Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng

Lam Anh - Ngày 24/05/2022 09:30 AM (GMT+7)

Để chọn được gừng ngon, thơm và cay, bạn cần quan sát tỉ mỉ.

Cũng như hành, tỏi, gừng là những gia vị phổ biến trong cuộc sống, dù chế biến món ăn gì thì đều có thể sử dụng một trong các loại gia vị này. Gừng là gia vị "tích cực" nhất trong nhà bếp, vì nó là một trợ thủ đắc lực cho dù là khử mùi tanh hay tăng thêm mùi thơm, vì thế nhiều người hay mua gừng về để sẵn trong nhà. Không chỉ thế, gừng còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Gừng được bày bán rất nhiều ở các khu chợ. Tuy nhiên để chọn được những củ gừng ngon, có độ thơm và cay đạt chuẩn lại cần có bí quyết. Người trồng gừng lâu năm mách, muốn mua gừng ngon có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây:

Chọn theo màu sắc của gừng

Nhìn chung, bề mặt của gừng bình thường sẽ không nhẵn bóng mà tương đối thô ráp và không được mịn lắm. Chỉ cần dùng ngón tay cạo nhẹ miếng gừng, bạn có thể thấy vỏ gừng và thịt gừng bên trong có sự chênh lệch màu sắc tương đối rõ ràng, như vậy chất lượng củ gừng tương đối tốt.

Nếu vỏ củ gừng nhẵn, vàng, cạo nhẹ vỏ thấy lõi bên trong cũng có màu tương đồng thì chứng tỏ củ gừng này ít cay, kém thơm.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 1

Chọn theo hương vị của gừng

Gừng tươi sẽ cay và mùi thơm nồng đặc trưng của củ gừng. Còn củ gừng mà cạo thử vỏ ngửi chỉ thấy mùi nhẹ, lại ít cay chứng tỏ giống gừng này kém ngon. Với những củ gừng có mùi lạ tránh mua vì có thể nó đã thối hỏng. 

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 2

Không mua gừng đã mọc mầm

Giống như tỏi, gừng mọc mầm sẽ có mùi vị và chất lượng kém hơn gừng tươi. Gừng mọc mầm thường héo và mất nước, ăn cũng không ngon. Do đó, khi mua gừng, tránh mua những củ gừng mọc mầm nhé. 

Bên cạnh đó, hãy chọn những củ gừng trông căng mẩy, vỏ không bị héo, bẻ thử ra thấy tươi và thậm chí bắn ra chút nước. 

Chọn theo kích thước

Có nhiều giống gừng củ trông rất to, vỏ sạch sẽ, bóng và nhẵn nhụi. Giống gừng này thường ít cay và kém thơm. Còn có giống gừng củ nhỏ, vỏ hơi sần, cầm rất cắc tay, thơm và cay. Do đó, nên chọn gừng củ nhỏ, bé, đừng ham củ to để mua nhé.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 3

THAM KHẢO THÊM CÁCH BẢO QUẢN GỪNG

Phương pháp bảo quản bằng muối

Trải một miếng màng bọc thực phẩm ra mặt phẳng, đặt lên đó một miếng khăn giấy nhà bếp rồi cho gừng lên. Rắc muối phủ đều lên gừng. Rưới thêm chút dầu ăn lên rồi bọc màng bọc lại, vừa bọc vừa vuốt hết khi thừa ra rồi để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi thoáng mát. Bạn có thể lấy ra dùng bất cứ khi nào bạn muốn.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 4

Nguyên tắc này là muối ăn có thể hút ẩm và có tác dụng làm khô rất tốt. Tất nhiên, phương pháp này phù hợp với những miếng gừng nhỏ. Nếu có nhiều gừng, bạn có thể để ở nơi thoáng mát cho khô nước, tìm một tờ báo cũ khôrắc muối lên rồi dùng giấy gói lại, cất vào ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thông gió.

Phương pháp bảo quản bằng cát

Nếu trong nhà có cát, bạn có thể cho gừng vào, chú ý nên rải một lớp gừng mỏng, phủ một lớp cát lên trên. Nếu ở chung cư, bạn có thể sử dụng chậu hoa rồi thêm cát vào đó, vùi gừng vào trong chậu cát là được. 

Khi muốn ăn gừng nữa, chúng ta có thể đào ra một ít, vì cát có tác dụng cách nhiệt tốt, làm cho nước trong gừng không dễ bay hơi nên có thể bảo quản được lâu, không bị mốc và hư hỏng, điều này có thể đảm bảo độ tươi lâu của gừng.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 5

Phương pháp bảo quản bằng chè khô

Nếu hay uống chè (uống trà) thì sẽ thường có chè khô ở sẵn trong nhà. Hãy tận dụng chè khô để bảo quản gừng nhé. 

Tìm một chiếc khăn giấy để gói trà trước, sau đó tìm một túi ni lông, cho gừng và gói khăn giấy đựng chè vào túi, vuốt cho thoát khí trong túi và buộc chặt lại.

Sau đó cho gừng vào tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát để bảo quản. Vì chè có thể hút nước hiệu quả và giữ khô ráo, có lợi cho việc bảo quản gừng được lâu, và cũng thích hợp khi bảo quản các miếng gừng lớn.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 6

Phương pháp bảo quản bằng gạo

Cách bảo quản gạo cũng rất đơn giản, chỉ cần cho gừng vào gạo. Phương pháp này tương tự như phương pháp bảo quản bằng cát, cũng chính vì gạo là chất hút ẩm tốt, có tác dụng hấp thu nên có thể tạo môi trường kín và khô cho gừng. Đồng thời, nó có thể cách ly với không khí bên ngoài và làm giảm quá trình oxy hóa của gừng, từ đó ức chế sự nảy mầm của gừng. Lưu ý, trước khi bảo quản, cần làm sạch gừng trước để gạo không bị bẩn hay ố, vẫn ăn được.

Mua gừng, chọn củ vỏ nhẵn hay sần, tham khảo 4 mẹo từ người trồng - 7

Luộc trứng, thêm 2 thứ nữa, trứng vừa thơm ngon lại dễ bóc vỏ
Để luộc trứng ngon, không nứt vỏ hay dễ bóc vỏ cũng cần có bí kíp riêng.

Mẹo hay nhà bếp

Theo Lam Anh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp