Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo

Hạ Mây - Ngày 24/09/2021 19:54 PM (GMT+7)

Những câu chuyện cổ tích giải thích hiện tượng tự nhiên với nội dung đầy thú vị, mẹ nên kể bé nghe.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 1

Đọc truyện cổ tích cho con nghe, đặc biệt là các bé lứa tuổi mẫu giáo là một điều hữu ích mà cha mẹ nào cũng nên thực hiện, vì nó đem lại rất nhiều lợi ích cho bé. Không những giúp bé ngủ ngon giấc hơn mà còn hỗ trợ bé phát triển về nhận thức, tư duy mà những câu chuyện mang lại. 

Trong đó, kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại và hàng nghìn câu chuyện dân gian nổi tiếng của Việt Nam, với nội dung phong phú, đặc sắc dành cho các bé thiếu nhi.

Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào những cuộc phiêu lưu đầy thú vị mang đậm màu sắc thần kỳ, những câu chuyện cổ tích thần thoại, giải thích hiện tượng tự nhiên với nội dung đầy thú vị, tình tiết hấp dẫn, mẹ nên kể bé nghe.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 2

Thần thoại ông Trời

Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng. Người làm ra tất cả mọi thứ: trái đất, núi non sông biển, mưa, nắng, Trời sinh ra tất cả: loài người, cỏ cây, muông thú... Từ mặt trời, mặt trăng các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên.

Mắt của trời rất tinh tường, am hiểu và biết hết mọi sự xảy ra trên thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.

Trời cũng có vợ, gọi là bà Trời, và mỗi khi hai ông bà cãi mắng nhau là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Mỗi lúc Trời giận loài người lầm lỗi ở thế gian thì giáng xuống thiên tai, bão táp, lũ lụt, hạn hán...

Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao có chín tầng trời, và chỗ giáp với đất ấy là chân trời. Trời vô hình, không nói, nhưng người ta tin là ở đâu đâu cũng có mặt của Trời,  không một ai tránh khỏi lưới Trời, mọi việc đều do Trời định.

Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng.

Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng.

Ông Trời của Việt Nam thời cổ cũng gọi là Ngọc Hoàng từ khi văn hóa Trung Hoa tràn sang với đạo Lão.

Do ảnh hưởng sau này người ta cho rằng Ngọc Hoàng Thượng Đế ở trên tầng trời cao nhất, là vị thần Trời đầu tiên đã sáng tạo ra loài người. Ngọc Hoàng dùng đất sét nặn ra người xong, đem phơi nắng cho khô, bỗng cặp một trận mưa to, vội vàng đem các tượng cất đi, song có vài tượng không lấy kịp, bị nước mưa làm hư. Các tượng hư hóa thành các người tàn tật ở trên mặt đất, còn những tượng cất đi kịp hóa thành những người lành lặn, đủ tay chân.

Ngọc Hoàng ở trong một cung điện giống như cung điện nhà vua dưới trần đã bắt chước làm theo. Ở cửa điện có một thần mặc áo giáp cầm gậy giữ  cửa. Ngọc Hoàng họp triều tại đây triều đình cũng không khác gì ở hạ giới, có các quan văn võ, tướng tá, tức là chư thần thiên cung, đạo quân nhà Trời để trừng phạt những thần linh ngỗ nghịch. Ngọc Hoàng cũng có gia đình, một vợ, các con cái.

Vợ Ngọc Hoàng tức là Tây vương Mẫu, ở núi Côn Lôn, thế giới của tiên, cùng với một bầy tiên nữ. Tây Vương Mẫu có một vườn Bàn đào, cứ ba nghìn năm trái chín một lần, ăn vào thì được trường sinh bất tử, thường dùng để bày tiệc đãi các vị thần tiên trên trời. Tây Vương Mẫu là một người đàn bà nhan sắc tuyệt thế, có ba con chim xanh chuyên tìm thức ăn cho Vương Mẫu, biến thành một bầy thị nữ yểu điệu xinh đẹp.

Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn luôn vận sắc phục đại triều, áo thêu rồng vàng, đầu đội mũ có tua đỏ dắt mười ba viên ngọc ngũ sắc, ta cầm hốt. Ngọc Hoàng thường ngự trên ngai chạm rồng mỗi lần nhóm triều, xử việc trên trời hay ở thế gian. Tả hữu Ngọc Hoàng có các thần nhà trời chầu chực để Ngọc Hoàng sai khiến.

Cõi trời chia ra chín tầng có người nói là ba mươi ba tầng, các vị thần trời tùy theo chức tước quan hệ ít nhiều mà ở theo thứ tự mỗi tầng. Ngọc Hoàng là bậc tối cao, ở tầng thứ nhất.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 4

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian.

Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.

Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng.

Từ đó cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian.

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 6

Sự tích ngày và đêm

Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:

– Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!

Gà Trống đáp:

– Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!

Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:

Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ.

– Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!

Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.

Câu chuyện giải thích hiện tượng ngày và đêm.

Câu chuyện giải thích hiện tượng ngày và đêm.

Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:

– Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!

Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:

– Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!

Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.

Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 8

Cóc kiện trời (Sự tích con Cóc là cậu ông Trời)

Ngày xưa, có năm trời làm khô hạn, cây cỏ chết khô, súc vật khát lả người. Thấy nguy, Cóc quyết định lên kiện Trời. Trên đường đi, Cóc gặp Gấu, Cua, Gà, Chó, Cọp, Ong. Biết Cóc đi kiện Trời, cả nhọn nhất quyết xin theo.

Đến cửa Thiên đình, Cóc sắp xếp:

– Anh Cua vào chum nước. Anh Ong núp sau cánh cửa. Còn anh Gà, anh Chó, anh Gấu, anh Cop ra phía sau chờ đấy.

Sắp đặt xong, Có leo lên chiếc trống lớn đánh ba hồi.

Tiếng trống vang động Thiên cung, đến tai Ngọc Hoàng còn đang chú ý gỡ thế cờ bí. Ngọc Hoàng bực bội sai Thiên lôi ra xem. Ra cửa Thiên đình, nhác trông chỉ thấy một chú Cóc xấu xí ngồi chễm chệ trên trống, Thiên Lôi vội vào tâu báo Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng giận lắm, liền sai thần Rết đem quân ra hun chết Cóc. Đàn rết vừa oằn oài bò ra khỏi cửa thì Cóc đã quát Gà xông ra mổ chết.

Ngọc Hoàng lại sai Cáo ra cắn Gà. Cáo vừa ra liền bị Chó và Gấu xông lại quật tan xác.

Cóc kiện Trời vì hạn hán lâu ngày, Trời không cho làm mưa.

Cóc kiện Trời vì hạn hán lâu ngày, Trời không cho làm mưa.

Giận quá, Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét sáng lòe, nhưng chưa kịp trở tay thì đàn ong ở sau cửa đã bay đến đốt túi bụi. Thiên Lôi vội nhảy vào chum nước tránh Ong thì bị Cua giơ càng ra kẹp. Hốt hoảng, Thiên Lôi lại nhảy bổ ra, cả bầy Gấu, Cọp, Chó đều xông lên xé xác. Thiên Lôi vội cắp lưỡi tầm sét chạy mất.

Ngọc Hoàng bí thế phải mời Cóc vào giảng hòa. Cóc trình bày tình cảnh thiếu nước thê thảm ở trần gian. Ngọc Hoàng phải chịu cho Rồng phun nước, tưới khắp nơi, lại phải hứa với Cóc: hễ khi nào dưới trần hạn hán, Cóc cứ nghiến răng nhắc Trời.

Cóc đắc thắng kéo quân về. Dưới trần nước chảy lênh láng, cây cối lại xanh tươi, muôn loài sống lại, vui mừng chào đón đoàn quân đã anh dũng chiến thắng Ngọc Hoàng – vị chúa tể của muôn loài.

Từ sau đó về sau, hễ Cóc nghiến răng là trời sắp mưa. Vì thế, trong dân gian có câu hát:

Con Cóc là cậu ông Trời

Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho.

Những câu truyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo - 10

Bài học từ những câu chuyện cổ tích về hiện tượng tự nhiên

Những câu chuyện cổ tích vô cùng hấp dẫn, giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc lý giải các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên cũng như khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Việt thuở xưa.

Những câu chuyện cổ tích giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc lý giải các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên cũng như khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Việt thuở xưa.

Những câu chuyện cổ tích giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc lý giải các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên cũng như khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Việt thuở xưa.

Truyện cổ tích nước ngoài hay nhất, mẹ nên đọc cho bé nghe ít nhất một lần
Những câu chuyện cổ tích các nước được chọn lọc kỹ nhất, mẹ nên kể cho bé nghe.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn