Nôn ra máu khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

Chương Ngọc - Ngày 01/02/2023 16:00 PM (GMT+7)

Buồn nôn khi mang thai là phổ biến nhưng nôn ra máu thì không phải ai cũng gặp tình trạng này. Vậy nó có thực sự đáng lo ngại như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

Nôn nghén là hiện tượng bình thường đối với các thai phụ nhưng nôn ra máu thì không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. 

Nguyên nhân nôn ra máu khi mang thai

Nếu bạn nôn ra máu hãy gọi điện ngay cho bác sĩ. Mặc dù có thể ngay lúc đó tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề này và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Khi thai phụ nôn ra máu có thể phải siêu âm hay xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

- Ốm nghén nặng: Khi bạn nôn 4 lần trở lên mỗi ngày thì rất có thể bạn đã mắc phải tình trạng gọi là chứng nôn nghén nặng (HG). Ngoài nôn quá mức, bạn cũng có thể bị chóng mặt hoặc choáng váng, sụt cân, táo bón, mất nước...

Việc nôn nghén liên tục có thể làm căng thực quản. Khi niêm mạc bị kích thích nó có thể bị chảy máu. 

Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ nôn ra máu. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ nôn ra máu. (Ảnh minh họa)

- Viêm nướu: Do nồng độ hormone estrogen và progesterone trong thời kỳ mang thai thay đổi nên thai phụ có thể gặp phải triệu chứng khó chịu là nướu bị sưng và chảy máu. Điều này được gọi là viêm nướu khi mang thai, là một dạng của nướu răng.

Trong một nghiên cứu của Đại học Alabama, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 80% phụ nữ mang thai có khả năng bị viêm nướu từ trung bình đến nặng. Điều này dẫn đến hiện tượng nướu bị chảy máu, do đó có thể khiến bà bầu nôn ra máu.

- Chảu máu mũi: Khi mang thai, lượng máu của bạn sẽ tăng lên để giúp hỗ trợ tử cung, nhau thai và thai nhi đang phát triển, ngay cả các mạch máu trong mũi cũng vậy.

Tuy nhiên, vì các mạch máu trong mũi có thành rất mỏng nên không phải lúc nào chúng cũng có thể đáp ứng được lượng máu tăng lên, điều này đôi khi có thể dẫn đến mạch máu bị vỡ. Nếu thai phụ bị chảy máu mũi có thể dẫn đến tình trạng nôn ra máu. 

Bởi vì khi bạn nằm ngửa lúc bị chảy máu mũi, một ít máu có thể chảy từ khoang mũi xuống cổ họng, nơi máu có thể tích tụ lại. Sau đó, nó đi ra ngoài cùng với chất nôn.

Thai phụ bị chảy máu mũi có thể dẫn đến việc nôn ra máu. (Ảnh minh họa)

Thai phụ bị chảy máu mũi có thể dẫn đến việc nôn ra máu. (Ảnh minh họa)

- Tăng huyết áp: Phụ nữ mang thai hầu hết đều bị hạ huyết áp, tuy nhiên nếu trường hợp xảy ra ngược lại thì đôi khi cũng gây ra triệu chứng nôn ra máu. Trường hợp này thai phụ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định huyết áp thai kỳ, tránh tinh thần căng thẳng mệt mỏi và đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

Nôn ra máu có nghĩa là sảy thai?

Chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh việc nôn ra máu có liên quan đến việc sảy thai. Trên thực tế có rất nhiều dấu hiệu sảy thai đối với các thai phụ, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau.

Những dấu hiệu sảy thai phổ biến gồm:

- Chảy máu vùng âm đạo.

- Bị chuột rút.

- Bị đau bụng kèm theo sốt.

- Xuất hiện chất nhầy màu đỏ bất thường.

- Chóng mặt, choáng váng.

- Nhận thấy các triệu chứng mang thai ban đầu (như buồn nôn, căng tức ngực…) biến mất.

Nếu có những dấu hiệu ở trên hãy gọi ngay cho bác sĩ để tìm cách điều trị nhanh chóng. 

Thai phụ nghén nôn ra máu có thể gặp phải một số biến chứng phát sinh như: Nghẹt thở, căng thẳng hay trầm cảm. Tình trạng nghén nôn ra máu ở thai phụ cần xác định được nguyên nhân, từ đó có thể khắc phục điều trị nhanh chóng.  

Ngoài ra, khi nôn ra máu nhiều, thai phụ cần được bổ sung nước qua dịch truyền để cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong trường hợp mất máu quá nhiều gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ cần can thiệp bằng các phương pháp như: Uống thuốc giảm acid dạ dày, truyền máu, thở oxy,...

Giải mã chứng ốm nghén nặng của Công nương Kate, nôn 50 lần/ngày
Công nương Kate đã gặp phải chứng ốm nghén nặng trong cả 3 lần sinh nở khiến cô phải bỏ lỡ nhiều công việc.

Ốm nghén

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu