Mồ hôi trộm: Giải mã nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Ngày 14/05/2021 08:00 AM (GMT+7)

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây không ít thách thức cho mẹ trong quá trình chăm con. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đối mặt với tình trạng này. Trong số đó, mẹ sẽ khó có thể hình dung rằng mồ hôi trộm cũng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm da

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây không ít thách thức cho mẹ trong quá trình chăm con. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đối mặt với tình trạng này. Trong số đó, mẹ sẽ khó có thể hình dung rằng mồ hôi trộm cũng chính là một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Mồ hôi trộm thực tế gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, qua đó gây nên những phiền hà trong quá trình chăm sóc con thời gian sau sinh của mẹ. Hãy cùng TS - BS Phạm Lê Duy (Bệnh Viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh) giải mã nguyên do vì sao mồ hôi trộm lại gây nên tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh và cũng giúp mẹ có thể trang bị cho mình những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất để chăm sóc thiên thần nhỏ tiện lợi hơn, thuận tiện hơn.  

Mồ hôi trộm - Thủ phạm gây viêm da ở trẻ sơ sinh ít ai ngờ đến

Chia sẻ về vấn đề viêm da ở trẻ sơ sinh, chị Trúc Vy (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Con mình bị viêm da khi tầm 4 tháng tuổi. Thời gian đầu, da bé bị khô và ngứa vài chỗ. Về sau, tình trạng càng nặng hơn, mình có mang con đi khám để xem tình trạng có nguy hiểm không và nhờ BS tư vấn. Nhiều đêm con ngứa và quấy khóc không ngủ được, nhà mình cũng phải thức theo để chăm bé”. Có thể thấy, viêm da cơ địa gây ra nhiều bất tiện cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thiên thần nhỏ: trẻ quấy khóc, ngứa ngáy khó ngủ cũng khiến cho mẹ mất ngủ vì chăm con. Tuy nhiên, khi nói đến tình trạng viêm da ở trẻ sơ sinh, đa phần các mẹ không nghĩ rằng mồ hôi trộm cũng là một trong những nguyên nhân mà mình cần phải đề phòng. 

Theo chia sẻ từ BS Duy, mồ hôi chứa rất nhiều những chất khác nhau như các loại muối, urea, lactic acid, các peptide kháng khuẩn, histamine, đặc biệt là chứa các enzyme protease. Mồ hôi đổ ra nhiều, ứ đọng trên cơ thể trẻ ở những vùng da như đầu trán, vùng lưng (gần mông) và vùng bụng.v.v.. lâu ngày sẽ khiến da có “phản ứng” và bị viêm. Có nhiều trạng thái viêm da gây nên bởi mồ hôi trộm mẹ có thể chú ý:

Mồ hôi trộm: Giải mã nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh - 1

Mồ hôi trộm có ảnh ưởng mật thiết đến sự tấy đỏ vùng da ở cơ thể trẻ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt đáng lo ngại vào thời tiết nóng ẩm.

Đầu tiên là rôm sảy (milia): tình trạng này làn da sẽ xuất hiện rải rác các nốt sần nhỏ màu trắng hoặc đỏ do bít tắc các tuyến mồ hôi, hoặc từ các loại quần áo dày, bí bách mà mẹ cho trẻ mặc. Trạng thái này xảy ra nhiều nhất là ở các vùng lưng, ngực, bụng của trẻ do phần lớn thời gian của trẻ sơ sinh là nằm ngủ, mồ hôi vùng lưng bụng (vùng eo gần về phía mông) khi tiết ra thấm vào quần áo, tã dán thiếu độ thấm hút cũng sẽ khiến tình trạng ứ đọng diễn ra và khiến trẻ bị rôm sảy. Bên cạnh đó, một tình trạng thường thấy khác ở trẻ sơ sinh thường xuyên đổ mồ hôi trộm là hăm kẽ: Xuất hiện tại những vùng da nếp gấp như cổ, nách, bẹn háng thường chịu lực ma sát nhiều. Tình trạng kéo dài sẽ khiến vùng da đổ mồ hôi bị tấy đỏ, viêm da tiết bã (những vùng da viêm đỏ có đóng vảy vàng bên trên) và thậm chí chảy dịch, có thể bội nhiễm thêm vi trùng hoặc nấm. 

Đặc biệt, theo một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể nghiêm trọng hơn do mồ hôi trộm gây nên bởi một số cơ chế: Mồ hôi gây kích ứng da liên quan đến sự phóng thích một chất dẫn truyền thần kinh; mồ hôi có thể gây dị ứng tức thời do có chứa một loại protein của nấm Malassezia thường trú trên da của trẻ; ngoài ra, trên da sơ sinh đang bị tổn thương do viêm da cơ địa, mồ hôi từ tuyến mồ hôi có thể bị thấm ra các mô dưới da, gây kích ứng các mô đó và làm cho ngứa hay đỏ da. 

Bỏ túi ngay cách chăm con hiệu quả, giảm thiểu mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Mẹ biết không, quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể sơ sinh diễn ra mạnh mẽ, thân nhiệt trẻ tăng cao, trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm. Thế nên, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt cũng như theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ (lý tưởng vào khoảng 26oC), giữ cho phòng thoáng khí. Đồng thời, mẹ lưu ý không dùng nước quá nóng (trên 34oC), không tắm trẻ nhiều lần trong ngày bởi dễ khiến thiên thần nhỏ cảm lạnh, cũng như dễ gây tổn thương cho da của trẻ. 

Với những vùng da thường xuất hiện mồ hôi trộm như vùng lưng (gần mông) và vùng bụng, vị trí mẹ thường ít để ý đến, việc lựa chọn một chiếc tã dán sơ sinh mềm mại, thấm hút mồ hôi trộm hiệu quả ở những vị trí này chính là giải pháp giúp mẹ chăm sóc con đổ mồ hôi trộm tốt hơn so với việc “chữa cháy” bằng cách mang con đi tắm rửa hoặc lau/chà xát da thường xuyên bằng các loại vải.

Mồ hôi trộm: Giải mã nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh - 2

Tã dán sơ sinh Bobby đệm thun thấm mồ hôi mới chính là giải pháp hiệu quả giúp mẹ giảm nỗi lo về mồ hôi trộm, cũng như ngăn chặn được tình trạng viêm da ở trẻ.

Cụ thể, mẹ nên lựa chọn tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, giữ vùng lưng và vùng bụng của bé luôn khô thoáng. Tã dán sơ sinh Bobby có thiết kế bề mặt 4.000 lỗ thấm siêu tốc giúp thấm hút tốt chất tiêu bẩn, kết hợp cùng đệm thun thấm khô mồ hôi trộm sẽ giữ cho trẻ khô thoáng hoàn hoàn, giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn, hạn chế nguy cơ bị đánh thức bởi sự ẩm ướt. Ngoài ra, bề mặt mềm mại Cotton-Soft bổ sung Vitamin E sẽ thay mẹ nâng niu làn da sơ sinh mỏng manh, nhạy cảm. 

Việc chọn lựa một chiếc tã dán sơ sinh mềm mại, khô thoáng thật sự là giải pháp hiệu quả giúp mẹ hạn chế được mồ hôi trộm cũng như tình trạng viêm da gây ảnh hưởng đến sức khỏe sơ sinh của thiên thần nhỏ một cách an toàn và tiện lợi hơn. 

Mồ hôi trộm: Giải mã nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh - 3

Nguồn: [Tên nguồn].