Mẹ khéo đừng “dại” cho con ăn đường

Ngày 17/03/2015 14:07 PM (GMT+7)

Đọc để biết về cách đường có thể làm tổn thương con bạn!

Trẻ sinh ra vốn đã thích vị ngọt. Không có gì lạ khi một đứa bé lớn lên, bánh kẹo…luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Ăn một chút bánh kẹo có thể sẽ không làm hại gì, nhưng ăn quá nhiều đường mỗi ngày sẽ khiến trẻ dễ gặp phải các rắc rối về sức khoẻ trong tương lai.

Trong năm 2009, trích dẫn bằng chứng về mối quan hệ giữa lượng đường và sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) công bố hướng dẫn mới thiết lập các giới hạn về số lượng đường phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể: Trẻ em nên tiêu thụ không nhiều hơn 3-8 muỗng cà phê đường mỗi ngày. 

Tuy nhiên thật không may, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi AHA, trẻ em từ 1-3 tuổi đã tiêu thụ khoảng 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày, và trẻ lớn tiêu thụ thậm chí nhiều hơn thế.

Mẹ khéo đừng “dại” cho con ăn đường - 1
Mẹ khéo đừng “dại” cho con ăn đường - 2

Biết về lượng đường có trong các loại thực phẩm và đồ hộp sẽ khiến mẹ "choáng váng"

Cùng đọc để tìm hiểu tác hại của đường đối với trẻ nhỏ:

Đường gây sâu răng

Thực phẩm có đường cũng sẽ chứa các vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều chị em “an ủi” rằng răng trẻ nhỏ là răng sữa nên rồi cũng sẽ thay rằng, tuy nhiên có một thực tế là phải đến năm 7,8 tuổi trẻ mới thay răng. Nếu răng bị sâu trước thời gian đó, trẻ sẽ có bộ hàm rất mất thẩm mỹ, thậm chí chỗ răng sâu có thể bị mủn, gây đau đớn.

Đường gây ra các vấn đề về hành vi

Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đường không gây hiếu động thái quá ở trẻ em nhưng đường dường như vẫn có một hiệu ứng mạnh mẽ đối với tinh thần trẻ em. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ giải phóng insulin, giúp hấp thụ đường vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng, khiến trẻ cảm thấy run rẩy và thèm đồ ngọt hơn.

Đường gây béo phì

Cũng giống như người lớn, trẻ em tăng cân khi lượng calo cơ thể hấp thụ nhiều hơn lượng calo đốt cháy được. Đồ ăn nhẹ và đồ uống có đường chứa nhiều calo càng ăn nhiều đương nhiên sẽ càng tăng cân. Ngoài ra, những đứa trẻ ăn quá nhiều đường có xu hướng không ăn đủ các loại thực phẩm lành mạnh khác mà cơ thể cần để phát triển. Trong khi đó, vì đường có vị ngon nên trẻ càng ăn nhiều, ăn khoẻ mà không thấy chán

Đường có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Đường không gây ra bệnh tiểu đường, nhưng một chế độ ăn giàu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin, một tình trạng tiền đái tháo đường. Vấn đề thời sự của cả Thế giới hiện nay là tình trạng trẻ bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang có xu thế gia tăng. Theo thông kê có đến 10% - 15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân tiểu đường.

Tăng khả năng cận thị

Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu tăng, dễ dẫn đến bệnh cận thị.

Linh Linh (parents)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm