Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu

Ngày 07/10/2022 10:23 AM (GMT+7)

Việc áp dụng cách chi tiêu khoa học, thực hành tiết kiệm, có quỹ dự phòng và tận dụng sự hỗ trợ công nghệ… đã giúp chị Thảo An - chủ một doanh nghiệp nhỏ giải quyết được bài toán kinh tế trong thời điểm bão giá.

Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu - 1

“Solopreneur” là thuật ngữ ra đời từ những năm 1990 với ý nghĩa kết hợp của solo (một mình, đơn độc) và entrepreneur (doanh nhân), chỉ một người có khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp một cách độc lập. Trải qua 2 năm Covid căng thẳng và những thách thức trong giai đoạn bão giá, chị Thảo An vẫn bình tĩnh đối mặt nhờ duy trì những nguyên tắc quản lý tài chính riêng. Cô cho rằng, phụ nữ sử dụng tiền hiệu quả sẽ tìm thấy sự cân bằng và thịnh vượng trong cuộc sống.

Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu - 2

Tạo lập thói quen chi tiêu và tiết kiệm theo kế hoạch

Từ bé, chị Thảo An thường xuyên được mẹ dạy về tầm quan trọng của tiết kiệm. Theo dõi quá trình quản lý thu chi của mẹ, từ việc xoay sở sinh hoạt phí, chi trả các khoản học hành cho con cái đến vun vén khoản dư để mua sắm đồ dùng trong nhà, chị đã học theo và tự rút kinh nghiệm ở khía cạnh cân đối tài chính. “Lên đại học, tôi theo dõi thu chi bằng cách ghi chú đơn giản. Đến khi đi làm, tôi ưu tiên dùng excel để theo sát chi tiêu”, chị nói thêm.

Sau khi kết hôn, chị dành 5 năm đầu để điều chỉnh thói quen mua sắm và cân đối lại các khoản mục chi tiêu để tăng quỹ tiết kiệm, kết hợp với kế hoạch vay ngân hàng để hoàn thành mục tiêu mua nhà và đón thành viên nhỏ. Sau khi ước lượng khoản phí sinh hoạt trong một tháng của hai vợ chồng, chị An xác định khoản tiết kiệm định kỳ và các khoản phí cần thanh toán khác. Trừ hết chi phí thiết yếu, phần còn lại chị cho phép mình dùng tự do, tất nhiên là với sự cân nhắc phù hợp. “Sau khi dự tính xong chi tiêu của cả tháng, bao gồm cả khoản tiết kiệm và trả nợ ngân hàng, tôi sẽ cộng lại và so sánh với thu nhập, sao cho thu nhập - chi phí = 0. Nếu hụt trước thiếu sau thì phải điều chỉnh ngay”. Đây cũng là phương pháp Zero-based budgeting giúp chị nắm rõ nguồn tiền vào - ra và cân đối tài chính hiệu quả. 

Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu - 3

Rạch ròi giữa dòng tiền cho gia đình và công việc

Quản lý chuỗi spa với hai chi nhánh tại TP.HCM và Bình Dương, chị cũng đặt ra nguyên tắc minh bạch dòng tiền dành cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp. Theo đó, phương pháp Zero-based budgeting cũng được chị áp dụng để lập ngân sách bắt đầu từ mốc số 0 khi bước vào mỗi chu kỳ mới trong kinh doanh. Đầu mỗi tháng, mọi chi phí đều được chị và nhân viên phân tích kỹ càng và xây dựng dựa trên những gì thật sự cần thiết cho từng giai đoạn. Qua đó, chị có thể xác định chính xác hơn nhu cầu tài chính của từng bộ phận, tập trung vào các số liệu hiện tại thay vì phụ thuộc vào ngân sách trong tháng trước. Cách quản lý tài chính lớp lang này giúp chị có thêm tiềm lực để đầu tư vào những dự án mới, phục vụ cho việc phát triển bền vững hơn như mở rộng mạng lưới đối tác hay nghiên cứu sản phẩm mới.

Thiết lập quỹ dự phòng để không rơi vào bị động

Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu - 4

Không chỉ tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn, chị Thảo An cho rằng việc tiết kiệm cho quỹ dự phòng và các khoản bảo hiểm sức khỏe cũng quan trọng không kém. Đều đặn đầu tháng, chị sẽ dành khoảng 5-10% thu nhập vào những hạng mục này. “Nhờ sự chuẩn bị từ trước, khi tài chính biến động hoặc có sự kiện phát sinh ngoài ý muốn, tôi đủ bình tĩnh để suy nghĩ và có sẵn phương án để xử lý mà không cần viện đến sự giúp đỡ của người khác ngay tức khắc”.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính

Nghe mẹ bỉm sữa kiêm “solopreneur” chia sẻ cách quản lý chi tiêu - 5

Để giảm bớt thời gian ghi chép và kiểm tra số tiền vào - ra hàng tháng, chị Thảo An đã tìm đến sự trợ giúp của những ứng dụng quản lý chi tiêu từ nhiều năm trước. Ngoài ra, hai năm gần đây, chị ưu tiên sử dụng ví điện tử như ShopeePay để giải quyết nhanh gọn các nhu cầu thanh toán từ hóa đơn điện nước, điện thoại, vé máy bay, khách sạn, dịch vụ giải trí cho các chuyến du lịch, xem phim, mua sắm trên Shopee hay đặt đồ ăn thức uống trên ShopeeFood… và nhiều dịch vụ khác.

Với tư duy tối ưu hóa chi phí của một doanh nhân, chị cũng không bỏ qua các thời điểm khuyến mãi để tận dụng được nhiều ưu đãi. Quan điểm của chị là “năng nhặt chặt bị”.  Việc tăng tần suất sử dụng dịch vụ thường xuyên và siêng năng tích góp giúp chị An tiết kiệm một khoản không nhỏ. 

“Quản lý tài chính cá nhân không khó khăn và phức tạp như bạn nghĩ, chỉ cần một vài mẹo nhỏ như tận dụng sức mạnh công nghệ của ví điện tử cũng đủ tạo ra khác biệt rồi”, chị An khẳng định.

Thông tin ưu đãi

Ưu đãi hấp dẫn dành cho tín đồ ShopeePay! Người dùng lần đầu kích hoạt và sử dụng ví ShopeePay sẽ được nhận ngay một voucher mua hàng Shopee trị giá 80.000 đồng, trong khi đó người dùng quen thuộc có cơ hội săn mã giảm đến 50.000 đồng cùng nhiều khuyến mãi hấp dẫn khác khi thanh toán hóa đơn, đặt món ShopeeFood, quét QR Scan & Pay… Truy cập mục ví ShopeePay trên ứng dụng Shopee ngay để không bỏ lỡ các ưu đãi lớn trong sự kiện 10.10 Siêu Sale Hàng Hiệu sắp tới. Ngoài ra, từ ngày 1.10 đến ngày 10.10, ShopeeFood cũng chính thức khởi động sự kiện "10.10 - Siêu Tiệc Thương Hiệu" với hàng loạt các ưu đãi độc quyền đến từ các thương hiệu lớn cũng như bộ sưu tập hấp dẫn giảm tới 50% kèm freeship.  Nhanh tay truy cập Shopee, chọn ShopeeFood để tận hưởng các ưu đãi.

Nguồn: [Tên nguồn].