Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua

Hạ Mây - Ngày 14/09/2021 19:11 PM (GMT+7)

Đối với những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học, thay vì "bắt ép" con đến trường sớm, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây.

Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua - 1

Những năm gần đây, nhiều phụ huynh cho con đi học nhà trẻ khi con vừa tròn 2,3 tuổi trở thành một xu hướng mới. Một số phụ huynh vì bận công viêc nên không có nhiều thời gian chăm con, một số khác cho rằng việc đưa con đi học, tức là tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ sớm sẽ giúp trẻ đẩy mạnh tính tự lập, việc tiếp xúc với tri thức sớm sẽ giúp con sáng trí, phát triển các kỹ năng xã hội.

Nhưng trên thực tế, tác dụng hướng dẫn của giáo dục sớm cho trẻ không “hiệu quả” như cha mẹ nghĩ, và việc bị ép đi học sớm không phải là một trải nghiệm trưởng thành dễ chịu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ đi học từ quá sớm (dưới 3 tuổi) có thể làm mất đi giai đoạn tốt nhất trong việc nuôi dưỡng cảm giác an toàn nơi đứa bé. Thêm vào đó, mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau, do các yếu tố như môi trường, gia đình, tính cách tự nhiên. Việc gửi trẻ vào cuộc sống tập thể quá sớm không chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bất an, mà còn phá vỡ sự cân bằng nội tại nơi trẻ.

Một đoạn clip được chia sẻ trên diễn đàn cha mẹ Trung Quốc gần đây, một cậu bé 2 tuổi vì không muốn đi học mà vừa khóc, vừa không ngừng đập phá cửa kính của xe buýt đưa đón học sinh. 

Cậu bé 2 tuổi vì không muốn đến trường sớm mà đập vỡ kính xe. (Ảnh minh họa)

Cậu bé 2 tuổi vì không muốn đến trường sớm mà đập vỡ kính xe. (Ảnh minh họa)

Theo như chia sẻ của cô giáo Vương, giáo viên của lớp cậu bé này: Những ngày đầu, thằng bé gào khóc, đòi mẹ. Nhưng đến giờ bé tách ra khỏi bạn bè, suốt ngày ôm chiếc chăn nhỏ của mình, chẳng chịu chơi với ai. Sau đó, mẹ của bé phải đưa con về nhà và cho trẻ nghỉ học suốt 3 tuần. Sau đó, vì bận công việc không thể ở nhà trông con 24/7, mẹ bé lại phải gửi con đến trường nhưng tình hình cũng không khả quan hơn. 

Ngay hôm đầu tiên phải lên xe buýt đến trường, cậu nhóc đã không ngừng khóc và đập tay vào tấm kính cửa sổ làm vỡ cả kính xe. May mắn thay, nhờ cô giáo đứng bên cạnh dỗ dành và quan sát kịp thời nên cậu bé không bị thương.

Đoạn video này sau khi được chia sẻ lên mạng đã được cư dân mạng quan tâm nhiệt tình. Một số cư dân mạng bình luận: "Có thể thấy bé không muốn đi học sớm! Mình thấy có rất ít bé chịu đi học sớm!", "Miễn cưỡng ép con quá!"...

Từ câu chuyện này, nhiều người thắc mắc liệu có nên cho trẻ nhỏ đến trường sớm? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ phần nào giúp cha mẹ có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.

Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua - 3

Có nên cho trẻ đi học sớm?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng giáo dục sớm góp phần phát triển trí tuệ và giúp trẻ thông minh hơn, nhưng thực tế, đối với trẻ trong giai đoạn sơ sinh, việc phát triển nhanh trí tuệ là hiện tượng hết sức bình thường, không cần ép buộc trẻ phải đi học từ sớm mới có thể đạt được điều đó. Nói cách khác, chỉ cần môi trường mà trẻ tiếp xúc đủ phong phú thì trình độ trí tuệ của trẻ sẽ được cải thiện, điều này không liên quan nhiều đến việc trẻ có đi học sớm hay không.

Điều đáng nói là trẻ càng nhỏ, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng, bởi giáo viên không thể bù đắp những thứ mà phụ huynh còn thiếu. Nếu môi trường giáo dục mầm non không đủ chất lượng sẽ làm gián đoạn nhịp sinh trưởng bình thường của trẻ. 

Thêm vào đó, nếu trẻ tiếp nhận phương pháp giáo dục sai lệch không chỉ làm tăng áp lực tâm lý cho trẻ mà còn có thể cản trở sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Đó là lý do nhiều giáo viên khẳng định những trẻ hiếu động, nghịch ngợm, ít tập trung trong lớp đều là những đứa trẻ được gửi đi học từ rất sớm.

