Nồi cơm điện có 3 chỗ phải lau thường xuyên, nếu không càng dùng càng tốn điện, hại sức khỏe

Hà Phương - Ngày 26/06/2022 15:34 PM (GMT+7)

Ngoài ruột nồi cơm điện, còn có 3 chỗ khác cũng cần được vệ sinh thường xuyên, nếu không càng dùng càng tiêu hao điện năng, thời gian nấu cơm ngày càng lâu hơn và thậm chí còn gây hại tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Từ lâu nồi cơm điện đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó không chỉ có thể dùng để nấu cơm mà còn có thể dùng để nấu canh, nấu cháo,… Cách sử dụng lại rất đơn giản, tiết kiệm được bao thời gian và công sức cho người dùng.

Tuy nhiên, việc vệ sinh nồi cơm điện lại không được nhiều người chú trọng lắm, họa chăng chỉ là làm sạch ruột nồi cơm điện mà thôi. Nhưng thực tế, ngoài ruột nồi cơm điện, còn có 3 chỗ khác cũng cần được vệ sinh thường xuyên, nếu không càng dùng càng tiêu hao điện năng, thời gian nấu cơm ngày càng lâu hơn và thậm chí còn gây hại tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bạn có biết đó là 3 chỗ nào không? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

1. Mâm nhiệt

Nếu mâm nhiệt không được vệ sinh thường xuyên thì khả năng dẫn nhiệt của nồi cơm sẽ kém đi. (Ảnh minh họa)

Nếu mâm nhiệt không được vệ sinh thường xuyên thì khả năng dẫn nhiệt của nồi cơm sẽ kém đi. (Ảnh minh họa)

Dù chúng ta có vệ sinh nồi cơm điện hàng ngày thì vẫn có một nơi mà ít người lau chùi, đó chính là mâm nhiệt của nồi cơm điện. Nơi này nếu không được vệ sinh thường xuyên, thời gian dài không chỉ khiến nồi cơm điện tiêu hao nhiều điện năng hơn, thời gian nấu cơm lâu hơn mà còn gây mất vệ sinh, chẳng khác gì với việc bạn ăn phải chất độc.

Như mọi người đều biết, nhiệt để nấu cơm được dẫn truyền qua mâm nhiệt. Nhưng sau một thời gian sử dụng, mâm nhiệt khó tránh khỏi bị bụi bẩn bám vào hoặc những hạt cơm rơi vào đây, việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng dẫn nhiệt của nồi cơm điện mà còn dễ sinh ra vi khuẩn.  

Để vệ sinh mâm nhiệt của nồi cơm điện, bạn có thể dùng tới kem đánh răng. Bạn chỉ cần bóp một ít kem đánh răng lên mâm nhiệt rồi dùng khăn ẩm để lau, một lúc sau mâm nhiệt sẽ được làm sạch. Lưu ý, bạn cũng cần phải lau sạch hoàn toàn kem đánh răng trên mâm nhiệt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn nhiệt của mâm nhiệt.

2. Lỗ thông hơi

Nếu không vệ sinh lỗ thông hơi kịp thời thì đây sẽ trở thành ổ vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Nếu không vệ sinh lỗ thông hơi kịp thời thì đây sẽ trở thành ổ vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Khi nấu cơm, hơi nước thừa sẽ được xả ra ngoài qua lỗ thông hơi trên nắp nồi. Nhưng cũng chính vì vậy mà hơi nước hay cặn thức ăn sẽ đọng lại nhiều ở bộ phận này.

Nếu không vệ sinh kịp thời thì đây sẽ trở thành ổ vi khuẩn, khiến cơm nấu xong để trong nồi sẽ nhanh bị ôi thiu hơn. Ngoài ra, lỗ thông hơi một khi bị bịt kín lại sẽ khiến thời gian đun nấu tăng lên, tăng điện năng tiêu thụ.

Lỗ thông hơi có thể tháo rời nên thỉnh thoảng bạn hãy tháo nó ra và rửa trực tiếp dưới vòi nước để giữ vệ sinh. Nếu có những vết bẩn cứng đầu không thể loại bỏ hoàn toàn bằng nước, bạn có thể sử dụng thêm một số chất tẩy rửa để làm sạch nó.

3. Tấm đậy

Tấm đậy nồi cơm điện cũng cần được vệ sinh thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Tấm đậy nồi cơm điện cũng cần được vệ sinh thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Tấm kim loại phía bên trong nắp nồi cơm điện gọi nôm na là tấm đậy. Trong quá trình nấu, hơi nước hay thức ăn có thể dính vào tấm đậy. Nếu không được vệ sinh kịp thời sẽ khiến cho nồi cơm có mùi và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tấm đậy này có thể tháo rời nên bạn chỉ cần tháo ra và vệ sinh bình thường là được.

Đổ một ít dầu gió lên tỏi, giải quyết ngay vấn đề lớn nhiều nhà gặp phải trong mùa hè
Dầu gió và tỏi là hai thứ "không liên quan" với nhau, vậy khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ có tác dụng gì?

Mẹo vặt gia đình

Theo Hà Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình