Trẻ mấy tháng ăn bột mặn? Lưu ý khi cho trẻ ăn bột mặn

Linh San - Ngày 17/10/2021 16:16 PM (GMT+7)

Trẻ mấy tháng ăn bột mặn? Việc ăn bột mặn quá sớm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thận. Vậy bé mấy tháng ăn bột mặn là hợp lý nhất?

Bột ăn dặm nói chung và bột ăn dặm mặn cho trẻ nói riêng giúp hỗ trợ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin A, B, D, K cùng khoáng chất, axit amin và DHA cho các bé để các bé phát triển khỏe mạnh. Yêu cầu lựa chọn bột ăn dặm cho bé là cần phải đảm bảo bột phải mịn, dễ hấp thụ, hương vị thơm ngon nhất.

Trẻ mấy tháng ăn được bột mặn? (Ảnh minh họa)

Trẻ mấy tháng ăn được bột mặn? (Ảnh minh họa)

Trẻ mấy tháng ăn bột ăn mặn?

Trẻ mấy tháng ăn được bột mặn là câu hỏi được đặt ra từ rất nhiều mẹ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh giúp thụ được các dưỡng chất ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lúc này mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ăn dặm ngọt, không nên bột mặn quá sớm.

Sau tháng thứ 7, mẹ có thể bắt đầu xen kẽ 2 loại bột ăn mặn và ngọt. Thành phần của bột ăn dặm cần phải đa dạng để giúp con phát triển hoàn thiện hơn về thể chất và trí não.

Ngoài ra, từ tháng thứ 7 đến tháng 12, cơ thể bé đã bắt đầu sẵn sàng hấp thụ được 2 bữa ăn/ngày. Lúc này, bé có thể tạm biệt món bột ngọt thân thuộc và chuyển sang bột ăn mặn giúp kích thích vị giác hơn rồi đó. Loại bột ăn dặm mặn cho trẻ mà cần chọn mua phải đảm bảo được đủ 4 nhóm chất cơ bản gồm bột, đạm, vitamin-khoáng chất, chất béo.

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể xen kẽ bột mặn và bột ngọt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể xen kẽ bột mặn và bột ngọt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

Cách nấu bột ăn dặm mặn cho trẻ như thế nào?

Để có được bát bột đầy đủ dinh dưỡng, kích thích vị giác của bé. Mẹ cần phải thực hiện theo nguyên tắc nấu bột ăn dặm mặn như sau:

- Bột ăn dặm mặn không nên nấu quá loãng, đảm bảo tăng độ sệt theo từng giai đoạn của bé.

- Rau, củ cần phải mang luộc kĩ, mang rây lấy phần mịn, phần nước giữ lại để nấu bột hoặc cho trẻ uống.

Bột ăn mặn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

Bột ăn mặn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)

- Các thực phẩm thuộc nhóm chất đạm như thịt, cá, tôm, gà,...cần phải xay nhuyễn và nấu chín mềm.

- Có thể sử dụng thêm chất béo như dầu ăn, dầu oliu dành cho trẻ sơ sinh, không nên thêm các loại gia vị ăn dặm như mắm, muối sẽ làm ảnh hưởng đến thận của bé.

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng bột mặn

Ngoài vấn đề cần quan tâm là trẻ mấy tháng ăn bột mặn, mẹ cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Để con phát triển tốt nhất, mẹ nên cân bằng giữa việc cho con ti sữa và ăn bột ăn dặm.

- Mẹ nên đổi món mới sau khi con đã ăn khoảng 2-3 lần bột ăn dặm mặn. Phải chú ý xem con có bị dị ứng với đồ ăn hay không. Những dấu hiệu dị ứng bao gồm: nổi mụn đỏ, ho, nôn, tiêu chảy cấp...

- Không nên cho trẻ ăn quá no, đặc biệt là với trẻ 7-8 tháng sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ có thể gặp phải tình trạng chống đối.

- Tuyệt đối không nêm gia vị nấu ăn thông thường như muối, hạt nêm, mì chính,... vào bột ăn dặm của bé.

3 cách nấu cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm từ 6 tháng
Cháo rau mồng tơi cho bé không còn là món ăn xa lạ khi trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm. Rau mồng tơi có chứa rất ít calo và chất béo nhưng lại có lượng lớn...

Ăn dặm

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn dặm