Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Ngày 22/05/2018 16:53 PM (GMT+7)

Sốt cao có thể gây co giật và các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần phải biết hạ sốt đúng cách cho bé.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên bé rất dễ bị sốt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Rất nhiều mẹ bối rối không biết phải làm gì khi trẻ bị sốt. Các hướng dẫn sau đây sẽ giúp mẹ điều trị sốt cho bé đúng cách và nhanh chóng.

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt

Sốt là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Để điều trị sốt cho bé thì mẹ cần phải biết được các nguyên nhân gây bệnh. 

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt? - 1

Nhiễm khuẩn có thể khiến bé bị sốt. (Ảnh minh họa)

Sau đây là các nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sốt:

- Nhiễm khuẩn như vi khuẩn liên cầu gây viêm họng, hoặc nhiễm trùng tai. Trong các trường hợp này bé cần điều trị bằng kháng sinh.

- Niễm trùng do virus như cảm lạnh, cảm cúm, thủy đậu, sởi… Nhiễm virus không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh mà chỉ có thể điều trị các triệu triệu chứng. Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ mới biết đi và sốt thường kéo dài 3-4 ngày.

- Mọc răng thường gây sốt nhẹ.

- Tiêm chủng cũng có thể dẫn đến sốt nhẹ.

- Môi trường nóng hoặc bé bị nóng trong cũng có thể gây sốt.

Đôi khi sốt cũng có thể xảy ra do tình trạng viêm như viêm khớp hoặc các loại bệnh nghiêm trọng khác bao gồm ung thư.

2. Làm gì khi trẻ bị sốt?

Rất nhiều bố mẹ bối rối không biết phải làm gì khi trẻ bị sốt. Để giúp bé hạ sốt bố mẹ nên làm theo hướng dẫn sau đây:

- Đo nhiệt độ cho bé thường xuyên

Khi bé bị sốt mẹ nên theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên để phòng tránh bé bị sốt cao, co giật dẫn đến các biến chứng cơ thể.

Nhiệt độ bình thường của trẻ mới biết đi là từ 36 đến 37,2 độ C. Khi nhiệt độ bé rơi vào khoảng 37,3 -38,3 độ C thì có nghĩ bé bị sốt nhẹ. Nếu nhiệt độ từ 38,4 – 39,7 độ C thì cần phải theo dõi bé thường xuyên. Hầu hết các cơn sốt trong phạm vi này đều do virus hoặc nhiễm trùng nhỏ.

Bé sốt trên 39,8 độ C cần được xử lý và tìm cách hạ sốt nhanh chóng. Nếu sốt không hạ thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu bé sốt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, mẹ cũng cần đưa bé đi bệnh viện.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt? - 2

Chườm khăn ấm giúp hạ sốt. (Ảnh minh họa)

- Chườm nước ấm

Mẹ lấy khăn sạch nhúng nước ấm để chườm khắp cơ thể cho bé để giúp hạ sốt.

- Tắm nước ấm

Mẹ có thể chuẩn bị cho bé một bồn tắm có nhiệt độ thấp hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể bé. Cách này sẽ giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Mẹ lưu ý không bao giờ cho bé tắm bằng nước lạnh vì có thể gây sốc nhiệt.

- Uống nhiều nước

Sốt có thể dẫn đến mất nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước. Nước tinh khiết luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng mẹ cũng có thể cho bé uống nước trái cây tùy theo nhu cầu của bé. Các loại trà thảo dược như hoa cúc và bạc hà cũng có tác dụng giúp cung cấp đủ nước cho bé. Mẹ cần chú ý các dấu hiệu mất nước của bé. Bé càng sốt cao thì khả năng mất nước càng cao.

Các dấu hiệu mất nước bao gồm nước tiểu đậm đặc, có màu vàng đậm hơn và có mùi mạnh), miệng, môi và mắt khô. Khi bé bị mất nước mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được truyền nước.

- Mặc quần áo rộng rãi

Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để không khí lưu thông. Nếu bé lạnh mẹ có thể cho bé một tấm chăn mỏng.

- Thuốc hạ sốt: Mẹ chỉ cho bé sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cần tuân thủ đúng đơn thuốc, thời gian và số lần uống thuốc.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần thực hiện 4 điều quan trọng:

1. Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C

Nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất.

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm ấm, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...

Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con.

Tiếp đó, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán xem có bệnh nào khác không.

2. Để phòng thoáng khí, không đóng kín cửa

Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần mở cửa phòng để phòng thoáng khí. Việc đắp chăn, đóng kín cửa sẽ làm cho bệnh của trẻ càng nặng hơn. Nhiều trường hợp bố mẹ cuống cuồng vì con uống thuốc hạ nhưng không đỡ bởi cửa phòng đóng kín, gây bí bách, không thoáng mát.

3. Nới lỏng quần áo

Bố mẹ nên nới lỏng quần áo, tã lót khi trẻ sốt về đêm. Đồng thời, lấy khăn thấm nước ấm vắt kiệt lau trán, 2 hốc nách và bẹn cho trẻ, thay khăn 2-3 phút/ lần để trẻ hạ nhiệt.

Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo, tã lót và để phòng thoáng mát mà trẻ vẫn bị sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám kịp thời. Bố mẹ không nên ngại vì ban đêm mà không cho trẻ đi viện.

4. Bổ sung nước cho trẻ

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều sữa và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên.

Sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng bởi vậy bố mẹ cần cho con uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ muốn ăn gì, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn đó, không cần phải kiêng khem quá nhiều.

Trẻ sốt về đêm: Thực hiện ngay 4 bước bác sĩ Nhi khuyên giúp con cắt ngay cơn sốt
Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt về đêm cần thực hiện các phương pháp hạ sốt như khi trẻ bị sốt thông thường.

Cách hạ sốt cho trẻ

Lê Ánh (Dịch từ Wikihow)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cách hạ sốt cho trẻ