Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long

Ngày 27/04/2019 18:19 PM (GMT+7)

Hầm T1 nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến trong khuôn viên Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) có khả năng chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 1

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) tổ chức triển lãm giới thiệu về hầm tác chiến T1 của Bộ Tổng tham mưu thuộc cơ quan Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 2

Sau 45 năm, công chúng được xem hình ảnh, hiện vật cũng như toàn bộ kết cấu của hầm. Hầm T1 được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965, ngay từ những ngày đầu Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. 

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 3

Hầm được chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64 m2, đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối (khoảng 1.000 m3). Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5 m và chia thành 3 lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét. Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 4

Phòng trực ban tác chiến rộng 43 m2 là nơi làm việc liên tục 24/24h của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi, theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương. 

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 5

Trong ảnh là phòng giao ban tác chiến rộng 20 m2, nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các bộ, nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình lên cấp trên.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 6

Phòng trực ban tác chiến được đầu tư đồng bộ với 4 cabin (mỗi cabin chỉ huy 1 mặt trận, được trang bị 3 máy điện thoại do một người trực đảm trách).

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 7

Hình ảnh mô phỏng tiêu đồ viên trong kíp trực, đeo tai nghe và xác định tọa độ chính xác máy bay B52 của địch.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 8

Căn phòng cuối cùng trong hầm là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10 m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 9

Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng. Năm 2012, hầm được chỉnh trang, tu sửa và năm 2017 chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 10

Những hiện vật lịch sử được sử dụng trong chỉ huy tác chiến ở hầm T1 được giữ nguyên.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 11

Bộ ấm chén, đèn pin và một số thiết bị dùng hàng ngày tại hầm chỉ huy tác chiến T1.

Ảnh: Căn hầm đặc biệt chống bom nguyên tử ở Hoàng thành Thăng Long - 12

Ngoài ra, khu vực này còn trưng bày nhiều hiện vật về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Hà Nội.

Chia tay 2 đời vợ, ông trùm vai ác màn ảnh Việt sống lủi thủi ở tuổi 70
Cũng chẳng hiểu có phải do tính đào hoa hay không mà NSƯT Trần Nhượng hay được "đo ni đóng giày" cho những vai diễn mê gái, đểu giả, mưu mô.
Theo Viết Chung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà đẹp mỹ mãn