Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt

Hạ Mây - Ngày 15/09/2021 22:33 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia tâm lý, 3 hành vi sau đây của cha mẹ đang ngày càng hủy hoại đi cảm giác an toàn ở trẻ.

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 1

Sau khi đứa trẻ chào đời, nhiều cha mẹ thường sẽ chăm sóc trẻ cẩn thận để đảm bảo rằng con có thể lớn lên khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh khi chăm con nhỏ lại quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, cơm ăn áo mặc mà bỏ qua nhu cầu phát triển tâm lý của trẻ.

Trẻ nhỏ trong quá trình lớn lên sẽ có sự chuyển biến tâm lý mạnh mẽ, đôi khi khiến bố mẹ lo lắng, đau đầu về sự thay đổi này. Do đó, nếu cha mẹ không áp dụng phương pháp nuôi dạy phù hợp có gây ra những ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ. 

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, sức khỏe tinh thần khỏe mạnh có tác động tích cực đến quá trình phát triển của trẻ. Việc đảm bảo cho trẻ nhỏ cảm giác an toàn vừa có thể đảm bảo sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ, cũng là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện nhân cách.

Mặt khác, những đứa trẻ thiếu tự tin sẽ khó tin tưởng vào người khác, khó thành công hơn trong tương lai. Vậy nên, việc đảm bảo trẻ nhỏ luôn có cảm giác an toàn, cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ là điều cần thiết, yếu tố quan trọng trong quá trình con lớn lên.

Theo các chuyên gia tâm lý, những hành vi sau đây của cha mẹ đang ngày càng hủy hoại đi cảm giác an toàn ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý để thay đổi phương cách giáo dục, giúp con phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 2

Không ôm khi con khóc

Nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng việc dỗ dành hoặc ôm trẻ khi trẻ đang khóc sẽ chỉ làm tăng thêm "sự kiêu ngạo" của con. Hoặc nghĩ rằng khi bé đã làm sai hoặc muốn điều gì đó, bé chỉ cần khóc để đạt được mục đích.

Theo các chuyên gia tâm lý việc trẻ dùng tiếng khóc để biểu đạt mong muốn, nhu cầu nào đó là một phần trong quá trình phát triển tâm lý. Trong một số trường hợp, trẻ khóc là "ngôn ngữ đầu tiên" để thể hiện theo mong muốn của mình khi đói, buồn ngủ, hạnh phúc và sợ hãi.

Nếu trong những trường hợp này, cha mẹ không quan tâm, chỉ phớt lờ nhu cầu và bỏ qua cảm xúc của trẻ, điều này sẽ khiến đứa bé cảm thấy bị bỏ rơi và bị ghét bỏ. Do đó, những cái ôm của cha mẹ dành cho con khi bé đang có cuộc khủng hoảng tinh thần là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích khác, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên nhìn nhận trường hợp này theo khía cạnh tích cực. 

Nghiên cứu cho thấy cha mẹ càng ôm con nhiều thì trẻ càng trở nên thông minh hơn, đồng thời trẻ sẽ luôn có cảm giác an tâm khi lớn lên.

Nghiên cứu cho thấy cha mẹ càng ôm con nhiều thì trẻ càng trở nên thông minh hơn, đồng thời trẻ sẽ luôn có cảm giác an tâm khi lớn lên.

Một cuộc khảo sát của Đại học Vanderbilt, Mỹ, cho thấy cha mẹ càng ôm con nhiều thì trẻ càng trở nên thông minh hơn, đồng thời trẻ sẽ luôn có cảm giác an tâm khi lớn lên. Theo đó, có 125 trẻ sơ sinh đủ tháng và sinh non tham gia nghiên cứu. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng em bé càng nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ hoặc nhân viên bệnh viện thì phản ứng não bộ của trẻ càng mạnh.

Cuộc khảo sát khác của Đại học Vanderbilt cũng đưa ra kết luận, về lâu dài, đứa trẻ được bố mẹ ôm ấp nhiều sẽ hạnh phúc, an toàn hơn so với trẻ cùng tuổi ít được bố mẹ ôm hôn. Những cái ôm sẽ truyền sức mạnh, năng lượng để trẻ hình thành và nuôi lớn ý chí, điều trẻ rất cần để đương đầu với những thách thức trong cuộc sống.

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 4

Quá nghiêm khắc với con

Việc cha mẹ giáo dục con trong khuôn phép, dạy con tự lập sớm là điều cần thiết, tuy nhiên nếu cha mẹ áp dụng phương pháp quá nghiêm khắc sẽ tạo ra những hệ lụy, trong một số trường hợp làm tăng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, làm phá hủy cảm giác an toàn của trẻ. 

Hầu hết cha mẹ đều cho rằng càng dạy bảo nghiêm khắc, bé sẽ càng biết cách cư xử. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kỷ luật nghiêm ngặt và độc đoán sẽ hạ thấp lòng tự trọng của bé và khiến bé cư xử không tốt đối với những người xung quanh.

Những lời chỉ trích và biện pháp kỷ luật sẽ làm mất đi sự đồng cảm cần có giữa những thành viên trong gia đình, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và bé ngày càng xấu đi. Việc nuôi dạy con cũng sẽ trở nên nặng nề khi cha mẹ thấy rằng mọi công sức giáo dục của mình đều vô ích. Giáo dục nghiêm khắc không chỉ khiến bé không vui mà ngay cả cha mẹ cũng không cảm thấy dễ chịu.

Những lời chỉ trích và biện pháp kỷ luật sẽ làm mất đi sự đồng cảm cần có giữa những thành viên trong gia đình, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và bé ngày càng xấu đi.

Những lời chỉ trích và biện pháp kỷ luật sẽ làm mất đi sự đồng cảm cần có giữa những thành viên trong gia đình, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và bé ngày càng xấu đi.

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 6

Đe dọa trẻ bằng lời nói

Một số bậc cha mẹ có thái độ cứng rắn hơn khi giáo dục con cái. Ví dụ, khi bé không nghe lời sẽ khiến bé sợ hãi bằng những lời đe dọa như: “Nếu con không nghe lời, mẹ sẽ không thương con nữa” hoặc “Con còn nghịch ngợm nữa, mẹ cũng sẽ ném con vào thùng rác ".

Với người lớn, những lời nói trên có thể chỉ mang ý nghĩa giải tỏa nóng giận tức thời, hoặc một lời dọa dẫm khi quá bế tắc với con. Nhưng với con trẻ, những câu nói này sẽ được in đậm trong tâm trí non nớt ấy.

Nếu cha mẹ nói điều này thường xuyên, sẽ khiến trẻ tin vào điều đó, lo lắng rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi, và cảm giác an toàn sẽ biến mất. Khi trẻ nghe và tiếp nhận mọi lời nói và hành động của người khác về bản thân mình. Người lớn đối xử như thế nào, thì trẻ sẽ tự đúc kết và đặt ra giá trị của bản thân ở mức đó. 

Nếu cha mẹ đe dọa trẻ bằng lời nói thường xuyên, sẽ khiến trẻ tin vào điều đó, lo lắng rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi, và cảm giác an toàn sẽ biến mất.

Nếu cha mẹ đe dọa trẻ bằng lời nói thường xuyên, sẽ khiến trẻ tin vào điều đó, lo lắng rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi, và cảm giác an toàn sẽ biến mất.

Chúng ta nên có nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của cảm giác an toàn đối với sự lớn lên của trẻ nhỏ, và quan tâm đến con nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, không nên để lại những hối tiếc cho sự trưởng thành của trẻ.

Khi lớn lên cùng những tổn thương tinh thần kéo dài, trẻ sẽ trở thành người tự tin, rụt rè, không cảm thấy tốt đẹp về chính bản thân mình, luôn sống trong lo sợ rằng người khác sẽ chê bai, dè bỉu mình. Một số khác sẽ luôn có vấn đề trong việc tin tưởng người khác, thờ ơ lãnh đạm, hoặc luôn có thái độ tiêu cực, bi quan với cuộc đời.

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 8

Vậy cha mẹ nên làm gì để tạo cho con cảm giác an toàn và được yêu thương?

Đối với trẻ nhỏ, hình ảnh người cha chẳng khác gì một “siêu nhân” mạnh mẽ, còn mẹ chính là “cô tiên” dịu dàng, là điểm tựa vững chãi nhất của bé. Và vòng tay của cha mẹ chính là nơi mà bé cảm nhận được sự an toàn đến ấm áp.

Do đó, cha mẹ có thể làm những điều sau đây để xây dựng cảm giác an toàn cho con, từ đó cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. 

Những hành vi này của cha mẹ đang khiến trẻ trở nên yếu đuối, dễ bị bắt nạt - 9

Cho trẻ tình mẫu tử đủ đầy và dịu dàng

Đối với trẻ nhỏ trước 3 tuổi, tình mẫu tử là điều quan trọng nhất. Mẹ có thể chạm hoặc ôm con nhẹ nhàng hơn, sự vuốt ve nhẹ nhàng có thể mang lại sự hài lòng tuyệt vời cho các bé. Vì trẻ biết rằng mẹ đã luôn ở bên cạnh mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em phát triển mạnh về tình cảm. Không cần phải thực hiện những điều to lớn, một nụ hôn hay một cái ôm mỗi ngày sẽ làm trẻ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, việc thể hiện tình cảm có thể giúp làm giảm khả năng hung hăng ở trẻ nhỏ.

Cố gắng tạo không khí gia đình hòa thuận

Bầu không khí gia đình có ảnh hưởng sống còn đến tính cách của đứa trẻ. Vì lợi ích của trẻ, không chỉ khi đối xử với trẻ, mà còn là quan hệ hòa nhã, hòa hợp giữa các thành viên khác trong gia đình, bởi vì trẻ em rất nhạy cảm.

