Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa

Hạ Mây - Ngày 08/02/2021 14:30 PM (GMT+7)

Nếu hội chứng đầu phẳng ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của cơ miệng, răng hàm mặt, tai, mũi, họng và đầu và cổ.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 1

Hội chứng đầu phẳng hay còn gọi đầu lép, méo đầu, đầu bẹp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đầu của bé bị dẹt một phần hoặc toàn bộ phần sau của đầu. Hội chứng này thường xảy ra trong 4 tháng đầu đời của bé, và sẽ cải thiện dần khi bé được 6 tháng, bởi lúc này bé đã có thể điều khiển đầu của mình một cách linh hoạt.

Thông thường, hội chứng đầu phẳng sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên nhận thức về hội chứng đầu phẳng là gì và những cách đơn giản để ngăn chặn con mình bị chứng đầu phẳng.

Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng (đầu bẹp) là đâu?

Có đến 80% nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng ở trẻ em là từ tư thế thủ của bé. Trong giai đoạn sơ sinh, thời gian ngủ chiếm phần lớn thời gian của bé. Nằm ngủ ngửa trong nhiều giờ mỗi ngày khiến phần đầu bị bẹp một vùng.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 2

(Ảnh minh họa)

Không chỉ do nằm ngủ trên giường mà khi bé ngồi nhiều trên ghế oto cho trẻ, xe nôi, xích đu,.. cũng có thể làm đầu bé biến dạng. Đặc biệt những trẻ sinh non có nguy cơ cao bị bẹp đầu vì hộp sọ của chúng mềm hơn trẻ sinh đủ tháng.

Em bé sinh non có nhiều khả năng bị hội chứng đầu phẳng, do hộp sọ của bé mềm hơn so với những bé sinh đủ tháng. Bé sinh non còn phải nằm yên một chỗ nhiều hơn vì sức khỏe bé không cho phép bé được di chuyển hay được bế bồng nhất là khi bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho em bé sơ sinh.

Hội chứng đầu phẳng còn có thể xảy ra trước khi em bé chào đời nếu hộp sọ của bé phải chịu áp lực từ xương chậu của mẹ hoặc từ một ca sinh đôi. Trên thực tế, có nhiều em bé từ khi sinh ra đã có đầu phẳng.

Tác hại của hội chứng đầu phẳng

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 3

(Ảnh minh họa)

Hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng đều bị hội chứng đầu phẳng trong giai đoạn ngắn và không gặp vấn đề nghiêm trọng. Bởi vì hiện tượng đầu bẹp không làm ảnh hưởng não, dây thần kinh và hình dạng hộp sọ sẽ cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá chủ quan. Vì nếu hội chứng đầu phẳng nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của cơ miệng, răng hàm mặt, tai, mũi, họng và đầu và cổ. Hội chứng này cũng có thể có thể gây một số vấn đề sức khoẻ, như: Loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,… những vấn đề này gây ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ, nhưng không gây tác động xấu đến trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, một số biến chứng của động kinh có thể trở thành nguy hiểm tiềm tàng cho sức khoẻ của trẻ.

Nếu nhận thấy tình trạng của bé không tiến triển tốt thì ba mẹ cần đưa bé đến phòng khám uy tín để bác sĩ chẩn đoán. Bởi vì động kinh có biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Vậy cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hội chứng đầu phẳng ở trẻ?

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 4

(Ảnh minh họa)

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 5

Chú ý đến tư thế ngủ của trẻ

Cha mẹ hãy nhớ thường xuyên thay đổi tư thế nằm của trẻ và vị trí của hộp sọ, dù trẻ đang ngủ hay đang thức.

Theo Viện Y tế Quốc tế, các bà mẹ nên thay đổi hướng nằm của trẻ mỗi tuần để khuyến khích trẻ quay đầu nhìn theo mọi hướng, giúp trẻ linh hoạt hơn. Nếu trẻ thường xuyên nằm ngửa, đầu dễ bị biến dạng, vì vậy cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ nằm sấp để giảm áp lực lên xương chẩm.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 6

Thực hành liệu pháp “tummy time”

Mỗi ngày, mẹ cho trẻ nằm sấp kết hợp với nằm ngửa. Cha mẹ nên cho trẻ nằm sấp khoảng 2-3 lần một ngày, mỗi lần 3-5 phút khi em bé thức. Điều này sẽ giúp phần vai, cổ và các cơ bắp của bé phát triển. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này cho bé ngay.

Bên cạnh việc cho con nằm sấp trên giường, cha mẹ cũng có thể để con nằm sấp trên người mình. Phương pháp này không những hạn chế thời gian nằm ngửa của trẻ mà còn giúp trẻ gắn kết với cha mẹ hơn.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 7

Chú ý hướng thuận của trẻ

Đa số trẻ sẽ có xu hướng nghiêng về một bên, gọi là bên thuận. Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên quay đầu hay nằm nghiêng về một bên, cha mẹ nên sớm ngăn chặn điều này.

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh: 3 việc mẹ cần làm sớm để tránh hậu họa - 8

(Ảnh minh họa)

Để khắc phục, khi cho con bú, mẹ có thể chủ động đổi bên nằm của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dùng đồ chơi hoặc những thứ bé thích để thu hút sự chú ý của trẻ để nghiêng sang phía còn lại.

Bài tập cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi, con phát triển khỏe mạnh, sau này biết đi sớm
Những bài tập cho bé từ 0 - 6 tuổi giúp hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển tốt, nhất là phần xương.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn