Viêm tai giữa là tình trạng viêm tai giữa gây viêm (đỏ và sưng) và tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Ước tính rằng cứ bốn trẻ thì có một trẻ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai giữa khi chúng được 10 tuổi.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thường dễ bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)
Viêm tai giữa ở trẻ nếu như không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ như:
- Thủng màng nhĩ, có thể phát triển triển thành viêm tai giữa mãn tính .
- Các đợt tái phát có thể dẫn đến sẹo màng nhĩ với suy giảm thính lực vĩnh viễn, thủng mãn tính và bệnh trĩ, u cholesteatoma hoặc viêm xương chũm .
- Ở trẻ nhỏ bị sốt cao có nguy cơ bị co giật.
- Các biến chứng hiếm gặp bao gồm:
+ Viêm chân răng.
+ Viêm tai giữa cấp tính hoại tử.
+ Não úng thủy (não úng thủy kết hợp với viêm tai giữa, thường kèm theo huyết khối xoang bên nhưng sinh lý bệnh chính xác chưa rõ ràng).
+ Áp xe khoang dưới.
+ Áp xe dưới màng cứng.
- Hiếm khi các biến chứng toàn thân có thể xảy ra, bao gồm:
+ Vi khuẩn huyết.
+ Viêm khớp nhiễm trùng.
Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường gặp phải nhiều biến chứng. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây nên các biến chứng khác như: ảnh hưởng đến khả năng nghe-nói sau này, trẻ có thể bị áp xe não, viêm màng não...
Nếu như bệnh được chăm sóc đúng cách và ở mức độ nhẹ, bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ nặng hơn, tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh viêm tai giữa có thể thuyên giảm sau khoảng 10 ngày điều trị.
- Trẻ bú sữa công thức qua bình, đặc biệt là tư thế nằm ngửa có nguy cơ bị mắc bệnh viêm tai giữa cao hơn so với trẻ bú sữa mẹ vốn có sẵn kháng thể.
- Gia đình có nhiều trẻ hoặc trẻ mới đi lớp hay ốm do hay bị lây từ những trẻ khác.
- Sự thay đổi của thời tiết, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa ở trẻ.
- Môi trường ô nhiễm, không khí ẩm mốc, trẻ hít phải khói thuốc lá.
- Trẻ em bị mắc bệnh nền như viêm mũi dị ứng, viêm amidan tái phát, hở hàm ếch, sứt môi có thể làm ảnh hưởng chức năng của vòi nhĩ.
- Trẻ em dưới 3 tuổi do hệ miễn dịch kém và ống vòi nhĩ thường ngắn và nằm ngang hơn vi khuẩn và dịch dễ đi ngược lên tai giữa gây bệnh.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi trẻ bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)
Tai-mũi-họng thường liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này:
- Vệ sinh phần tai: Khi tai trẻ bị chảy mủ, mẹ cần làm sạch tai cho trẻ. Sử dụng bông tăm và lau nhẹ nhàng, không nên lau quá sâu làm tổn thương tai. Tuyệt đối không dùng loại bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ chảy ra ngoài.
- Vệ sinh phần mũi: Sử dụng nước muối sinh lý và rửa mũi hàng ngày cho trẻ. Nếu như trời lạnh cần phải ngâm nước muối ấm trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.
- Về sinh phần họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Không thể phòng ngừa viêm tai giữa, nhưng có một số cách giúp cha mẹ hạn chế sự phát triển của loại bệnh này, bao gồm:
- Đảm bảo cho bé được tiêm các loại vắc xin định kỳ - đặc biệt là vắc xin ngừa phế cầu và vắc xin DTaP/IPV/Hib (5 trong 1).
- Tránh để con bé tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc (hút thuốc lá thụ động).
- Không cho bé cầm nắm đồ vật bẩn hoặc đưa đồ vật vào trong miệng.
- Không cho trẻ ăn khi trẻ đang nằm ngửa
- Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hơn là sữa công thức.
- Tránh tiếp xúc với những trẻ hoặc người đang mắc bệnh, đặc biệt là cảm lạnh hoặc cảm cúm.