Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và vặn mình về đêm?

Linh San - Ngày 28/02/2021 15:56 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và vặn mình thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng và không biết đó là dấu hiệu bình thường hay bất thường, cũng như tại sao lại xảy ra.

Trẻ sơ sinh thường hay vặn mình và rặn è è là một hiện tượng sinh lý bình thường. Bé sẽ có hiện tượng vặn người, rặn è è, gồng mình và đỏ mặt trong khoảng vài phút ngắn và trở lại bình thường.

Trước tiên, mẹ cần phải hiểu rằng, mỗi bé sơ sinh có thể hay vặn mình khoảng 10-23 lần mỗi ngày. Đối với những trẻ từ 2-4 tuần tuổi sẽ thường gặp hiện tượng này nhiều hơn ở những tháng lớn hơn.

Tình trạng a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-hay-van-minh-la-do-sinh-ly-hay-benh-ly-c10a401594.htmltrẻ sơ sinh hay vặn mình/a và rặn thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

Nếu như trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn kèm theo những triệu chứng khác nôn trớ, ợ hơi, bị khó ngủ và quấy khóc, trông giống như bị đau,… Các mẹ cần phải có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ Nhi khoa. Nếu như trẻ chỉ vặn mình và rặn è è mà không kèm theo bất kỳ biểu hiện rối loạn tiêu hóa nào thì đó là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?

Theo các bác sĩ Nhi khoa, trẻ hay vặn mình và rặn è è là hiện tượng phản xạ sinh lý hoàn toàn bình thường, do bé cần phải có sự vận động chân tay nhiều để thích nghi được với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, trẻ hay vặn mình và rặn có thể là do môi trường nằm không thoải mái, gối đầu quá cao hoặc ngủ trên đệm quá cứng.

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è cũng có thể là do đang mắc phải một số tình trạng bệnh lý như:

- Do bé bị thiếu canxi: Một số bé sinh non và chế độ dinh dưỡng kém có thể sẽ hay gặp phải các bệnh về thiếu canxi. Dấu hiệu của thiếu canxi là bé sẽ hay rặn è è, bị kích thích và ảnh hưởng bởi tiếng ồn, chậm lớn và thấp còi.

- Do bé bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi mắc chứng bệnh này, trẻ cũng sẽ rặn è è kèm theo các dấu hiệu như nôn ói, khó chịu, quấy khóc nhiều về đêm. Ngoài ra, khi bé thở khò khè cũng có thể là do bị viêm phổi nhiều lần.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è có nguy hiểm không?

Nếu như trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è do các hiện tượng sinh lý thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng, đến khoảng 2-3 tháng, hiện tượng này sẽ tự hết. Một số trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn, có biểu hiện như ra nhiều mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc, giật mình...có thể là do thiếu canxi, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay.

Trẻ bị thiếu canxi cũng thường hay vặn mình và rặn è è. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị thiếu canxi cũng thường hay vặn mình và rặn è è. (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è đỏ mặt?

- Nếu bé bị thiếu canxi, các mẹ nên bổ sung canxi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua canxi bên ngoài về cho bé uống.

- Cho bé tắm nắng thường xuyên, thời gian tắm nắng khoảng từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Sau khi sinh khoảng 7-10 ngày, mẹ đã có thể cho bé tắm nắng để giúp bổ sung vitamin D, mỗi đợt tắm nắng chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày và mỗi ngày khoảng 10 phút.

- Ngoài ra, một số những tổn thương ở ngoài da như nóng rát, ngứa hoặc tai bé bị côn trùng cắn cũng khiến cho bé hay vặn mình khi ngủ. Mẹ hãy kiểm tra tã bỉm, kiểm tra xem da bé có bị viêm đỏ, loét hay nổi mẩn gì không. Bên cạnh đó, cũng nên kiểm tra nhiệt độ phòng để bé không bị quá nóng hay quá lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh chăn màn, tắm rửa cho bé sạch sẽ để tránh gây ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Để ý xem bé có đang bị ướt tã, có đói hay có đang không thoải mái hay không để có biện pháp xử lý.

- Các mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Từ đó giúp nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng, khiến trẻ có thể khỏe mạnh, đề kháng tốt hơn.

- Hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn, nhất là khi bé nằm một chỗ quá lâu khiến tay chân ngọ nguậy liên tục, bé phải vặn mình để thư giãn xương khớp.

- Tuyệt đối không sử dụng các cách, mẹo lạ để chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và vặn mình đến gặp bác sĩ?

Không nên áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hoặc chữa rặn khi chưa rõ nguyên nhân. Nếu trẻ gặp phải những biểu hiện sau đây, cha mẹ cần phải đưa bé đi gặp bác sĩ ngay:

- Hiện tượng canxi trong máu bị hạ: Với những biểu hiện như ngủ không yên giấc, tăng kích thích thần kinh cơ, trẻ hay gồng mình, giật mình, nôn mửa, rụng tóc, nấc, quấy khóc hay chậm lên cân...

- Da trẻ gặp phải tình trạng bị tổn thương, trẻ thấy ngứa ngáy, khó chịu.

- Trẻ hay vặn mình và rặn è è, khó ngủ, ăn không ngon, bị sút cân và thường hay quấy khóc.

Còn đối với những trẻ có biểu hiện sinh lý bình thường và không lên cân, quấy khóc kéo dài cũng nên đưa đến gặp bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.

Trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt có sao không?

Hiện tượng đỏ mặt khi trẻ sơ sinh rặn è è và vặn mình là tình trạng sinh lý hết sức bình thường ở trẻ. Biểu hiện này thường kéo dài trong vài phút là sẽ tự hết. Đây là cách để các bé có thể tự làm bản thân cảm thấy thoải mái hơn khi đang nằm. Một số kích thích có thể khiến trẻ hay vặn mình và rặn è è như: Môi trường ồn ào, ánh sáng, trẻ đang bị đói, trẻ đang đi ngoài, tã ướt hoặc quần áo bị chật chội, ngứa ngáy,...

Bên cạnh đó, tình trạng đỏ mặt khi trẻ sơ sinh rặn và vặn mình có thể xảy ra khi trẻ đang bị đầy bụng, sốt, ọc sữa, mệt mỏi,... Khi này các bố mẹ cần theo dõi sát sao để có thể đưa bé đến khám bác sĩ kịp thời.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là do sinh lý hay bệnh lý?
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình khi đi ngủ thường hay gặp ở lứa tuổi từ 5 – 6 tuần tuổi. Đây có thể nói là một hiện tượng sinh lý bình thường, trẻ...

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách