Lời khuyên hay mẹ có con tự kỷ PHẢI ĐỌC

Ngày 25/03/2014 08:14 AM (GMT+7)

Để giúp cuộc sống của con trở nên dễ dàng hơn, cha mẹ hãy áp dụng các bí kíp dưới đây.

Lời khuyến số 3: Tạo ra một kế hoạch điều trị tự kỷ riêng cho con mình

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tự kỷ, và rất khó để xác định đâu là phương pháp phù hợp nhất cho con bạn. Khi đặt ra một kế hoạch điều trị riêng cho mình, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể áp dụng với tất cả mọi người vì mỗi người mắc bệnh tự kỷ lại có những khó khăn và thế mạnh riêng.

Phương pháp điều trị cho con bạn cần được cân nhắc dựa theo những nhu cầu cá nhân của trẻ.

* Con mình có những điểm mạnh gì?

* Con mình có những điểm yếu gì?

* Những hành vi nào gây ra nhiều vấn đề nhất ở con mình?

* Con mình thiếu những kĩ năng quan trọng nào?

* Con mình sẽ học tốt nhất bằng cách nào? (qua việc nhìn, nghe hay hoạt động?)

* Con mình thích làm gì và làm thế nào để đưa những hoạt động ấy vào việc điều trị?

Cuối cùng, các bậc phụ huynh nên nhớ rằng dù bạn chọn phương pháp trị liệu vì việc tham gia của bạn vào quá trình đó mới là yếu tố quan trọng làm nên thành công của quá trình trị liệu.

Chọn phương pháp điều trị tự kỷ

Có rất nhiều phương pháp và cách tiếp cận khác nhau trong việc điều trị bệnh tự kỷ. Một số phương pháp tập trung vào việc giảm thiểu những hành vi tiêu cực và xây dựng các kỉ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội cần thiết, trong khi 1 vài phương pháp khác lại tập trung vào việc cải thiện các vấn đề về giác quan, kĩ năng vận động, các vấn đề về cảm xúc và sự nhạy cảm với thức ăn.

Do có quá nhiều phương pháp để lựa chọn, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần tiến hành nghiên cứu, nói chuyện với các chuyên gia điều trị tự kỷ và đặt ra các câu hỏi cho họ. Nhưng bạn nên nhớ rằng bạn có thể chọn nhiều hơn một phương pháp trị liệu. Mục đích của việc điều trị tự kỷ là để có thể cải thiện được tất cả các triệu chứng và nhu cầu khác nhau của trẻ tự kỷ. Việc này đòi hỏi phải kết hợp giữa các phương pháp trị liệu khác nhau để có thể tận dụng được tối đa những phương pháp đó.

Lời khuyên số 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ

Việc chăm sóc 1 đứa trẻ mắc chứng tự kỷ là một công việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Sẽ có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay chán nản. Việc làm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, và việc nuôi nấng một đứa trẻ có những nhu cầu đặc biệt lại càng khó khăn hơn. Để có thể làm tốt nhất với cương vị của bậc cha mẹ, bạn cần phải biết tự chăm sóc cho bản thân mình nữa.

Đừng cố gắng tự làm tất cả một mình, vì thật ra không cần thiết phải như vậy! Có rất nhiều nơi mà các gia đình có con mắc chứng tự kỷ có thể đến để xin lời khuyên, trao đổi kinh nghiệm, cùng hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Tham gia vào các nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ. Đây là một cách rất thiết thực để gặp gỡ các gia đình có cùng hoàn cảnh giống bạn. Tại đậy, các bậc phụ huynh có thể chia sẻ thông tin, nhận được những lời khuyên, và tìm thấy sự đồng cảm.

Tạm nghỉ chăm con (respite care). Cha mẹ nào cũng sẽ có lúc cần phải được nghỉ ngơi. Và với cha mẹ phải đối mặt với những căng thẳng khi có con bị tự kỷ thì điều này lại càng cần thiết. Trong quá trình tạm nghỉ chăm con, một người chăm sóc khác sẽ tạm thời đảm nhận công việc này thay cho cha mẹ, để bạn có thể nghỉ ngơi vài giờ, vài ngày, hay thậm chí vài tuần.

Tư vấn cá nhân, tư vấn hôn nhân hoặc tư vấn gia đình- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi hay có biểu hiện trầm cảm, bạn nên tìm gặp một bác sỹ trị liệu để giúp mình. Phòng trị liệu là một nơi an toàn để bạn có thể nói ra mọi cảm xúc suy nghĩ thật của mình, dù điều đó tốt hay xấu.

Nhóm dịch CLB RUBIC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan