Bé 2 tuổi thức giấc, gọi bố dậy để pha sữa nhưng nhẹ nhàng đắp chăn cho mẹ ngủ tiếp

Hạ Mây - Ngày 02/08/2021 15:45 PM (GMT+7)

Ai nấy không thể nhịn được cười khi vừa mới nhẹ nhàng đắp chăn lại cho mẹ, cô bé lại quay sang dùng tay đánh vào người bố để đánh thức bố mình.

Khi có con nhỏ, các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ luôn phải tất bật với việc chăm con. Cả ngày gần như không có chút thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, giấc ngủ đối với các ông bố bà mẹ có thể nói là một “liều thuốc” để phục hồi sau một ngày dài mệt mỏi.

Tuy nhiên, nhiều trẻ khi ngủ rất nhạy cảm, dễ thức giấc, hay đơn giản là vì đói, mà thức dậy giữa đêm hay vào sáng sớm khi bố mẹ vẫn còn say giấc. Những khi đó, nếu cha mẹ không để mắt đến con, không biết điều gì có thể xảy ra.

Về vấn đề này, mới đây, một đoạn video đang được chia sẻ trên mạng xã hội. Trong đoạn clip, một em bé thức dậy vào sáng sớm khi cha mẹ còn chưa thức, sau đó, cô nhóc đã tự mình đắp chăn cho mẹ rồi đánh thức người cha dậy để pha sữa cho mình.

Cụ thể, một người mẹ ở Hà Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ lại một đoạn clip được trích từ camera của gia đình. Vào một buổi sáng nọ, khi vợ chồng chị vẫn còn đang ngủ say thì cô con gái mới 2 tuổi của chị bỗng nhiên thức giấc, có lẽ là vì đói.

Vì thấy bố mẹ vẫn còn đang ngủ say, cô nhóc rất ngoan ngoãn, ngồi chơi một mình trên giường đợi cha mẹ thức giấc. Không những thế, thấy chăn của mẹ bị tung, cô bé còn tự mình đắp chăn lại cho mẹ.

Thấy chăn của mẹ bị tung, cô bé tự mình đắp chăn lại cho mẹ.

Thấy chăn của mẹ bị tung, cô bé tự mình đắp chăn lại cho mẹ.

Sau một lúc, có lẽ vì không thể đợi được nữa nên cô bé đã quyết định đánh thức bố mẹ dậy để pha sữa cho mình. Điều bất ngờ là cô nhóc không gọi mẹ mà lại gọi người bố của mình. Ai nấy không thể nhịn được cười khi vừa mới nhẹ nhàng đắp chăn lại cho mẹ, cô bé lại quay sang dùng tay đánh vào người cha để đánh thức cha mình.

Trong lúc đợi bố pha sữa, cô bé vẫn ngoan ngoãn ngồi trên giường đợi bố, không những thế còn tiếp tục sửa lại chăn cho mẹ.

Trong lúc đợi bố pha sữa, cô bé vẫn ngoan ngoãn ngồi trên giường đợi bố, không những thế còn tiếp tục sửa lại chăn cho mẹ.

Trong lúc đợi bố pha sữa, cô bé vẫn ngoan ngoãn ngồi trên giường đợi bố, không những thế còn tiếp tục sửa lại chăn cho mẹ.

Đến khi được bố pha sữa và uống thật no, cô bé tiếp tục tự mình thay quần áo mà không cần đánh thức mẹ dậy. Cho đến khi người bố đi làm, cô bé ở nhà một mình với mẹ, cô bé vẫn ngoan ngoãn ở yên trên giường. Bé hết chơi với các chú gấu bông rồi lại đến đọc sách vô cùng ngoan ngoãn và không hề làm phiền đến mẹ.

Bé 2 tuổi thức giấc, gọi bố dậy để pha sữa nhưng nhẹ nhàng đắp chăn cho mẹ ngủ tiếp - 3

Cô bé hết chơi với các chú gấu bông rồi lại đến đọc sách vô cùng ngoan ngoãn và không hề làm phiền đến mẹ.

Cô bé hết chơi với các chú gấu bông rồi lại đến đọc sách vô cùng ngoan ngoãn và không hề làm phiền đến mẹ.

Sau khi đoạn clip được chia sẻ, nhiều dân mạng để lại nhiều bình luận khen gợi cô nhóc. Dù mới 2 tuổi nhưng đã rất ngoan ngoãn và tự lập. Bé tự mình đánh thức bố dậy chứ không hề quấy khóc hay làm ầm ĩ lên, không những thế còn sửa lại chăn cho mẹ. Nhiều người cho rằng chắc chắc bố mẹ bé đã dạy cô bé tự lập khá sớm.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến tích cực, một số cư dân mạng chỉ trích người mẹ vì không hề để ý đến con gái mà lại ngủ rất ngon. Rất có thể nhiều nguy cơ sẽ xảy đối với cô con gái nhỏ nếu không được để mắt đến.

Thực tế, ý kiến này của cư dân mạng cũng có phần chính xác. Với bản tính thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên trẻ em rất dễ bị tai nạn thương tích. Nếu người lớn bất cẩn trong quá trình chăm nom trẻ thì dù ở môi trường nào trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…

Để có thể phòng tránh những điều không may, cha mẹ cần chú ý đến con, không nên để con một mình. Đặc biệt, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra với con.

1. Phòng chống ngã: Cửa sổ nên có chấn song để trẻ không chui qua được, làm cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang khi có trẻ dưới 6 tuổi. Cha mẹ cũng nên xây dụng lan can chắc chắn với chấn song cho cầu thang để đảm bảo trẻ không chui qua được hoặc trèo lên. Sàn nhà, phòng tắm, cha mẹ cũng nên sử dụng gạch chống trơn trượt để lát gạch.

2. Phòng chống thương tích do các vật sắc nhọn: Sắp xếp gọn gàng các vật sắc nhọn (dao, kéo), các dụng cụ lao động (cày, bừa, liềm, hái...) trong giá treo, ngăn kéo ngoài tầm với của trẻ hoặc kho có khóa để không gây thương tích cho trẻ; bịt các góc nhọn ở cạnh bàn khi nhà có trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

4. Phòng chống ngộ độc: Đảm bảo an toàn thực phẩm, không để trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu. Nên có tủ đựng thuốc để ở vị trí ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Các chất độc như xăng, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, các chất diệt côn trùng, chất tẩy rửa và bột giặt để trong kho có khóa để trẻ không tiếp cận được.

5. Phòng chống bỏng, điện giật: Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc phải có vỏ bọc chắc chắn, đảm bảo an toàn; các công tắc điều khiển. Cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi, có hộp bảo vệ hoặc nắp đậy an toàn. Khu bếp nên riêng biệt hoặc có cửa ngăn hoặc khóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được bếp lửa, bình ga. Đèn, diêm, bật lửa, đồ đựng thức ăn nóng, phích nước nóng cần sắp xếp để ở ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Không để trẻ dưới 6 tuổi trong nhà tắm một mình, tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng. Các hố vôi tôi cần có rào chắn an toàn không để trẻ tiếp cận.

6. Phòng chống đuối nước: Đảm bảo ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực xung quanh nhà phải có hàng rào chắc chắn ngăn trẻ tiếp cận. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn; không để trẻ dưới 6 tuổi một mình trong buồng tắm.

7. Phòng chống bị động vật cắn, đốt hút: Nên phát quang xung quanh nhà, vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ và phải được tiêm phòng theo đúng quy định. Cần dạy bảo trẻ không nên trêu chọc khi vật nuôi đang ăn, đang ngủ hay cho bú, chăm sóc con.

9. Phòng chống hóc sặc ở trẻ nhỏ: Không để các đồ vật nhỏ như đồng xu, cúc áo, đồ chơi trong tầm với của trẻ. Lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn các đồ ăn dễ gây nghẹn, dính, thạch, hoa quả có hạt như vải, nhãn…

Bé 4 tuổi nghịch keo 502 nhỏ vào mắt, ông nội nhanh trí xử lý, bác sĩ vỗ tay khen
Đột nhiên, keo trong lọ chảy ra và rơi vào mắt khiến mắt cậu bé dính chặt, không thể nào mở lên được.

Tai nạn trẻ em

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết