Lấy cớ bận rộn quay lại đi làm rồi vô tư để con cho bà chăm, mẹ trẻ giật mình khi nghe bà hỏi một câu

Hạ Mây - Ngày 13/03/2023 06:07 AM (GMT+7)

Đến lúc đó, vợ chồng chị mới nhận ra rằng nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con trai là của chính vợ chồng chị, chứ không phải là của ông bà nội, ngoại.

Trong xã hội ngày nay, các cặp vợ chồng sau khi sinh con vô cùng bận rộn. Không dừng lại ở việc chăm con, các bậc cha mẹ còn phải dành thời gian cho công việc để có được một cuộc sống đầy đủ. Nhiều bà mẹ phải bắt đầu quay trở lại công việc khi con còn nhỏ và nhờ ông bà chăm sóc cho con.

Vợ chồng chị Qiangzi vừa đón thêm thành viên vào tháng 5 năm ngoái. Cả 2 vợ chồng đều có công việc riêng nên không có nhiều thời gian để chăm con. Vì vậy, kể từ lúc con cứng cáp đến nay, việc nuôi dạy và chăm sóc con trai đều do một tay bà ngoại đảm nhiệm.

Lấy cớ bận rộn quay lại đi làm rồi vô tư để con cho bà chăm, mẹ trẻ giật mình khi nghe bà hỏi một câu - 1

Chị Qiangzi dự định sẽ tìm một bảo mẫu để đỡn đần mẹ nhưng vì quá bận rộn nên mãi vẫn chưa tìm được. Vì vậy, cứ ngày này qua ngày khác, mẹ ruột của chị Qiangzi vẫn "đầu tắt mặt tối" chăm cháu trai. 

Một ngày nọ, vẫn như thường lệ, khi bà mẹ trẻ Qiangzi nhờ mẹ chăm con để mình làm việc, người bà không kìm nén được cảm xúc mà tức giận đáp: "Đừng bắt mẹ chăm con cho con nữa. Con không nghĩ mẹ chăm con cho con bao lâu nay có cực khổ không? Con còn chẳng thèm quan tâm đến mẹ, có bao giờ con hỏi thăm mẹ có mệt không, có đau lưng không!”.

Câu nói của mẹ khiến chị Qiangzi “thức tỉnh”.

Câu nói của mẹ khiến chị Qiangzi “thức tỉnh”.

Sau khi nói xong, mẹ của chị Qiangzi lập tức thu dọn đồ đạc và đi về nhà. Đến lúc đó, vợ chồng chị mới nhận ra rằng nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con trai là của chính vợ chồng chị, chứ không phải là của ông bà.

Thực tế, ở một khía cạnh nào đó, so với việc cha mẹ chăm con, người già giúp việc chăm sóc con cái có một số lợi thế nhất định.

Lợi ích của người già với trẻ em:

1. Trẻ được phát triển tốt

Nếu trẻ còn nhỏ, việc gửi con để ông bà ngoài việc được đảm bảo chăm sóc, ăn uống còn giúp các bé có hội phát triển tốt hơn. Ông bà sẽ dành phần lớn thời gian chỉ dạy, chơi đùa và bảo ban các bé. Việc quây quần bên gia đình, cũng giúp trẻ ít nhiều hiểu hơn về sự gắn bó, thể hiện tình cảm với ông bà, bố mẹ và người thân xung quanh.

Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường kiên nhẫn hơn so với các bậc cha mẹ còn trẻ. Vì vậy, khi các bé phạm lỗi, các bậc ông bà thướng sẽ bình tĩnh giải quyết và khuyên nhủ các con thay vì la hay phạt con như nhiều ông bố bà mẹ. Do đó, việc giúp trẻ giải quyết vấn đề sẽ dễ dàng hơn.

2. Trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi

Ông bà luôn luôn thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc các cháu. Ngược lại, trẻ cũng sẽ dành những tình cảm tương tự với ông bà. Trong mắt trẻ, ông bà là những người lớn đã rất già, thế nên trẻ sẽ nảy sinh tâm lý muốn trợ giúp, muốn quan tâm và yêu thương dành cho ông bà.

Ông bà thường kiên nhẫn hơn trong việc xử lý tình huống với trẻ. (Ảnh minh họa)

Ông bà thường kiên nhẫn hơn trong việc xử lý tình huống với trẻ. (Ảnh minh họa)

3. Nguồn kiến thức và lời khuyên cho thế hệ trẻ

Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mỗi người chúng ta khi nghĩ về thế hệ ông bà chính là lượng kiến thức và những trải nghiệm độc đáo mà họ có thể cung cấp cho con cháu. Dù nghe có vẻ lỗi thời, nhưng họ đã trải qua nhiều tình huống cuộc sống và gặp gỡ nhiều người, vì thế những điều mà họ chia sẻ hẳn là đáng nghe.

4. Ông bà khỏe mạnh, vui vẻ

Việc gần gũi với con cháu cũng sẽ giúp cho ông bà khỏe mạnh, minh mẫn và vui vẻ hơn. Theo các chuyên gia tâm lý, người già khi về hưu thường có cảm giác rảnh rỗi, cô đơn, thậm chí là lo âu. Nên việc được các cháu thăm nom, hỏi hỏi thường xuyên sẽ giúp ông bà có tâm trạng thoải mái, hạnh phúc.

Ngoài ra, cùng vận động khi chơi với cháu cũng là một trong những cách giúp ông bà rèn luyện sức khoẻ cũng như giúp cho người già có cảm giác hữu ích khi giúp đỡ được con cái, chống được tâm lý sợ sự cô đơn của tuổi già.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên để cho ông bà là người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và chắm sóc trẻ bởi một số nguyên nhân sau:

1. Ông bà không còn đảm bảo đủ sức khỏe để chăm con

Ai đã từng nuôi con nhỏ đều biết rằng quá trình này rất mệt mỏi và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, sự nghỉ ngơi, ... của người lớn. So với người trẻ, người cao tuổi có sức chịu đựng hạn chế, việc đưa trẻ em đến có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với người cao tuổi, họ nên được an nhàn tuổi già, không nên mệt mỏi vì chăm sóc con cái. Vì vậy, nên để người già dắt trẻ trong thời gian ngắn, các bậc cha mẹ không nên để ông bà chăm cháu trong thời gian dài.

2. Trẻ dễ bị chiều hư

Các ông bà thường có xu hướng nuông chiều cháu. Có những người dù vô cùng hà khắc với con cái nhưng ngược lại, dễ dãi với cháu. Thậm chí, khi bố mẹ đưa ra một quy định nào đó cho trẻ, ông bà có thể đi ngược lại. Sự yêu chiều này vô tình phá hỏng kỷ luật mà bố mẹ đặt ra, khiến trẻ không vâng lời.

Ông bà thường hay chiều cháu nên sẽ dễ khiến các bé “hư hỏng”. (Ảnh minh họa)

Ông bà thường hay chiều cháu nên sẽ dễ khiến các bé “hư hỏng”. (Ảnh minh họa)

3. Chế độ dinh dưỡng

Ông bà thường cho cháu ăn quá nhiều. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể bị béo phì, vệ sinh răng miệng kém, hoặc thậm chí tiểu đường vì ông bà của chúng làm hỏng chúng bằng đồ ăn vặt, đồ ngọt, bánh kẹo và đồ ăn béo. Họ cố gắng làm cho cháu của họ hạnh phúc hơn, nhưng họ có thể gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Đây cũng là lý do không nên để ông bà chăm cháu quá nhiều.

4. Kỹ năng xã hội kém

Khi trẻ em dành phần lớn thời gian cho ông bà, chúng không đủ hứng thú để kết bạn với những đứa trẻ khác. Chúng có xu hướng thoải mái ở bên trong các mối quan hệ quen thuộc của mình, tránh né những người lạ. Thay vào đó, những đứa trẻ học nhà trẻ hoặc mẫu giáo, ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi hơn vì chúng phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn.

Có thể thấy, để trẻ phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ đó là nghệ thuật kết hợp một cách khéo léo giữa ông bà, bố mẹ và người thân trong môi trường đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương!

Bà ngượng chín mặt khi cháu hỏi sao hay đến nhà cháu ăn cơm nhờ?, người mẹ đáp cực hay
Câu hỏi bất ngờ của cháu gái khiến bà nội sững sờ và ngượng đến nỗi không trả lời được.

Dạy con

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách