Hỏi đáp bác sĩ: Công thức chứa phức hợp 5HMOs có lợi ích gì với sức đề kháng của trẻ?

Ngày 29/12/2021 10:00 AM (GMT+7)

Vì sao vào mùa đông trẻ hay ốm vặt? Có phải do trẻ có sức đề kháng yếu? Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ?... là những trăn trở hàng đầu của ba mẹ đang nuôi con nhỏ. Cùng theo dõi những tư vấn cụ thể từ chuyên gia.

Khi được hỏi: “Trong hành trình nuôi con nhỏ, ba mẹ sợ nhất điều gì”, hầu hết mọi người đều có chung câu trả lời đó là khi con ốm bệnh, là những đêm thức trắng canh con bị sốt, là những lúc con ho không ngừng, là những khi bé bị rối loạn tiêu hóa cả mấy tháng trời không tăng cân… Nhưng tại sao có bé lại hay bị ốm hơn những trẻ cùng lứa tuổi? Tại sao mùa đông trẻ lại hay bị ốm vặt hơn mùa hè? Có cách nào để tăng cường sức đề kháng, giúp bé giảm nguy cơ bị ốm vặt không?...

Trẻ có sức đề kháng yếu, hay ốm là nỗi trăn trở hàng đầu của ba mẹ. (ảnh minh họa)

Trẻ có sức đề kháng yếu, hay ốm là nỗi trăn trở hàng đầu của ba mẹ. (ảnh minh họa)

Cùng theo dõi những giải đáp của bác sĩ khoa Nhi nổi tiếng trong cộng đồng các mẹ bỉm sữa tại TP.HN - bác sĩ Phí Văn Công, hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, về những thắc mắc phổ biến này, cũng như cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả nhất, nhằm giảm nguy cơ trẻ bị ốm vặt, tạo nền tảng phát triển toàn diện, giúp trẻ tự tin khám phá trọn tiềm năng.

Video: Bác sĩ Phí Văn Công giải đáp thắc mắc của ba mẹ về vấn đề tăng sức đề kháng cho con.

Câu hỏi 1: Là mẹ của 2 bé (bé đầu 4 tuổi, bé thứ hai 2 tuổi), mối quan tâm lớn nhất của em là sức đề kháng của các con vì em hiểu chỉ khi con có sức đề kháng khỏe thì mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vậy nhưng em thường nghe nói trẻ nhỏ thì sức đề kháng kém hơn người lớn, vì vậy mà trẻ hay ốm vặt. Cho em hỏi tại sao trẻ nhỏ lại có sức đề kháng kém, mong được bác sĩ giải thích cặn kẽ nguyên nhân? – Độc giả Nguyễn Hải Anh (Hải Phòng)

Đáp: Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Sở dĩ sức đề kháng của trẻ còn yếu là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được bảo bọc và đồng thời có sức đề kháng nhất định do mẹ cung cấp kháng thể giúp sẵn sàng chống lại những tác nhân bất lợi. Khi ra đời, đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện mà phải tiếp xúc với môi trường sống mới nên dễ bị mắc bệnh vặt là vì vậy.

Bác sĩ Phí Văn Công chia sẻ: với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2-6 tuổi đề kháng khỏe là nền tảng quan trọng giúp con sẵn sàng phát triển trọn tiềm năng

Bác sĩ Phí Văn Công chia sẻ: với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2-6 tuổi đề kháng khỏe là nền tảng quan trọng giúp con sẵn sàng phát triển trọn tiềm năng

Câu hỏi 2: Bé nhà em hiện được 28 tháng, bé đã chạy nhanh và nói được khá nhiều nhưng có một vấn đề khiến em “đau đầu” là con rất hay ốm vặt. Mùa hè nằm điều hòa và nhất là mùa đông đến là bé thường xuyên bị sổ mũi, viêm họng, ho, sốt... Bác sĩ cho em hỏi có phải do sức đề kháng của bé yếu nên hay bị ốm vặt thế không?  - Độc giả Nguyễn Linh (Hà Nội)

Đáp: Thắc mắc của bạn là hoàn toàn đúng. Sức đề kháng của trẻ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập có hại như vi khuẩn, vi rút, vi nấm, ký sinh trùng từ môi trường xung quanh, thực phẩm, không khí, các dụng cụ, vật dụng,.. mà bé tiếp xúc.

Khi trẻ có sức đề kháng tốt sẽ là hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu sức đề kháng của trẻ yếu sẽ là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị ốm vặt như mẹ thường thấy.

Câu hỏi 3: Xin hỏi sức đề kháng yếu thì trẻ phải đối mặt với những vấn đề gì và trong trường hợp con tôi có sức đề kháng yếu thì tôi nên làm gì? – Độc giả Lê Anh Thư (Hải Phòng)

Đáp: Vì là hàng rào bảo vệ cơ thể nên khi sức đề kháng của trẻ yếu sẽ dễ mắc các bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp và tiêu hóa cụ thể như: cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, táo bón, tiêu chảy…

Có thể thấy sức đề kháng yếu về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy, với câu hỏi của bạn tôi khuyên bạn cũng như các bậc cha mẹ việc thiết yếu cần làm là tăng cường đề kháng cho trẻ để có hệ miễn dịch tốt, giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh và tạo tiền đề thuận lợi để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Câu hỏi 4: Thời tiết lạnh mùa đông rất dễ khiến các bé nhà em bị ốm vặt, vừa chăm sóc để con khỏe mạnh, tăng cân một chút thì lại đối mặt với đợt ốm mới. Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách tăng sức đề kháng để các bé bớt ốm vặt hơn, đặc biệt trong thời tiết lạnh này. Xin cảm ơn bác sĩ! – Độc giả Thùy Dương (Nam Định)

Đáp: Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc phổ biến của các bố mẹ gửi đến tôi trong thời gian vừa qua khi mùa đông tới cũng như thời điểm dịch bệnh này. Đương nhiên, khi trẻ có đề kháng khỏe sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Bạn cần biết rằng, tăng sức đề kháng cho trẻ là quá trình phối hợp của nhiều biện pháp như: giữ môi trường sống sạch sẽ, nhà cửa thông thoáng, cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, tiêm ngừa đầy đủ… và quan trọng nhất là xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi.

Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)

Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)

Câu hỏi 5: Muốn tăng sức đề kháng thì nên cho trẻ ăn gì, uống gì thưa bác sĩ? – Độc giả Trần Trang (Hà Nội)

Đáp: Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết giúp trẻ tăng sức đề kháng. Với trẻ ở bất cứ độ tuổi nào thì chế độ dinh dưỡng luôn cần đảm bảo mỗi bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như  thịt bò, các loại ngũ cốc, tôm, cua, gan động vật...; bổ sung thêm các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều Vitamin C, E, giúp tăng cường sức đề kháng. Một điều quan trọng nữa là cần cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm nước trái cây và sữa dinh dưỡng.

Câu hỏi 6: Thưa bác sĩ, tôi được nghe các mẹ bỉm sữa mách nhau về sản phẩm sữa dinh dưỡng chứa HMO có lợi ích tăng đề kháng cho trẻ. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi HMO là gì và lợi ích cụ thể như thế nào với sức đề kháng của trẻ? – Độc giả Trâm Phạm (TP.HCM)

Đáp: Không phải ngẫu nhiên thời gian gần đây rất nhiều bố mẹ gửi câu hỏi liên quan đến HMO về cho tôi, tôi sẽ chia sẻ cụ thể về “dưỡng chất vàng” này để bố mẹ hiểu hơn. HMO là thành phần chất rắn nhiều thứ ba trong sữa mẹ với hơn 200 loại khác nhau, được chia thành 3 phân nhóm chính và được mệnh danh là “người hùng” thầm lặng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

HMO được chứng minh khoa học mang tới nhiều lợi ích về miễn dịch bao gồm: Giúp giảm nguy cơ nhiễm nhiễm virus và vi khuẩn ở trẻ; duy trì cân bằng miễn dịch; thiết lập hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh và củng cố chức năng hàng rào niêm mạc ruột, từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp và tiêu chảy.

Đặc biệt công thức chứa phức hợp 43,5% của 20 loại HMOs được nghiên cứu giúp sữa chứa 5HMOs mang lại nhiều lợi ích với sức đề kháng của trẻ, thu hẹp đáng kể khoảng cách về sự đa dạng HMO trong sữa mẹ và vượt trội hơn hẳn so với các công thức bổ sung 1 vài loại HMOs trên thị trường.

Công thức chứa phức hợp 5HMOs mang lại nhiều lợi ích với sức đề kháng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Công thức chứa phức hợp 5HMOs mang lại nhiều lợi ích với sức đề kháng của trẻ. (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện cho việc bổ sung 5 loại HMOs (đại diện ở cả 3 phân nhóm) vào sản phẩm dinh dưỡng công thức còn chỉ ra các lợi ích vượt trội cho hệ miễn dịch của trẻ bao gồm:

 - Tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn, giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

 - Tăng tiết kháng thể IgA trong lòng ruột

 - Giảm một số loại tiêu chảy do nhiễm trùng

 - Giảm nhiễm trùng hô hấp

Với những lợi ích đã được các nhà nghiên cứu khẳng định qua nhiều năm, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng có chứa 5HMOs bổ sung cho trẻ.

Hỏi đáp bác sĩ: Công thức chứa phức hợp 5HMOs có lợi ích gì với sức đề kháng của trẻ? - 5

Nguồn: [Tên nguồn].