Hành động này khi ăn nói lên trẻ sẽ khó thành công, điều thứ 3 nghiêm trọng nhất

Hạ Mây - Ngày 19/10/2021 19:41 PM (GMT+7)

Nếu trẻ có 3 thói quen xấu khi ăn uống này khó thành công khi lớn lên, cha mẹ phải chú ý và giúp con sửa chữa.

Hành động này khi ăn nói lên trẻ sẽ khó thành công, điều thứ 3 nghiêm trọng nhất - 1

Chúng ta thường thấy rằng đối với một người thành công, chỉ số IQ thôi là chưa đủ, mà còn phụ thuộc vào sự rèn luyện chỉ số EQ. Và một phần trí tuệ cảm xúc của một người thường được thể hiện trên bàn ăn, đặc biệt là bàn ăn nơi công cộng, có thể dễ dàng nhận ra được tài vận của một người như thế nào.

Theo dõi chỉ số EQ của trẻ trong những năm đầu đời là điều rất quan trọng để kịp thời điều chỉnh, nhằm có phương pháp cải thiện. Trên thực tế, chỉ số cảm xúc của trẻ em có thể được nhìn thấy từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay cả trên bàn ăn, cũng có những hành vi thể hiện đâu là đứa trẻ có chỉ số EQ thấp, tương lai sẽ phát triển không tốt. Và thói quen trên bàn ăn của một người thường được hình thành từ khi họ còn nhỏ, nếu cha mẹ không để ý mà để trẻ hình thành thói quen xấu thì khi lớn lên sẽ rất khó sửa, có thể sẽ ảnh hưởng đến thành công cuối cùng của một người.

Hành động này khi ăn nói lên trẻ sẽ khó thành công, điều thứ 3 nghiêm trọng nhất - 2

Những thói quen xấu trẻ dễ mắc phải trên bàn ăn

Giáo sư Li Meijin cho biết, hầu hết những đứa trẻ có 3 thói quen xấu khi ăn uống này đều khó thành công khi lớn lên, cha mẹ phải chú ý và giúp con sửa sai.

Thích ăn một mình

Trong mắt nhiều bậc cha mẹ, trẻ thích ăn một mình, đó là biểu hiện của sự thông minh. Vì vậy, khi trẻ thể hiện rằng trẻ thích đi ăn một mình ở nơi công cộng, trông trẻ rất trưởng thành.

Tuy nhiên, việc trẻ thường xuyên ngồi mình một mình cho thấy khả năng giao tiếp, liên kết của trẻ với mọi người còn kém. Bởi học cách chia sẻ là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ.

Việc trẻ thường xuyên ngồi mình một mình cho thấy khả năng giao tiếp, liên kết của trẻ với mọi người còn kém. Bởi học cách chia sẻ là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ.

Việc trẻ thường xuyên ngồi mình một mình cho thấy khả năng giao tiếp, liên kết của trẻ với mọi người còn kém. Bởi học cách chia sẻ là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ.

Nếu không biết cách chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt, trẻ có thể trở thành người ích kỷ trong mắt người khác. Khi ở trường, trẻ cũng khó hòa đồng với các bạn cùng lớn.

Sự phát triển và trí tuệ cảm xúc của trẻ không thể tách rời khỏi những hướng dẫn của cha mẹ và các mối quan hệ xung quanh. Do đó, nếu trẻ có thói quen này khi còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý và điều chỉnh, vì nó liên quan đến chỉ số EQ của mỗi đứa trẻ.

Cha mẹ nên giúp con biết đồng cảm với suy nghĩ và cảm xúc của người khác, biết sẻ chia để lớn lên, chúng sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Thiếu vệ sinh trên bàn ăn

Một số trẻ nhỏ thực sự bất cẩn và làm một số hành vi thiếu văn minh tại bàn như ngoáy mũi, bay nước bọt khi nói chuyện và không chú ý tránh bàn khi ho hoặc hắt hơi. Điều này dễ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến việc ăn uống của người khác. 

Hành vi và thói quen của một người có liên quan rất nhiều đến gia đình và cha mẹ, nếu được cha mẹ đào tạo bài bản thì đứa trẻ là người lễ phép và có học thức, có thể hoàn thành những việc lớn lao, nếu không được hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời, trẻ sẽ khó thành công trong tương lai.

Nhiều trẻ thích lựa chọn, hoặc chỉ chăm chăm đảo dĩa đồ ăn liên tục để lựa miếng ngon nhất cho mình ăn trước hoặc gắp đầy vào bát, một số trẻ khác hễ nhìn thấy trên bàn ăn có món này lại đòi ăn món khác.

Nhiều trẻ thích lựa chọn, hoặc chỉ chăm chăm đảo dĩa đồ ăn liên tục để lựa miếng ngon nhất cho mình ăn trước hoặc gắp đầy vào bát, một số trẻ khác hễ nhìn thấy trên bàn ăn có món này lại đòi ăn món khác.

Chọn và chọn

Có một kiểu hành vi khác mà nhiều trẻ dễ mắc phải trên bàn ăn, đó là thích lựa chọn, hoặc chỉ chăm chăm đảo dĩa đồ ăn liên tục để lựa miếng ngon nhất cho mình ăn trước hoặc gắp đầy vào bát, một số trẻ khác hễ nhìn thấy trên bàn ăn có món này lại đòi ăn món khác. Đây chính là hành vi ứng xử cực kỳ kém và là thái độ ích kỷ điển hình trên bàn ăn.

Nếu trẻ có thói quen này cho thấy trẻ có thái độ thích đòi hỏi, không tôn trọng cha mẹ, lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành người hay đòi hỏi, không biết bằng lòng với những gì mình đang có.

Hành động này khi ăn nói lên trẻ sẽ khó thành công, điều thứ 3 nghiêm trọng nhất - 5

Những quy tắc ứng xử lịch thiệp trên bàn ăn, cha mẹ nên dạy con

Cha mẹ phải chú ý uốn nắn, dạy dỗ con từ những vấn đề cơ bản, tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Đó là quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn.

Hành động này khi ăn nói lên trẻ sẽ khó thành công, điều thứ 3 nghiêm trọng nhất - 6

Dạy trẻ biết mời trước bữa ăn

Lời mời trước và sau bữa cơm là một quy tắc mà ai cũng cần phải biết và thực hiện. Lời mời còn là một nét văn hóa thể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng những người lớn tuổi trong bữa ăn. Nếu như văn hóa Việt quan niệm “lời chào cao hơn mâm cỗ” thì ở phương Tây, họ không chỉ mời mà còn chúc nhau những lời tốt đẹp.

Khi con đến tuổi biết nói và bắt đầu ngồi dùng bữa với cả nhà, bố mẹ nên dạy con phải có lời mới với người lớn tuổi trước khi ăn cơm như mời ông bà, bố mẹ, anh chị…

Cha mẹ cũng phải trở thành tấm gương cho trẻ học tập, mỗi ngày cha mẹ nên “mời” con trẻ trước, bộc lộ cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc để con hào hứng bắt chước lại. Rồi dần dần dạy cho trẻ nhận thức rằng “chỉ có trẻ ngoan mới biết mời mọi người trước khi ăn”. 

Cha mẹ nên dạy trẻ biết mời người khác trên bàn ăn, bởi lời mời trước và sau bữa cơm là một quy tắc lịch thiệp mà ai cũng cần phải biết và thực hiện.

Cha mẹ nên dạy trẻ biết mời người khác trên bàn ăn, bởi lời mời trước và sau bữa cơm là một quy tắc lịch thiệp mà ai cũng cần phải biết và thực hiện.

Tư thế ngồi ăn ngay ngắn, lịch sự

Nhiều trẻ nhỏ thường rất hiếu động nên thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn. Dù ngồi theo mô hình bàn ăn hay gia đình quây quần lại, thì quy tắc cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt đó là ngồi ngay ngắn trong khi ăn.

Cha mẹ, ông bà với quan niệm “trẻ con phải thế” đã hình thành thói quen xấu cho trẻ ngay từ nhỏ, để con thoải mái đùa nghịch, chạy nhảy trong lúc ăn.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của con, mà còn ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ ở nơi công cộng như hàng quán, chỗ đông người. Do đó, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen chỉnh tề, ngồi ngay ngắn khi vào bàn ăn.

Dạy trẻ không “kén cá chọn canh”

Một số trẻ thường đưa ra vô vàn “yêu sách”: Con không ăn món ăn này, con đòi phải bỏ gia vị này nọ ra khỏi món đó thì mới ăn… Nếu cha mẹ “lỡ” đáp ứng một lần thì rất có thể lần sau con lại tiếp diễn như vậy.

Điều này cực kỳ xấu, bởi nếu trẻ đã hình thành thói quen đó thì không chỉ trong bữa cơm gia đình mà khi ra ngoài, con vẫn sẽ tiếp tục giữ thói quen “kén cá chọn canh”, ảnh hưởng đến mọi người.

Cha mẹ cũng nên rèn cho trẻ thói quen chỉnh tề, ngồi ngay ngắn khi vào bàn ăn.

Cha mẹ cũng nên rèn cho trẻ thói quen chỉnh tề, ngồi ngay ngắn khi vào bàn ăn.

Mặt khác, chiều theo yêu cầu của trẻ được chọn thích đồ ăn này, không thích đồ ăn kia là gián tiếp làm con thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nếu tình trạng đó tiếp diễn lâu dài.

Vậy nên, cha mẹ phải dạy con biết trân trọng ᴄông sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, không nên chê bai, "kén cá chọn canh".

Biết nói lời cảm ơn

Dạy con trẻ biết nói lời cảm ơn cũng là quy tắc quan trọng trên bàn ăn mà cha mẹ cần dạy con từ sớm. Dạy con biết nói lời cảm ơn người nấu ăn không chỉ thể hiện cách ứng xử lịch sự, mà đó cũng là dạy con biết trân quý thành quả lao động của mọi người.

Sự nhận thức, thái độ, cách ứng xử của con sau này phụ thuộc rất lớn vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên ghi nhớ để uốn nắn trẻ càng sớm càng tốt, bởi “dạy con từ thuở còn thơ”. 

Dạy trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn.

Dạy trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn.

Nhờ người khác lấy hộ thức ăn khi cần

Trong bữa ăn, nếu đĩa thức ăn con muốn ăn ở xa tầm với, phụ huynh hãy dạy bé nên nhờ người ngồi gần lấy giúp thức ăn, thay vì rướn người lên để lấy. Vì khi vươn người lên có thể ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự.

Không những vậy, việc cố rướn người lên để lấy thức ăn có thể khiến đồ ăn rơi vãi ra xung quanh, gây mất vệ sinh và khiến người khác khó chịu.

Bé trai 7 tuổi đã dậy thì: Nguyên nhân là do bà cho ăn món này trong thời gian dài
Một số biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai không rõ ràng, cha mẹ nên chú ý quan sát và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời cho con.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời