Hai đứa trẻ được dạy cách ngủ riêng khác nhau, sau 6 năm khác biệt lớn về tính cách

Hạ Mây - Ngày 27/11/2021 19:06 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý cảnh báo, việc tập cho trẻ ngủ riêng là điều cần thiết, tuy nhiên nếu cha mẹ áp dụng sai cách có thể tạo ra những tác động xấu đến tâm lý và thể chất của trẻ về sau. 

Hai đứa trẻ được dạy cách ngủ riêng khác nhau, sau 6 năm khác biệt lớn về tính cách - 1

Thời điểm Tiểu Lương và Tiểu Phi cùng 5 tuổi. Mẹ của hai đứa trẻ là bạn tốt của nhau. Trong một buổi trò chuyện cùng nhau, mẹ của Tiểu Lương nói rằng, đã đến lúc nên cho con ngủ riêng, cậu bé lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ nên chị muốn tập cho con ngủ riêng để dạy tính tự lập cho bé. Thế là hai bà mẹ quyết định cùng nhau lên kế hoạch cho các con ngủ riêng.

Khi mới bắt đầu, mẹ của Tiểu Phi áp dụng phương pháp cứng rắn, chị buộc con phải ngủ phòng riêng ngay lập tức, nhiều đêm cậu bé tỉnh giấc tìm mẹ, nhưng mẹ Tiểu Phi ép buộc con trở về phòng, cuối cùng cậu bé có thể ngủ một mình nhưng mang tâm lý sợ hãi.

Trong khi đó, mẹ của Tiểu Lương  thường xuyên đọc truyện và dỗ con ngủ sau đó mới trở về phòng của mình, chị giải thích cho bé hiểu rằng ngủ phòng riêng là việc làm cho thấy bản thân đã trưởng thành. Trong hai hôm đầu tiên cậu bé giật mình tỉnh giấc giữa đêm và có đi tìm mẹ, nhưng đến đêm thứ ba đã có thể tự mình ngủ một giấc tới sáng.

Khi trẻ đến độ tuổi nhất định nên tập cho con ngủ riêng, tuy nhiên cha mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ đến độ tuổi nhất định nên tập cho con ngủ riêng, tuy nhiên cha mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp. (Ảnh minh họa)

Việc hai đứa trẻ có thể tự ngủ thực sự là một điều hạnh phúc, nhưng kết quả sau 6 năm khiến mẹ Tiểu Phi tiếc nuối. Nếu Tiểu Lương có tính cách vui vẻ, dễ dàng kết giao với bạn bè thì Tiểu Phi lại nhút nhát và sống nội tâm, cậu bé rất ích khi trò chuyện với người khác, thậm chí đôi khi cậu bé còn gặp ác mộng khi ngủ. 

Khi nhận ra mức độ quan trọng của vấn đề, mẹ Tiểu Phi đã quyết định đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để thăm khám. Theo kết quả, Tiểu Phi gặp vấn đề tâm lý khi bị ép buộc sống trong những căn phòng riêng biệt trong một thời gian dài, cậu bé sinh ra tâm lý ngại giao tiếp, khó chia sẻ và kết giao với người khác.

Từ câu chuyện trên, các chuyên gia cảnh báo, việc tập cho trẻ ngủ riêng là điều cần thiết, tuy nhiên nếu cha mẹ áp dụng sai cách có thể tạo ra những tác động xấu đến tâm lý và thể chất của trẻ về sau. 

Hai đứa trẻ được dạy cách ngủ riêng khác nhau, sau 6 năm khác biệt lớn về tính cách - 3

Những ảnh hưởng nếu trẻ bị ép buộc ngủ phòng riêng

Đối với một số trẻ nhỏ, việc ép buộc ngủ phòng riêng không phải tự nguyện, có thể tạo ra những tác động nhất định đến tâm lý của trẻ.

