3 hành động tưởng vô hại nhưng dễ làm thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hậu quả khôn lường

Minh Khuê - Ngày 13/04/2021 09:41 AM (GMT+7)

Nếu như cổ hoặc ngực của thai nhi bị dây rốn quấn thít thì sẽ có nhiều nguy cơ khôn lường đe dọa tới tính mạng của trẻ. Để tránh xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ, bà bầu phải lưu ý khi mang thai.

Video xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai.

Video xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai.

Mặc dù với sự phát triển của xã hội, công nghệ y học hiện đã đã rất tiến bộ nhưng một khi mang thai, người phụ nữ vẫn cần phải lưu ý rất nhiều vấn đề để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cả mẹ và con trong bụng. Ví dụ điển hình là tình trạng dây rốn quấn cổ.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? 

Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Tin vui là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:

- Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Nên khả năng cao thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.

- Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời các trường hợp dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt, bé có thể bị thiếu oxy. Vì vậy, đối với những bé bị dây rốn quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay run cần đưa bé đi khám ngay.

Cách phòng tránh dây rốn quấn cổ thai nhi 

Trước hết, mẹ phải đảm bảo đi khám thai đầy đủ và đúng lịch theo chỉ định để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của bé, xem có bị dây rốn quấn cổ không và có cần can thiệp không.  

3 hành động tưởng vô hại nhưng dễ làm thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hậu quả khôn lường - 2

Dây rốn quấn thít thì sẽ có nhiều nguy cơ khôn lường như ngạt thở, thiếu oxy, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của thai nhi trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, để tránh xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ, bà bầu phải lưu ý hạn chế những hành động này.

Xoa bụng

Đầu tiên, không nên thường xuyên chạm, xoa bụng mạnh vào bụng. Khi chạm vào bụng tức là bạn đang tương tác với thai nhi. Điều này sẽ khiến thai nhi vô cùng thích thú. Ở trong bụng mẹ, thai nhi sẽ chuyển động mạnh mẽ hơn, có thể khiến bản thân bị dây rốn quấn vào cổ.

Nổi nóng, bực tức 

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường xuyên mất bình tĩnh khi mang thai cũng sẽ khiến dây rốn quấn cổ. Vì tính khí không tốt của người mẹ sẽ tác động tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Đồng thời, nó cũng kích thích phạm vi cử động của thai nhi. Trẻ sẽ chuyển động nhiều, mạnh, không chỉ khiến người mẹ thấy khó chịu mà cũng có thể tăng nguy cơ con bị dây rốn quấn cổ.

3 hành động tưởng vô hại nhưng dễ làm thai nhi bị dây rốn quấn cổ, hậu quả khôn lường - 3

Không nên thường xuyên chạm vào bụng, vì khi chạm vào bụng tức là bạn đang tương tác với thai nhi khiến thai nhi chuyển động nhiều và có nguy cơ bị dây quấn cổ (Ảnh minh họa)

Tập thể dục quá sức

Bên cạnh đó, tập thể dục khi mang thai cũng có thể trở thành tác nhân khiến con bị dây rốn quấn cổ nếu như người mẹ tập động tác không đúng, chuyển động không đều hoặc không phù hợp. Mặc dù người ta nói rằng tập thể dục khi mang thai tốt cho thể chất, cũng có lợi cho quá trình sinh nở nhưng nếu động tác của các mẹ bầu không được chuẩn hóa, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ thì có thể sẽ gây ra những trường hợp phản tác dụng.

Chồng đòi xét nghiệm ADN khi thấy con trai chào đời đen nhẻm, bà nội cười lớn bảo không sao
Mặc dù cả hai vợ chồng đều là người da vàng nhưng cậu con trai lại sở hữu nước da ngăm đen, trông không khác gì người da đen khiến người chồng nảy...
Minh Khuê (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang mang bầu