, tăng cường cho trẻ chứa hàm lượng chất xơ và vitamin trong rau, quả. Hoặc cần sự linh động của bố mẹ trong việc thay đổi thực đơn hàng ngày. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, thay vì các món có hàm lượng dinh dưỡng quá cao với lượng protein lớn, mẹ có thể cung cấp các sản phẩm ngũ cốc ướt như ngũ cốc ướt vị chuối, lê, xoài hay táo, lê và quế. Nổi bật là các sản phẩm dinh dưỡng của Rafferty’s Garden có nguồn gốc tự nhiên thuần khiết, được chế biến từ ngũ cốc và các loại quả. Hơn nữa rất thuận lợi cho mẹ khi mang theo bên mình và trẻ có thể sử dụng bất kể lúc nào.

Giúp mẹ “bắt mạch” trẻ biếng ăn - 3

5. Trẻ cảm thấy không khỏe

Biếng ăn là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bé sắp ốm. Trong trường hợp này, bạn không cần cố cho bé ăn thật nhiều mà chỉ cần chắc chắn bé đang được cung cấp đủ nước. Và có thể sử dụng các sản phẩm dễ tiêu hóa như món ngũ cốc ướt nói ở trên, dòng sản phẩm của Rafferty’s Garden được nhập khẩu từ Úc. Với những món ngũ cốc ướt của hương vị trái cây này, không những giúp bé tăng kháng thể chống lại bệnh mà còn hồi phục vị giác của trẻ một cách nhanh chóng.

Cách khắc phục:

Cung cấp thường xuyên cho trẻ ăn nhưng tuyệt đối không được ép ăn, và ưu tiên các món chất lỏng như cháo hay ngũ cốc ướt. Thậm chí những lúc này trẻ còn gặp các vấn đề về tiêu hóa (như táo bón hay trào ngược) thì việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ trái cây rất tốt và cần thiết cho trẻ lúc này.

6. Uống quá nhiều sữa trong ngày

Trẻ trong độ tuổi ăn dặm không nên uống quá 500ml sữa mỗi ngày. Sữa chứa quá nhiều chất béo, cung cấp dồi dào năng lượng nên khi uống lớn hơn lượng cho phép, trẻ sẽ không còn nhu cầu ăn các món ăn dặm khác.

Cách khắc phục:

Giảm số lượng sữa và tăng cường các món ăn thô cho trẻ ngoài sữa. Tăng cường chất xơ và vitamin để cân bằng dinh dưỡng trong ngày.

Nên dù trẻ có biếng ăn thì đều có nguyên nhân và cách xử lý cụ thể, mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần bắt đúng bệnh là mẹ có thể tự tin giúp con yêu của mình hào hứng với chuyện ăn uống. Đó là phương pháp ăn uống khoa học mà các chuyên gia nghiên cứu tâm sinh lý trẻ tư vấn mẹ nuôi bé ăn ngon, lớn khôn, khỏe mạnh.

Bé ăn dặm bị táo bón – Nỗi khủng hoảng của mẹ
Bước vào tuổi ăn dặm, cũng là giai đoạn bé gặp phải rất nhiều các vấn đề về tiêu hóa. Phân sống, ăn gì ra nấy và thậm chí là táo bón trường kỳ. Lắm...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm