Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này

Hạ Mây - Ngày 12/04/2022 19:23 PM (GMT+7)

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, cha mẹ cần quan sát thể trạng, chế độ ăn uống và trạng thái tinh thần của bé để có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Nghe audio
0:00
0:00

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 1

Ở trẻ em đang phát triển, quá trình trao đổi chất cao và các trung tâm kiểm soát nhiệt độ đồi thị thứ cấp nhạy cảm hơn với các kích thích, một số trẻ thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, điều này đôi khi khiến phụ huynh lo lắng..

Thực tế, trong một số trường hợp việc trẻ đổ mồ hôi trộm không phải là vấn đề lớn, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây, cha mẹ cần quan sát thể trạng, chế độ ăn uống và trạng thái tinh thần của bé để có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 2

Bộ não quá phấn khích trước khi đi ngủ

Trẻ thường thực hiện một số hoạt động kích thích trước khi ngủ sẽ khiến não hoạt động nhiều hơn, sau khi ngủ sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu, thường trở mình thường xuyên và giấc ngủ không ổn định. 

Đồng thời, quá trình trao đổi chất với trẻ trong giai đoạn phát triển diễn ra rất mạnh mẽ, do đó trung tâm điều hòa thân nhiệt cũng nhạy cảm hơn, chỉ cần một ít động tác nhỏ cũng có thể khiến trẻ đổ mồ hôi. Hơn nữa, cơ địa tiết mồ hôi của trẻ khác với người lớn, vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu.

Một số trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi khi ngủ khiến cha mẹ lo lắng.

Một số trẻ nhỏ thường đổ mồ hôi khi ngủ khiến cha mẹ lo lắng.

Mồ hôi chủ yếu xuất ra từ các tuyến mồ hôi ngoại tiết, vậy nên mồ hôi của trẻ thường tiết ra ở tay, chân, trán và lưng. So với người lớn, tuyến mồ hôi đã dần hoàn thiện, phát triển tốt, chủ yếu tập trung tiết ra ở nách – vùng bị khuất. Điều này khiến người lớn thường hay nghĩ rằng trẻ con xuất nhiều mồ hôi trộm.

Để tạo cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái, hãy cho trẻ tĩnh tâm trước giờ đi ngủ một tiếng, hình thành thói quen ngủ tốt và không để trẻ đi ngủ quá muộn.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 4

Có thể ăn nhiều thức ăn trước khi đi ngủ

Một số trẻ thích ăn gì đó và uống một chút sữa trước khi đi ngủ, tuy không nhiều nhưng sau khi những thức ăn này vào dạ dày chắc chắn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động, tăng tiết dịch vị và tuyến mồ hôi, từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều mồ hôi sau khi ngủ. 

Ăn trước khi đi ngủ cũng có thể khiến trẻ khó tiêu, khó chịu về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến diễn tiến suôn sẻ của giấc ngủ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý, không nên cho trẻ ăn quá no, không ngủ ngay sau khi ăn xong, cần đảm bảo dạ dày và ruột có 30 phút tiêu hóa trước khi chìm vào giấc ngủ. Nếu có thể, trẻ nên đi bộ thêm 15 phút sẽ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn.

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, cha mẹ cần quan sát thể trạng, chế độ ăn uống và trạng thái tinh thần của bé để có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, cha mẹ cần quan sát thể trạng, chế độ ăn uống và trạng thái tinh thần của bé để có phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 6

Có thể trẻ thiếu vitamin D 

Một số trẻ nhỏ dễ bị thiếu vitamin D hơn là thiếu canxi. Thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa canxi mà còn làm tăng khả năng mắc các bệnh khác nhau, và chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm cũng rất phổ biến. 

Nếu trẻ không chỉ đổ mồ hôi sau khi ngủ mà còn ra mồ hôi trộm thường xuyên, dễ cáu gắt, ngủ không yên giấc thì nên đến bệnh viện khám, sau đó thực hiện chế độ chăm sóc khoa học, phù hợp theo yêu cầu của bác sĩ.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 7

Do thời tiết quá nóng

Nguyên nhân tiếp theo không thể loại trừ trường hợp do yếu tố thời tiết tác động. Quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, cơ thể sinh nhiệt nhanh hơn, sau khi sinh nhiệt các em sẽ đổ mồ hôi để thoát nhiệt. Nếu phòng quá nóng hoặc đắp chăn quá dày, các bé sẽ bị nóng và đổ mồ hôi, nhất là các bộ phận ở đầu và cổ.

Những vùng tiết mồ hôi rõ nhất là đầu và cổ. Ngoài việc đổ mồ hôi cha mẹ cũng thường hay sợ con lạnh mà đắp chăn bông quá dày khiến giấc ngủ không ổn định.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi khi ngủ, cha mẹ đừng vội cho trẻ uống thuốc, hãy chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp. Nếu bé có biểu hiện bất thường nghiêm trọng, tốt nhất nên đến bệnh viện để khám.

Nhằm giúp phụ huynh có thêm những kiến thức và cách chăm sóc con phù hợp, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã chia sẽ những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 9

Thưa bác sĩ, một số trẻ nhỏ có sức khỏe tốt, nhưng thường đổ mồ hôi khi ngủ, điều này có nghiêm trọng không?

Khi trẻ vận động nhiều hoặc thời tiết nắng nóng thường bị đổ mồ hôi nhưng có nhiều trẻ mặc dù ở không khí mát mẻ, mặc đồ thông thoáng vẫn xảy ra hiện tượng này nhất lá ban đêm khi ngủ, đây có thể là tình trạng sinh lý bình thường. 

Ngoài ra, đây cũng có thể là triệu chứng bệnh lý do mắc một số vấn đề về sức khỏe. Việc này khiến trẻ bị khó chịu, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi nghiêm trọng hơn là dễ bị viêm phế quản, viêm phổi.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 10

Một số phụ huynh tin rằng, trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có thể do thiếu vitamin D, thưa bác sĩ đây có phải là nguyên nhân không?

Nếu trẻ đổ mồ hôi khi ngủ, có nhiều nguyên nhân không hẳn là do thiếu vitamin D.

Đối với trẻ nhỏ vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khung xương và răng. Vì vậy đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm.

Nhiều nhất là vùng đầu, lưng, trán, 2 lòng bàn tay, chân…Và cũng có thể là bình thường do đặc điểm cấu tạo tuyến mồ hôi của từng trẻ. 

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 11

Thưa bác sĩ, đổ mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ khác nhau như thế nào, trường hợp nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ?

Khi tăng hoạt động như khi trẻ bú, trẻ chơi vung đạp tay chân,… khiến trẻ bị đổ mồ hôi là tình trạng sinh lý bình thường.

Một số nguyên nhân khác như: mặc đồ kín, nhiệt độ phòng cao, trẻ gặp ác mộng hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc…

Một số bệnh lý ở trẻ gây hiện tượng này: Còi xương, hen suyễn, suy dinh dưỡng, bệnh tim, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ… Cha mẹ nên cho bé đi khám khi tình trạng này kéo dài.

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ có phải yếu không? BS Nhi: Cần bổ sung ngay chất này - 12

Cha mẹ nên làm gì để giảm thiểu tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ?

Cha mẹ nên bổ sung vitamin D qua tắm nắng sáng cho bé từ 8-9h sáng trong vòng 15-20 phút. 

Nếu ba mẹ không có thời gian hoặc điều kiện tắm nắng thì bổ sung vitamin D qua đường uống. Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, ba mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng, thấm hút mồ hôi, bổ sung thêm nước trái cây và đảm bảo lượng nước cung cấp hằng ngày cho bé.

Chuyên gia: Những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường có đặc điểm chung này từ bàn tay
Cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, có thể quan sát một số tín hiệu trên đôi bàn tay trẻ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con