Rơi nước mắt lần đầu tiên chồng bênh vợ

Ngày 03/03/2016 20:54 PM (GMT+7)

Thân làm vợ, dù bị nhà chồng hà khắc, bị mẹ chồng nói xấu sau lưng, bị bố chồng gắt gỏng cũng vẫn phải cam chịu, chỉ mong được chồng an ủi mà thôi...

Từ ngày về làm dâu nhà anh, tôi bắt đầu nếm trải cảm giác đi làm dâu là thế nào. Chẳng trách, người khác nói, sống chung nhà chồng, mình có tốt cũng khó nhận được tấm chân tình từ nhà chồng, con dâu thì mãi mãi là con dâu mà thôi.

Tôi vốn không tin những lời người khác nói vì bản thân nghĩ, mình sống tốt thì sợ gì nhà chồng không tốt với mình. Điều đó không sai, chỉ là, tôi đã gặp một gia đình ghê gớm, với ba thế hệ và những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm soi mói con dâu, nhất là bà của chồng tôi.

Chồng tôi lại vốn là con một trong gia đình, nên việc gì cũng nghe theo bố mẹ, nhất là bà. Được bao bọc từ nhỏ, được nuông chiều nên anh không bao giờ hiểu những nỗi vất vả của người khác, nhất là một người con dâu, một người vợ phải sống tron gia đình sặc mùi phong kiến và gia giáo như tôi.

Có nhiều việc, phận làm dâu phải nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng anh không hiểu. Nhìn thấy vợ khóc vì những ấm ức không thể nào chịu, anh chỉ nói ‘thôi em ạ, nhịn đi, yên ấm là hơn cả. Em làm thế anh cũng khó xử’.

Rơi nước mắt lần đầu tiên chồng bênh vợ - 1

Hôm ấy, vừa về tới nhà, bà của chồng quát ầm lên nói là ‘đau ốm gì mà đau ốm, vừa mới còn cười nói hớn hở gọi điện thoại cho bố mẹ mà giờ đã bày trò ốm mới đau. (ảnh minh họa)

Mẹ anh, bà anh dù có nói gì, anh cũng mặc kệ coi như không nghe thấy. Anh không bao giờ muốn bố mẹ hay bà phật ý, nên dù vợ anh có đúng thì cũng thành sai. Thấy chồng như vậy, tôi cảm thấy bất hạnh vô cùng. Vì nghĩ, không được nhà chồng còn được chồng. Đằng này, không được cả chồng cũng chẳng được nhà chồng. Sống trong một gia đình mà ai cũng coi mình như người ngoài, không ai đứng về phe mình thì quả thật  làm gì còn động lực mà vui sống?

Thân làm vợ, dù bị nhà chồng hà khắc, bị mẹ chồng nói xấu sau lưng, bị bố chồng gắt gỏng cũng vẫn phải cam chịu. Ngày ngày khóc lóc vì không nhận được sự thương cảm của chồng.

Thế mà một ngày nọ, chồng đổi tính.

Hôm ấy, vừa về tới nhà, bà của chồng quát ầm lên nói là ‘đau ốm gì mà đau ốm, vừa mới còn cười nói hớn hở gọi điện thoại cho bố mẹ mà giờ đã bày trò ốm mới đau. Nhà bao nhiêu là việc, ốm đau cái gì, xuống mà làm, ai làm cho. Dâu mới con thế đấy’.

Nghe bà của chồng nói vậy, tôi cứ vừa nằm vừa khóc. Cảm giác đau đầu tê tái, người không đứng dậy được vì chóng mặt. Bỗng nghe thấy tiếng chồng quát tháo dưới nhà. “Bà nói giọng gì vậy, sao bà lại nói như thế? Vợ cháu ốm, vợ cháu kêu mệt từ hôm qua. Người thứ có phải trâu bò đâu mà lúc nào cũng khỏe được? Ốm thì nằm nghỉ, bà cũng có lúc ốm đau, sao bà lại hành hạ vợ cháu như thế? Con dâu thì cũng là con người, bà nói vợ cháu nhiều lắm rồi, cháu đã nhịn không muốn làm lớn chuyện bà lại cứ bắt nạt cháu dâu. Cháu nghĩ, bà nên xem lại cách cư xử của mình…”.

Rơi nước mắt lần đầu tiên chồng bênh vợ - 2

Hi vọng, những người làm chồng hiểu được nỗi thống khổ cảnh đi làm dâu, để biết đúng sai, phân biệt phải trái đứng về phía vợ. (ảnh minh họa)

Nằm trên tầng, lần đầu tiên tôi nghe thấy chồng nói như vậy, mà nói nhiều, nói lớn. Tôi thật không ngờ, chồng mình lại có thể làm điều như vậy. Còn nghĩ anh say rượu dám nói lung tung. Nhưng sau đó chồng lên phòng, hỏi thăm tôi, tôi mới biết anh chẳng say rượu hay sao cả. Anh bảo ‘anh không chịu được nữa rồi, bà quá đáng quá’.

Thế là từ hôm đó, mẹ chồng cả bà của chồng cũng giảm bớt thái độ khó chịu với tôi, nhất là trước mặt chồng tôi, họ không bao giờ dám quát tháo con dâu nữa.

Thôi thì dù sao cũng được an ủi phần nào vì chồng bênh vợ. Nếu không, chắc cả đời này sống trong ấm ức và tủi hổ vì gặp phải nhà chồng ghê gớm, chồng thì vô tâm. Hi vọng, những người làm chồng hiểu được nỗi thống khổ cảnh đi làm dâu, để biết đúng sai, phân biệt phải trái đứng về phía vợ. Vì trong gia đình chồng, chỉ có vợ là người đơn thương độc mã…

Nguyễn Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

"Tạm biệt búp bê thân yêu/ Tạm biệt gấu Misa nhé/ Tạm biệt thỏ trắng xinh xinh/ Mai tôi vào lớp 1 rồi/ Nhớ lắm, quên sao được, trường mầm...

Tin bài cùng chủ đề Hôn nhân gia đình