Một số phụ huynh lại  tin rằng những bài học đầu đời có thể rèn luyện các kỹ năng xã hội của trẻ và góp phần giúp trẻ phát triển các biểu cảm, cảm xúc. Đây là điều cần thiết nhưng chưa hoàn toàn đúng, bởi đối với trẻ dưới 3 tuổi, lúc này trẻ thường có xu hướng thích chơi một mình hơn ngay cả khi được đặt trong các tình huống xã hội. 

Sau khi trẻ được 3 tuổi, trẻ sẽ hình thành nhận thức về xã hội và bắt đầu chủ động thiết lập các mối quan hệ xã hội với người khác. Vì vậy việc mong đợi những buổi học sớm để nâng cao kỹ năng xã hội là chưa cần thiết.

Đi học từ sớm được nghiên cứu có nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Đi học từ sớm được nghiên cứu có nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua - 5

Trẻ dưới 3 tuổi chỉ nên tiếp nhận sự giáo dục từ cha mẹ 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, trẻ có thể tiếp thu và học hỏi tốt hơn từ những kích thích của môi trường xung quanh, gia đình, sự an toàn và tình yêu thương của cha mẹ. Việc giáo dục con cái từ bé chỉ nên được trực tiếp thực hiện bởi cha mẹ, không ai khác có thể dạy trẻ tốt hơn các bậc phụ huynh. 

Giáo dục sớm không phải là nhồi nhét những kiến thức lý thuyết cho trẻ từ nhỏ như bảng chữ cái, các con số, phép tính… như chương trình giáo dục ở trường mầm non. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái là cách tốt nhất để cha mẹ dạy con từ sớm.

Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái không chỉ có thể làm tăng sự thân thiết giữa cha mẹ và con cái mà còn góp phần phát triển các khả năng của trẻ, chẳng hạn như kỹ năng thực hành, kỹ năng ngôn ngữ… 

Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái không chỉ có thể làm tăng sự thân thiết giữa cha mẹ và con cái mà còn góp phần phát triển các khả năng của trẻ, chẳng hạn như kỹ năng thực hành, kỹ năng ngôn ngữ…

Quá trình tương tác giữa cha mẹ và con cái không chỉ có thể làm tăng sự thân thiết giữa cha mẹ và con cái mà còn góp phần phát triển các khả năng của trẻ, chẳng hạn như kỹ năng thực hành, kỹ năng ngôn ngữ… 

Có rất nhiều hình thức tương tác giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ nâng cao chỉ số IQ. Quan trọng nhất, cha mẹ không nên đặt nặng thành tích, muốn con cái thông minh vượt bậc mà nên dành thời gian và công sức cho việc khám phá các năng khiếu, thiên hướng pháp triển của trẻ, từ đó có những cách thức giáo dục một cách có mục tiêu. 

Việc đặt niềm tin hoàn toàn vào các cơ sở giáo dục sớm và giao phó trách nhiệm giáo dục con cái là điều cha mẹ không nên làm. Chỉ có cha mẹ mới là người hiểu rõ con mình nhất, để có thể tìm ra cách thức và phương tiện tốt nhất để hướng dẫn con cái đúng đắn nhất.

Do đó, nếu buộc phải gửi con đến trường mẫu giáo trước năm con 3 tuổi, cần xây dựng cho con các kỹ năng cơ bản sau: Biết chủ động đi vệ sinh, có khả năng ăn uống độc lập, biết chủ động mang giày dép, biết nghe lời người lớn, khả năng giao tiếp cơ bản… 

Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua - 7

Những cách cha mẹ có thể giáo dục sớm tại nhà

Theo các chuyên gia giáo dục, cha mẹ không nhất thiết đưa trẻ đến trường sớm mới có thể nuôi dạy con hoàn hảo, thông qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ vẫn có thể dạy con học, tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng mới nếu áp dụng đúng phương pháp. 

Đối với những trẻ nhỏ, chưa đến tuổi đi học, cha mẹ cũng không nên "bắt ép" con đến trường sớm, có thể áp dụng một số cách sau đây:

Trẻ nhỏ khóc lóc không muốn học sớm, 6 cách dạy con học giỏi mẹ không nên bỏ qua - 8

Chơi với con và trở thành một người bạn thân thiết

Không có gì hữu hiệu để giáo dục sớm cho trẻ bằng việc trở thành bạn của con, chơi cùng con. Chỉ khi chơi cùng trẻ, những gắn kết, tin tưởng và niềm vui mới nảy nở rực rỡ nhất trong lòng con. Việc của cha mẹ là chọn cách chơi sao cho bổ ích, để con học được càng nhiều càng tốt trong lúc chơi.

Cha mẹ cũng không nên áp đặt tư tưởng “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, chỉ khiến trẻ trở nên vô cảm và lì lợm hơn. Những lần ngồi vẽ, chơi trốn tìm cùng con chính là những ký ức tươi đẹp để mãi về sau, khi nhớ về, con vẫn cảm thấy mình đã có “người bạn lớn” tuyệt vời đến thế nào.