Trẻ sẽ cảm thấy bất an, lo lắng

Một số trẻ còn quá nhỏ có thể không hiểu tại sao cha mẹ lại phải để con ngủ riêng, không thể hiểu rằng đó là do cha mẹ muốn đối xử tốt với mình. Vì vậy, một số đứa trẻ sẽ có thái độ chống đối hoặc hiểu nhầm rằng cha mẹ không yêu mình, không muốn ở bên cạnh mình nữa.

Đặc biệt là khi trẻ nhìn thấy những cảnh rất yêu thương của cha mẹ, và nghĩ đến việc mình bị “cách ly” khi ngủ một mình, trẻ sẽ nảy sinh ý thức từ chối và đánh mất trải nghiệm an toàn.

Một đứa trẻ thiếu an toàn có thể thiếu tính độc lập trong tính cách, trở nên nhát gan, dễ tự ti, không hòa đồng và không thích giao tiếp với người khác. Trạng thái này của trẻ sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình phát triển của trẻ về sau, trường hợp nặng sẽ ám ảnh trẻ suốt đời.

Việc trẻ nhỏ chưa sẵn sàng để ngủ phòng riêng, nếu bị ép buộc đột ngột có thể tạo ra những tác động xấu về tâm lý. (Ảnh minh họa)

Việc trẻ nhỏ chưa sẵn sàng để ngủ phòng riêng, nếu bị ép buộc đột ngột có thể tạo ra những tác động xấu về tâm lý. (Ảnh minh họa)

Nếu buộc phải chia phòng trẻ sẽ quấy khóc, ảnh hưởng quá trình tăng trưởng

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, nên duy trì tâm trạng thoải mái vào khoảng 10 giờ đêm và bước vào trạng thái ngủ sâu. Chỉ bằng cách này, nó mới có lợi cho việc tiết hormone tăng trưởng, đồng thời có thể thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ. 

Nếu buộc trẻ phải sống trong những căn phòng riêng biệt và thường xuyên gặp ác mộng hoặc quấy khóc khiến trẻ không thể đi vào trạng thái ngủ sâu, điều này cũng sẽ tác động xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ .

Vì vậy, việc cho trẻ ngủ phòng riêng không phải là chuyện có thể làm trong ngày một ngày hai, cha mẹ nên kiên nhẫn hơn, hãy giải thích cho trẻ vì sao khi đến một độ tuổi nhất định trẻ phải tách phòng ngủ riêng.

Hai đứa trẻ được dạy cách ngủ riêng khác nhau, sau 6 năm khác biệt lớn về tính cách - 5

Vậy làm thế nào để giúp trẻ ngủ trong phòng riêng đúng cách?

Để thuyết phục được trẻ ngủ riêng không phải là dễ, tuy nhiên nếu cha mẹ biết cách áp dụng, có thể khuyến khích trẻ hình thành thói quen ngủ riêng hiệu quả.

Hai đứa trẻ được dạy cách ngủ riêng khác nhau, sau 6 năm khác biệt lớn về tính cách - 6

Để trẻ tự trang trí phòng ngủ riêng

Một số bà mẹ rất lo lắng và cảm thấy rằng việc tách giường khi trẻ lên 3 tuổi là điều nên làm. Vì vậy, một số trẻ khi lên 3 tuổi vẫn còn rất quấn quýt với cha mẹ đã bị mẹ ép ở phòng riêng, khiến cảm giác an toàn của trẻ bị phá hủy, có thể sinh ra tâm lý tự ti hoặc sợ bóng tối.

Trên thực tế, việc chia phòng đúng cách nên áp dụng khi trẻ đã sẵn sàng về thể chất và tinh thần, mẹ sẽ tách dần giường và phòng cho trẻ, chỉ cần chuyển đổi một chút là trẻ sẽ tự nhiên có thể sống tự lập.

Hãy để trẻ cùng lựa chọn và trang trí phòng riêng theo ý thích: sơn tường, treo ảnh bé hay đơn giản là trang trí những hình dán nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh… Điều này vừa giúp cho cha mẹ và bé gần gũi lại vừa làm bé thấy yêu thích căn phòng hơn.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ tâm lý và không gian ngủ thoải mái.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ tâm lý và không gian ngủ thoải mái. 

Khi chuẩn bị phòng ngủ cho bé, cha mẹ cũng nên chú ý tạo một môi trường thuận lợi cho giấc ngủ, tránh để quá nhiều thiết bị điện tử. Nếu bé sợ bóng tối, hãy để một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng: ánh sáng nhẹ nhàng sẽ khiến bé an tâm và ngủ ngon hơn.

Hình thành thói quen tốt trước khi đi ngủ

Việc trẻ đột nhiên xa cha mẹ và cảm thấy sợ hãi, bất an là điều bình thường. Lúc này, mẹ có thể nhẹ nhàng dỗ bé ngủ. Điều quan trọng hơn là giúp trẻ hình thành các thói quen tốt, nhằm giúp việc sinh hoạt của trẻ vào nếp và tạo tâm lý thoải mái khi bé ngủ phòng riêng. 

Hãy tập cho bé những thói quen đều đặn như đánh răng, làm vệ sinh cá nhân, xếp gọn đồ chơi trên giường trước khi đi ngủ. Mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị giúp bé dễ ngủ hơn. Tránh kể quá nhiều về quái vật có thể khiến bé gặp ác mộng khi ngủ và không dám ngủ một mình nữa.

Hãy tập cho bé những thói quen đều đặn như đánh răng, làm vệ sinh cá nhân, xếp gọn đồ chơi trên giường trước khi đi ngủ. Mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị giúp bé dễ ngủ hơn.

Hãy tập cho bé những thói quen đều đặn như đánh răng, làm vệ sinh cá nhân, xếp gọn đồ chơi trên giường trước khi đi ngủ. Mẹ cũng có thể kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích thú vị giúp bé dễ ngủ hơn.

Hạn chế xuất hiện bên cạnh bé

Trong khi dỗ bé ngủ, mẹ có thể rời khỏi phòng trước khi bé ngủ thiếp đi để giảm dần sự phụ thuộc của bé. Tạo cho bé suy nghĩ rằng bản thân đang lớn lên và tự lập hơn.

Nếu bé lo sợ khi bạn rời đi, có thể giải thích với trẻ: “Bố mẹ ở ngay phòng bên cạnh thôi, nếu cần con có thể gọi mẹ”. Mẹ cũng có thể mua cho bé một chiệc gối ôm hoặc gấu bông để bé có cảm giác có bạn chơi cùng, ngủ cùng.

Không nên quá nóng vội

Trẻ nhỏ hầu hết đều quấn cha mẹ, vì vậy việc tập cho trẻ ngủ riêng ban đầu có thể gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng mà tạo áp lực cho bé. Hãy kiên trì giúp bé thích nghi dần dần để con có thể tự lập hơn.

Khen thưởng khi trẻ làm tốt

Nếu trẻ làm tốt, ngủ ngoan, mẹ hãy khen ngợi kịp thời hoặc là thưởng cho trẻ một món đồ chơi nhỏ xinh hay một món ăn mà con yêu thích. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được động viên và có động lực ngủ riêng hơn.

Mẹ cũng có thể mua cho bé một chiệc gối ôm hoặc gấu bông để bé có cảm giác có bạn chơi cùng, ngủ cùng.

Mẹ cũng có thể mua cho bé một chiệc gối ôm hoặc gấu bông để bé có cảm giác có bạn chơi cùng, ngủ cùng.

Trẻ có thói quen này khiến mẹ nổi cáu nhưng tiềm ẩn IQ cao, thông minh hơn hẳn bạn bè
Nếu trẻ bày bừa ở những nơi này trong nhà, cha mẹ không nên vội la mắng, điều này cho thấy trí tuệ của trẻ đang phát triển tốt.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm