Trẻ bắt đầu biết cãi lời, mẹ ít làm 3 điều này, con khôn khéo hơn trong tương lai

Hạ Mây - Ngày 26/10/2021 18:45 PM (GMT+7)

Cha mẹ nên tránh 3 điều sau khi giáo dục con ở tuổi dậy thì, đứa trẻ sẽ nhạy bén và dễ thành công hơn trong tương lai. 

Trẻ bắt đầu biết cãi lời, mẹ ít làm 3 điều này, con khôn khéo hơn trong tương lai - 1

Tuổi mới lớn thực sự là một giai đoạn đẹp đẽ và sâu sắc, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút trưởng thành, và hầu hết các bậc cha mẹ cũng biết trước rằng trẻ ở tuổi vị thành niên thường dễ nổi loạn, khó dạy dỗ hay kỷ luật.

Tuy nhiên làm thế nào để nắm bắt kịp thời những bất thường về tâm lý cũng như định hướng đúng đắn cho con vào độ tuổi dậy thì vẫn luôn làm phụ huynh cảm thấy đau đầu và đầy khó khăn.

Ở độ tuổi này, dễ dàng nhận thấy một số trẻ có sự chuyển biến tâm lý nhanh và mạnh mẽ, những trẻ trước đó rất ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, nhưng đến giai đoạn tuổi dậy thì đột nhiên hay cáu gắt, chán học, điểm số sa sút, hay cãi lại thậm chí tỏ ra chống đối gây gắt với cha mẹ khi bị nhắc nhở, la mắng, lâu dần xa cách khiến cha mẹ lo lắng.

Về vấn đề này, giáo sư Li Meijin, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc cho biết, giai đoạn dậy thì khả năng phản ứng và mong muốn thể hiện bản thân, cá tính của trẻ rất mạnh mẽ. Do đó, nhiều trẻ thường có xu hướng cãi lời cha mẹ. 

Theo giáo sư Li Meijin, cha mẹ nên tránh 3 điều sau khi giáo dục con ở tuổi dậy thì, đứa trẻ sẽ nhạy bén và dễ thành công hơn trong tương lai. 

Trẻ bắt đầu biết cãi lời, mẹ ít làm 3 điều này, con khôn khéo hơn trong tương lai - 2

Bớt cằn nhằn, than vãn

Giáo sư Li Meijin cho rằng khi con trẻ đến tuổi dậy thì, cha mẹ không nên cằn nhằn, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, trẻ có thể sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy cha mẹ thật phiền phức, lâu dần sự tôn trọng ban đầu dành cho cha mẹ sẽ trở nên nhàm chán. Đồng thời, việc la mắng con thường xuyên có thể làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi.

Do đó, cha mẹ nên thay đổi cách thức và phương thức giao tiếp với con, học cách làm thế nào để thoải mái từ chính bản thân mình, sau đó hãy đến việc điều chỉnh, giúp con sửa sai. 

Cha mẹ hãy dành thời gian để trẻ nói lên những quan điểm của mình, cũng như lắng nghe con nhiều hơn. Nếu cha mẹ có kế hoạch gì cho cả gia đình hoặc cho con thì có thể trao đổi với trẻ để xem phản ứng của trẻ. Đôi khi việc lắng nghe trẻ cũng là giải pháp tốt để phụ huynh học hỏi thêm những góc nhìn mới qua suy nghĩ và đôi mắt của trẻ. 

Nếu việc cha mẹ cằn nhằn trẻ diễn ra trong thời gian dài, trẻ có thể sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy cha mẹ thật phiền phức

Nếu việc cha mẹ cằn nhằn trẻ diễn ra trong thời gian dài, trẻ có thể sinh ra cảm giác chán nản, cảm thấy cha mẹ thật phiền phức

Trẻ bắt đầu biết cãi lời, mẹ ít làm 3 điều này, con khôn khéo hơn trong tương lai - 4

Bớt áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên suy nghĩ của con

Đâu là mâu thuẫn lớn nhất giữa cha mẹ và con cái, thực tế cho thấy, nhiều trường hợp mâu thuẫn lớn nhất là cha mẹ coi mình là trung tâm của gia đình và là “thánh chỉ” của con cái. Không ít cha mẹ thường cho rằng mình đúng mà bỏ qua suy nghĩ, ý kiến của con.

Trong một số trường hợp, cha mẹ tự khẳng định ý kiến của mình là đúng, và con cái chỉ cần tuân theo điều đó. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi mới lớn đồng nghĩa với việc khi lớn lên các em đã có kiến thức và thế giới quan của riêng mình.

Đồng thời, nếu trẻ bị áp đặt suy nghĩ của cha mẹ thì sẽ khiến trẻ quên mất mình là một cá thể độc lập, có tính cách và bản sắc riêng.

Cách đơn giản nhất để tôn trọng trẻ là mỗi khi cha mẹ muốn con làm điều gì thì có thể hỏi thử ý kiến của con. 

Nếu trẻ bị áp đặt suy nghĩ của cha mẹ thì sẽ khiến trẻ quên mất mình là một cá thể độc lập, có tính cách và bản sắc riêng.

Nếu trẻ bị áp đặt suy nghĩ của cha mẹ thì sẽ khiến trẻ quên mất mình là một cá thể độc lập, có tính cách và bản sắc riêng.

Trẻ bắt đầu biết cãi lời, mẹ ít làm 3 điều này, con khôn khéo hơn trong tương lai - 6

Ít can thiệp vào đời sống xã hội của trẻ 

Trong giai đoạn tuổi dậy thì từ 12 đến 15 tuổi, trẻ thường có những thay đổi về tâm sinh lý khiến trẻ nhạy cảm hơn với bất kỳ điều gì. Đặc biệt, nhiều trẻ cảm thấy khó chịu và dễ bị tổn thương nếu như không được cha mẹ, người thân tôn trọng cuộc sống, tính cách riêng.

Ví dụ: Một số bậc cha mẹ để ngăn con mình yêu, nên bắt đầu theo dõi điện thoại di động của con, và ngay cả trong số bạn bè của trẻ, bạn khác giới nào cũng phải đặc biệt chú ý.

Tuy nhiên, trẻ cũng có những giao tiếp xã hội bình thường, đây là thuộc tính xã hội cơ bản nhất của con người. Việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vời đời sống riêng có thể gây ra hiệu ứng nổi loạn ở trẻ. Nếu như tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bắt đầu ương bướng, có những hành động và thái độ không đúng với người lớn tuổi.

Điều cha mẹ cần làm không phải là ngăn cấm, mà là truyền cho trẻ tinh thần theo đuổi cuộc sống cao đẹp hơn và dạy con những kiến thức về giới tính, để trẻ kiên trì học tập, rèn luyện kỹ năng sống, biết bảo vệ bản thân và không mắc sai lầm.

Cha mẹ nên lắng nghe, dành thời gian chia sẻ để gần gũi và giúp con mở lòng hơn.

Cha mẹ nên lắng nghe, dành thời gian chia sẻ để gần gũi và giúp con mở lòng hơn.

Bé gái 8 tuổi kêu đau ngực, mẹ bàng hoàng khi con dậy thì sớm vì những vật dụng này
Thực tế, không chỉ đèn ngủ mà các vật khác trong nhà cũng có thể khiến trẻ dậy thì sớm, cha mẹ cần chú ý.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời