Sau Tết mẹ Hà Nội cắm "cành củi khô" giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt

Ngày 12/02/2020 14:07 PM (GMT+7)

Năm năm trở lại đây, cây rừng như lê, mơ hay mận được nhiều người rất chuộng. Chơi hoa lê rừng trở thành thú chơi tao nhã, sang chảnh của một số gia đình Việt.

Vài năm trở lại đây, đã thành lệ của giới chơi hoa, ngay khi vừa hết Tết, họ lại nô nức đến các chợ hoa, thậm chí là những tuyến phố chuyên bày bán cây cảnh rừng như đường Lạc Long Quân (Tây Hồ - Hà Nội) để lựa mua những cành hoa lê đem về cắm trong nhà.

Chị Phan Thanh (Hà Nội) chia sẻ, chơi lê giống như bị nghiện, cứ năm nào ra Tết gần rằm tháng giêng là phải đi mua mấy “cành củi khô” này. Từng ngày từng ngày ngắm sự khẳng khiu của thân cành, đến 1 ngày từ những mắt đen nhú lên nụ hoa bé xíu, xanh mơn man, bông nở ra trắng tinh khôi, rồi cơ man là lá xanh.

Theo chị Thanh, cái hay của lê chính là sau khi chơi hoa thì chơi lá và chơi quả non, chơi cành. Lê như người bạn tâm giao giúp mình có cảm giác bừng tỉnh trong mùa xuân, sức sống mãnh liệt, của cả sự thanh khiết và hy vọng trong từng chồi xanh miên man.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 1

Cành lê trong căn nhà nhỏ xinh của chị Phan Thanh.

Chị cho biết, cứ ra Tết là chị lại lên dọc đường Âu Cơ (Tây Hồ - Hà Nội) ngắm và mua cành lê, cành năm ngoái (2019) chị mua là 350 nghìn đồng. Năm nay chị chơi hơi khác, thay vì mua cành chị lại mua một nắm lê dăm (loại này người bán thường tỉa ra để cành to có dáng đẹp) với giá 100 nghìn đem về cắm khắp nhà. Theo chị, với thú chơi lê của mình chị thường ấn định khoảng 400k cho 1 mùa chơi lê rừng.

Nhà chị Thanh ở chung cư khá nhỏ nên chị thích dáng cao đặt được tại các góc nhà. “Năm nay nhỏ gọn hơn vừa là chưa có duyên mua cành to, vừa là thay đổi cách chơi. To nhỏ, cao thấp lê đều đẹp. Cắm trong bình gốm mộc là đẹp nhất, hợp nhau nhất” – chị chia sẻ.

Chia sẻ về bí quyết lựa chọn cành lê đẹp, mẹ Hà Nội nói: “Mọi người nên chọn cành lê có các nhánh nhỏ giống san hô và có nhiều mắt nhọn trong đó có nụ hoa và lá, thân càng rêu mốc càng cổ kính, có thêm cả những cành to thân có cây tầm gửi, lan rừng sống dựa vào".

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 2

Hình ảnh cành lê chị Thanh chơi năm 2017 ra rất nhiều lá xanh, tạo nên không gian bình yên trong căn nhà. Ảnh: Phan Thanh

Thời gian lê nở tuỳ thuộc điều kiện thời tiết khoảng 10-14 ngày từ khi mua là "cành củi khô". Để kích cây nở hoa nhanh, các mẹ có thể dùng nước ấm, thêm một chút B1, cắm vào bình gốm và hợp nhất. Nếu Tết là trăm hoa đua nở, màu sắc đa dạng thì ra Tết chị Thanh lại muốn ngôi nhà mình tươi mới, đầy sức sống nên chị đã sử dụng 2 màu xanh lá và trắng tinh khôi. Cảm giác rất bình yên, tràn đầy sức sống và hy vọng.

Bộc bạch cảm xúc về thú chơi tao nhã này, chị Phan Thanh tâm sự: “Mình thích chơi từ cành không hoa lá để quan sát và tĩnh lặng lại, rất rất đẹp, lá hoa chỉ là những thứ thêm thắt cho cành thêm sinh động. Tên gọi "cành củi khô" mọi người muốn nhấn mạnh sự kỳ diệu, bất ngờ khi từ thứ tưởng chừng vứt đi lại bật lên mầm lá, hoa đẹp đầy sức sống đó. Sự tương phản mang cho người ta nhiều cảm xúc hơn hết mình nghĩ thế”.

Nhiều người hay nói rằng chơi lê là thú chơi “xa xỉ”, tuy nhiên, theo quan điểm chị Thanh, nhiều tiền hay ít tiền không phải vấn đề. Quan trọng là bản thân mình cảm thấy bình an, cảm giác như thế nào khi cắm cành hoa. Hãy mua hoa và cắm hoa trong trạng thái bình an, yêu đời, trân trọng giây phút hiện tại, trân trọng hoàn cảnh hiện tại của mình nhất.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 3

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 4

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 5

Năm nay, thay vì mua cành lê to như các năm trước, chị Thanh mua một nắm cành dăm với giá 100 nghìn đem về cắm khắp nhà. Ảnh: Phan Thanh

Cũng sở hữu thú tao nhã giống chị Thanh, chị Phùng Thị Thanh Hà (Hà Nội) cho biết, chị mua cành lê của người quen vẫn bán đào rừng gần 10 năm nay. Mỗi năm chị vẫn thi thoảng chơi cả lê, mận... Năm nào cũng cắm ở 1 góc cố định ở phòng khách nên đều chọn cành có dáng vươn tự nhiên. Thậm chí vươn cả 2 phía, chứ không mua cành thế thẳng.

Theo lời chị Hà, sau 5 ngày "rước" "nàng lê" về đã bắt đầu nở những bông đầu tiên. Chị Hà cho biết, để nở sớm hay muộn đều là do chọn được cành đã có nhiều mầm nụ và nụ đã tương đối to, còn nếu nụ bé quá sẽ lâu hơn.

Nhìn cành đào bế thế nơi góc nhà của chị Phùng Thị Thanh Hà, không ít người sẽ nhận định ngay chủ sỡ hữu của nó chắc hẳn phải là một tay sành chơi thứ thiệt khi chi 1.500.000 triệu đồng mua một cành lê rừng thay thế cành đào đã héo. 

Chị Hà cho biết, lê có thể chơi rất dài, tận 3 tháng mới hết hoa. Thậm chí nếu muốn chơi cả lá, quả thì có thể để lâu hơn.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 6

Cành lê có dáng vươn tự nhiên được chị Phùng Thị Thanh Hà cắm ở góc nhà rất sang chảnh.

Giống với nhiều chị em yêu cái đẹp, chị Nguyễn Hồng Nhung ở Hà Nội đã cất công tới phố Lạc Long Quân lựa chọn cho mình một cành lê thế cành cong khá điệu đà với giá 400 nghìn đồng. Để có thể giữ nguyên dáng cắm vào chiếc bình xinh xắn, chị đã phải dùng dây để buộc đầu cành vào một điểm cố định chắc chắn.

Chị Nhung tâm sự: "Mình vốn thích những vẻ đẹp cổ xưa, mộc mạc, nên cắm 1 cành lê trong nhà treo điểm xuyết vài phụ kiện màu đỏ, cảm giác như vẫn còn không khí tết. Chồng mình cũng có sở thích giống mình nên khi mình rủ đi chọn mua là hưởng ứng ngay.

Cành củi khô cái tên mộc mạc khi mọi ng gọi các cành đào rừng các cành lê, mận khi chưa trổ hoa. Nhưng nó trở thành đặc trưng và cũng là tên gọi đặc biệt để khi nhắc đến tên là mọi ng đều biết là loại cành từ phương xa núi rừng".

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 7

Đơn giản nhưng không kém phần sang chảnh, chị Pham Minh Khue ở Hà Nội cắm những cành lê bé vào chiếc bình màu trắng thoát lên vẻ thanh tao của căn phòng. Chị hài hước minh họa cho bức ảnh: “Liệu bình củi của em có nở hoa không các chị ơi”.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 8

Đơn giản nhưng không kém phần sang chảnh. Ảnh: Pham Minh Khue

Chọn cho mình cành lê khá già, nhiều rong rêu bám quanh, chị Doãn Quỳnh Dương chi 800 nghìn để rước sự sang chảnh về với căn nhà.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 9

Cành lê khá già, nhiều rong rêu bám quanh. Ảnh: Doãn Quỳnh Dương

Theo phong trào chơi lê rừng, chị Trang Duong cũng nhanh tay sắm ngay một “cành củi” cắm ở nhà như nhiều mẹ yêu chuộng cái đẹp. Được đặt ngay cạnh bộ salon màu kem, cành lê rừng khó có thể giấu đi được vẻ mộc mạc nên thơ từ núi rừng.

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 10

Cành lê "tọa lạc" trong căn nhà chị Trang Duong. Ảnh: Trang Duong

Điểm một nét cho mùa Xuân hồng, chị Phương Thị Mai Lan cũng đã sắm cho mình một cành lê rừng bên cạnh những bình hoa xinh đẹp. 

Sau Tết mẹ Hà Nội cắm amp;#34;cành củi khôamp;#34; giá 100 nghìn, 2 tuần nở bông trắng muốt - 11

Xuân Hồng là chú thích rất hợp lý cho khung hình của chị Mai Lan. Ảnh: Phương Thị Mai Lan

Ý nghĩa của 3 loại cây cảnh đào, quất, mai thường được dùng trong dịp Tết
Không phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa người Việt Nam thích chọn đào, quất và mai là 3 loại cây cảnh chính chưng bày và trang trí trong nhà mỗi dịp Tết...
Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh Tết