Cha mẹ nên bắt đầu tăng sự gắn kết trong gia đình từ chính mình, những đứa trẻ sống trong một gia đình ấm áp với sự bình yên tự nhiên sẽ trưởng thành với nhân cách tốt và khả năng thành công cao hơn.

Việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện, quan tâm có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn nhất.

Việc cha mẹ thường xuyên trò chuyện, quan tâm có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn nhất.

Trò chuyện và bầu bạn với con nhiều hơn

Trong số nhiều yếu tố gây mất an toàn, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian nhất có thể để đồng hành và trò chuyện cùng con.

Bất cứ lúc nào, nhà cũng nên là nơi trú ẩn ấm áp nhất của trẻ, và luôn là nơi có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn nhất. Thật là tuyệt vời khi cha mẹ có thể dành nhiều thời gian bên con cái để chia sẻ và lắng nghe.

Điều này rất tốt vì trẻ sẽ cảm thấy sự đặc biệt, có thể chia sẻ là bất cứ điều gì với con từ việc chơi thể thao, nấu ăn, hay giúp đỡ việc nhà. Không có cách nào tốt hơn để cho trẻ biết rằng cha mẹ luôn yêu thương và quan tâm đến con.

Giúp con tự tin hơn và kết nối bạn bè cho con

Các nhà  nghiên cứu về tâm lý trẻ em cho rằng việc bé nhát gan và hay sợ hãi là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Chính vì thế mà việc bồi dưỡng khả năng để giúp bé tự tin hơn là vô cùng quan trọng.

Đầu tiên, hãy tạo cho bé điều kiện và cơ hội để có thể tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh. Các bậc cha mẹ thường can thiệp quá sâu vào cuộc sống của bé, và luôn cho rằng “bé không thể làm gì”. Chính điều này đã khiến cha mẹ luôn bao bọc con và làm cho bé có ít hơn những kinh nghiệm và sự tự tin về cuộc sống ở bên ngoài. 

Do đó, hãy để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đưa bé cùng tham dự các bữa tiệc hay gặp gỡ bạn bè cùng lứa cũng là một gợi ý hay để trẻ bạo dạn hơn.  

Hãy để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đưa bé cùng tham dự các bữa tiệc hay gặp gỡ bạn bè cùng lứa cũng là một gợi ý hay để trẻ bạo dạn hơn.

Hãy để con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Đưa bé cùng tham dự các bữa tiệc hay gặp gỡ bạn bè cùng lứa cũng là một gợi ý hay để trẻ bạo dạn hơn.  

Ngoài ra, môi trường xung quanh mà bé tham gia giao tiếp cũng là nhân tố vô cùng quan trọng. Cha mẹ cũng nên tùy thời điểm và hoàn cảnh mới để bé tự do chơi đùa cùng bạn bè bằng tuổi hoặc lớn hơn.

Việc cho bé thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao cũng là rất tốt. Bởi nó giúp có dịp thể hiện khả năng cũng như sống hết mình. Hơn nữa, luyện tập thể thao còn giúp bé có thể có được sức khỏe tốt và loại bỏ sự thiếu tự tin, đồng thời tăng cảm giác an toàn trong cuộc sống. 

Đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ

Thực tế, trẻ nhỏ luôn biết trân trọng những khoảnh khắc khi được cha mẹ đọc nghe một cuốn sách hoặc câu chuyện trước lúc đi vào giấc ngủ. Bên cạnh việc kết nối giữa cha mẹ và con cái, việc này còn giúp phát triển trí não của trẻ. 

Bởi đây là khoảng thời gian, cha mẹ và con cái gần gũi bên nhau, tăng sự tương tác và gắn kết tình thân.

Làm gương và là một hình mẫu tuyệt vời cho con

Cha mẹ làm gương cho con là một việc quan trọng, và cũng là một trong những việc khó nhất. Thông thường, các bậc cha mẹ quên rằng họ phải là những hình mẫu hoàn hảo để con có thể bắt chước học theo. Việc cha mẹ làm gương có thể bắt đầu từ những hành động tốt bụng bụng, đáng yêu, quan tâm đến người khác, từ đó trẻ sẽ học theo và trường thành theo hướng tích cực hơn. 

Tình yêu và tình cảm là nền tảng của hạnh phúc. Bằng cách thể hiện sự yêu thương với trẻ, điều này có nghĩa cha mẹ đang ban tặng cho con những món quà lớn nhất và hoàn toàn vô giá.

Đọc truyện, sách là khoảng thời gian cha mẹ và con cái gần gũi bên nhau, tăng sự tương tác và gắn kết tình thân.

Đọc truyện, sách là khoảng thời gian cha mẹ và con cái gần gũi bên nhau, tăng sự tương tác và gắn kết tình thân.

Không phải 8-9 giờ tối, đây mới là khung giờ vàng đi ngủ giúp con phát triển chiều cao
Thời điểm lý tưởng cho trẻ đi ngủ là 9h30 đến 10 giờ và trẻ nên đạt được giấc ngủ sâu vào lúc 11 giờ, nhằm thuận lợi cho quá trình tiết hormon tăng...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm