Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày

Hạ Mây - Ngày 10/05/2021 10:25 AM (GMT+7)

Cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến những biểu hiện của con, đôi khi chỉ những dấu hiệu nhỏ về dạ dày nhưng lại là tín hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, cha mẹ không nên chủ quan.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 1

Nhiều ông bố bà mẹ, dù ngày nào cũng cho con ăn đủ ba bữa, uống sữa đầy đủ nhưng chiều cao và cân nặng của con vẫn không tăng. Nguyên nhân có thể đến từ một số “trục trặc” trong hệ tiêu hóa của con.

Các cha mẹ nên biết rằng hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vốn còn rất yếu nên đôi khi một số vấn đề có thể xảy ra làm rối loạn quá trình tiêu hóa, từ đó khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến những biểu hiện của con để kịp thời phát hiện những vấn đề của con. Đôi khi chỉ những dấu hiệu nhỏ nhưng lại là tín hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, cha mẹ không nên chủ quan.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy chức năng tiêu hóa của trẻ có vấn đề, cha mẹ cần lưu ý để giúp con phát triển tốt hơn.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 2

Có nhiều bọt trong phân của trẻ

Khi con đại tiện, cha mẹ nên chú ý nếu thấy trong phân của con có nhiều bọt, phân tương đối thô, có thể thấy thức ăn chưa được tiêu hóa, phân có mùi chua, điều này có thể là do bé đã ăn quá nhiều tinh bột hoặc đường.

Nếu trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của con, gia giảm các loại thức ăn chứa quá nhiều tinh bột và đường.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 3

Khi con đại tiện, cha mẹ nên chú ý nếu thấy trong phân của con có nhiều bọt là có thể do hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 4

Có nhiều váng sữa trong phân

Nếu trẻ đi ngoài nhiều phân nhão, bên trong có nhiều bong bóng màu trắng xám như sữa, nhìn có vẻ nhờn dính đồng nghĩa với việc trẻ đang bị khó tiêu vì ăn quá nhiều dầu mỡ. Khi thấy con mình có hiện tượng này, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như các loại thức ăn chiên, thịt mỡ,...

Đồng thời, khi con ăn, cha mẹ nên nhắc nhở con phải ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể được tiêu hóa hoàn toàn.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 5

Phân trẻ có mùi trứng thối

Nếu cha mẹ phát hiện thấy phân của con có màu vàng nâu và có mùi tanh như mùi trứng thối, khi đó cơ thể con đang bị tiêu hóa kém.

Đối với những trường hợp này, cha mẹ cần chú ý giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn của con bằng cách loại bỏ bớt các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, đậu nành,... Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, các bà mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân và tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 6

Miệng trẻ có mùi chua

Cha mẹ có thể quan sát trẻ, nếu trẻ đã no sau khi ăn vài miếng cơm, miệng vẫn còn mùi chua thì có nghĩa là dạ dày của trẻ đang suy yếu. Vì khi đó, dạ dày của con đang mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 7

Miệng trẻ có mùi chua cũng là nguyên nhân cho thấy dạ dạy đang có vấn đề.

Bởi khi thức ăn ở trong dạ dày quá lâu, mùi mà chúng phát ra khi tiêu hóa trong dạ dày sẽ từ từ khuếch tán và đi ngược lên khiến khoang miệng của con có mùi chua, ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.

Khi đó, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh lại thực đơn của trẻ. Hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như các loại đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ hay các đồ ăn lạnh,... Đồng thời, cha mẹ cũng nên tăng cường cho con ăn các loại rau củ và trái cây để giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 8

TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 9

Vì sao trẻ ăn nhiều vẫn thấp còi?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ ăn nhiều vẫn thấp còi là:

- Do vẫn chưa quan tâm, đầu tư tốt nhất cho giai đoạn 1,000 ngày vàng: Từ khi mang thai, cho con bú mẹ sớm, hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.

- Khi đến thời điểm ăn bổ sung: Do cha mẹ lựa chọn thực phẩm không hợp lý, khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và khoáng chất cần thiết trong 5 năm đầu đời của trẻ. Rất nhiều mẹ cho các con mình ăn nhiều các chất bột đường, hoặc thực phẩm giàu chất béo từ đồ ăn nhanh,chế biến sẵn như xúc xích, bim bim…

Ngoài ra còn cho trẻ uống rất nhiều nước ngọt, nước có ga dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của em bé.

- Do hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu kém, nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh…

- Chiều cao không hoàn toàn do gen mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động. Nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho thấy như: di truyền, do tâm lý và môi trường sống, các yếu tố còn lại liên quan tới chế độ rèn luyện thể lực và quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng quyết định sự phát triển chiều cao, thể chất của trẻ.

Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời, đặc biệt là 1,000 ngày vàng, là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. 

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 10

Dấu hiệu nhận biết trẻ thấp còi là phân của trẻ có nhiều bọt, có nhiều váng sữa, phân có màu vàng nâu, theo bác sĩ 3 dấu hiệu này có đúng không?

3 dấu hiệu kể trên là chưa chính xác, nhưng nếu các trẻ có các dấu hiệu đó thì cũng có thể phải cho đi khám bác sĩ sớm để tìm nguyên nhân và khắc phục sớm, nếu không trẻ có thể không những bị suy dinh dưỡng thấp còi mà còn kết hợp cả suy dinh dưỡng nhẹ cân nữa.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 11

Ngoài 3 dấu hiệu trên thì có dấu hiệu nào để sớm biết trẻ bị thấp còi?

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có chiều cao theo tuổi thấp so với chiều cao chuẩn, đây là dạng SDD mạn tính, kéo dài. SDD thấp còi phản ánh một quá trình dài chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ với một chất lượng thấp. Chính vì vậy, các phụ huynh cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng đều đặn,nên hàng tháng với trẻ dưới 5 tuổi, để phát hiện sớm tốc độ phát triển chậm của con mình, từ đó có giải pháp cụ thể để khắc phục chậm phát triển chiều cao từ sớm.

Ngoài ra, các mẹ nên đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia để các bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn cân, đo, tư vấn chế độ dinh dưỡng và hướng dẫn chế biến bữa ăn hợp lý cho từng độ tuổi phù hợp với bé của mình, được tư vấn bổ sung vi chất cho cả mẹ và bé,… có như vậy mới cải thiện và phòng tránh được suy dinh dưỡng thấp còi.

Trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, BS Viện dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra nguyên nhân thường ngày - 12

Bố mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng thấp còi ở trẻ?

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các mẹ cần quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ngay từ tuổi vị thành niên. Việc cân bằng dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng (đầu đời), tức từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi, đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ dự trữ đủ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này. Bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh cũng rất cần thiết để phòng chống thiếu máu cho cả mẹ và con... Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm, lựa chọn và sử dụng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Các mẹ nên sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D giúp cho phát triển chiều cao. Mỗi một độ tuổi sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trong bữa ăn tự nhiên các mẹ cố gắng đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính.

- Nhóm đầu tiên cung cấp các chất bột đường như: Gạo, ngô, khoai, …

- Nhóm thứ 2 cung cấp chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa…

- Nhóm thứ 3 cung cấp vitamin, chất khoáng từ rau, hoa, quả, củ …

- Nhóm cuối cùng cung cấp chất béo đến từ dầu, mỡ, bơ… Đây là 4 nhóm thực phẩm chính nhưng tuỳ lứa tuổi, giai đoạn phát triển để sử dụng tỉ lệ nhóm chất khác nhau. Để cải thiện chiều cao các mẹ cố gắng khuyến khích cho các cho trẻ sử dụng các thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, pho mai), nên uống đủ sữa theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng cho từng độ tuổi, khoảng 600ml sữa hoặc các thực phẩm từ sữa.

Đây là một nguồn cung cấp canxi và các vi chất cho các em bé phát triển được tối đa. Ngoài ra, nên cho bé ngủ sớm, ngủ đủ giấc và tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày.

Góc chuyên gia: 5 món ăn vặt khiến trẻ dậy thì sớm, con có thích mấy mẹ không nên chiều
Cha mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn những món ăn vặt dưới đây, vừa khiến trẻ dậy thì sớm, vừa hại sức khỏe.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