Cha mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con, không ai có thể giáo dục, gần gũi con tốt hơn cha mẹ.

Cha mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con, không ai có thể giáo dục, gần gũi con tốt hơn cha mẹ. 

Đọc sách, truyện tranh cùng con

Bé sẽ học được nhiều điều từ những cuốn sách, truyện tranh. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu chứng minh rằng việc được cha mẹ đọc sách cho nghe ngay từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng tới khả năng học tập, tiếp thu của con khi bước vào cấp một. 

Khi được mẹ đọc sách cho nghe, dù lúc đó các con chưa biết chữ, chưa hiểu rõ được nội dung nhưng con vẫn được nghe giọng nói của bố mẹ qua lời đọc của câu chuyện khiến trẻ cảm thấy an toàn, diễn đạt cảm xúc của con cũng trở nên phong phú hơn.

Cho trẻ không gian riêng tư

Trẻ dưới 3 tuổi thường dành nhiều thời gian để chơi một mình, vì trẻ chưa nhận thức được việc kết nối và thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh. Do đó, cha mẹ hãy để trẻ có không gian riêng tư để con tự do khám phá thế giới theo cách của mình.

Việc tạo không gian riêng tư cho trẻ cần được cha mẹ kiểm soát trong tầm mắt, vì trẻ còn nhỏ để nhận thức được mối nguy hại. Tạo không gian an toàn và luôn để mắt tới trẻ nhưng đừng "kèm cặp" con quá mức, trẻ sẽ có xu hướng sáng tạo hơn trong tương lai. 

Chỉ khi chơi cùng trẻ, những gắn kết, tin tưởng và niềm vui mới nảy nở rực rỡ nhất trong lòng con.

Chỉ khi chơi cùng trẻ, những gắn kết, tin tưởng và niềm vui mới nảy nở rực rỡ nhất trong lòng con.

Chú ý nhiều hơn và khuyên răn ít đi

Thay vì khuyên răn con giống như mệnh lệnh bắt con phải làm theo, thì cha mẹ nên chú ý đến con nhiều hơn để biết con cần gì và mẹ có thể làm gì để giúp con? Những lời khuyên răn ngay từ khi còn bé chỉ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, không được làm những điều mình mong muốn mà ngược lại, tư duy của trẻ cũng sẽ bị bó hẹp, trở nên dập khuôn hơn. 

Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc của con cái về tinh thần cũng như vật chất, muốn được vậy thì cha mẹ cần phải hiểu con cần gì để kịp thời giúp đỡ.

Đặt ra những câu “Hỏi và trả lời”

Cùng nhau "Hỏi và trả lời" cũng là phương pháp giáo dục con tốt mà cha mẹ nên áp dụng. Thay vì nói với trẻ: "Con phải dọn dẹp đồ chơi đi", cha mẹ có thể chọn cách diễn đạt mềm mỏng hơn "Con có thể giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi của mình không?". Hỏi và trả lời là cách cha mẹ dạy trẻ có khả năng giao tiếp, tư duy phản biện vấn đề, đồng thời khám phá tính cách và sở thích của con.

Trẻ cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng, từ đó hào hứng hơn khi tham gia vào các công việc. Cha mẹ nên thường xuyên "hỏi và trả lời" ngay khi trẻ còn bé, sau này lớn lên, con sẽ có khả năng giao tiếp rất tốt.

Hỏi và trả lời là cách cha mẹ dạy trẻ có khả năng giao tiếp, tư duy phản biện vấn đề, đồng thời khám phá tính cách và sở thích của con.

Hỏi và trả lời là cách cha mẹ dạy trẻ có khả năng giao tiếp, tư duy phản biện vấn đề, đồng thời khám phá tính cách và sở thích của con.

Đi chơi cùng nhau nhiều hơn

Nếu có thời gian, cha mẹ nên cùng con đi chơi nhiều hơn, bởi dù là mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng đều được xây dựng dựa trên sự gắn kết.

Ngoài ra, việc "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", trẻ cũng sẽ học rất nhiều thứ từ những chuyến đi du lịch ngắn ngày, những lần đi chơi ở công viên, hòa mình vào thiên nhiên... điều này cũng sẽ tạo nên những ký ức tuyệt vời cho trẻ khi trưởng thành. Khi có một tuổi thơ êm đềm, con sẽ hình thành tính cách nhẫn nại, từ tốn và tích cực khi lớn lên.

Bác sĩ Khoa Nhi: Muốn bé thông minh, chóng lớn mỗi ngày, hãy tuân thủ nguyên tắc ăn dặm
Theo bác sĩ khoa Nhi, nếu muốn bé được khỏe mạnh, thông minh và phát triển tốt, cha mẹ nên làm theo bảy nguyên tắc cho bé ăn dặm.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh