Viêm tai giữa xảy ra khi chất nhầy chứa vi khuẩn tích tụ trong khoang tai giữa, thường là trong hoặc một thời gian ngắn sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus (tức là cảm lạnh). Nhiễm trùng tai có thể rất đau.
Trẻ bị viêm tai giữa có lây không? (Ảnh minh họa)
Ở trẻ lớn hơn, hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, ở trẻ dưới 24 tháng, nhiễm trùng tai có thể kéo dài hơn. Những trẻ nhỏ này có thể được hưởng lợi từ thuốc kháng sinh. Đôi khi, áp lực do nhiễm trùng làm vỡ màng nhĩ và mủ chảy ra từ tai. Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa.
Viêm tai giữa là một biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vi-rút hoặc vi khuẩn dẫn đến viêm tai giữa có thể lây nhưng không đáng lo ngại hơn những vi trùng khác gây cảm lạnh thông thường. Nếu như những virus cảm lạnh thông thường, virus gây cúm sẽ lây lan khi trẻ hút phải những giọt nước có chứa virus từ trẻ mắc bệnh thông qua ho hoặc hắt hơi.
Bé cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu chẳng may chạm vào bề mặt mà những giọt bắn này đã rơi xuống. Trong số những trẻ bị mắc bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh hoặc bị viêm họng...có một số trẻ có thể bị viêm tai giữa.
Do vậy, có thể nói, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể không lây trực tiếp nhưng có thể sẽ lây gián tiếp thông qua các bệnh cảm lạnh, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường, nếu viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau cảm thì bé không còn là nguồn lây nhiễm nữa.
Viêm tai giữa ở trẻ có thể không lây trực tiếp nhưng lây qua hình thức gián tiếp. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng nhiễm trùng tai bao gồm:
- Đau tai (ở một hoặc cả hai tai).
- Dịch chảy ra từ tai.
- Thính giác bị bóp nghẹt.
- Viêm họng.
- Sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
Do trẻ sơ sinh không biết nói nên cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thông qua các biểu hiện như:
- Trẻ có xu hướng kéo mạnh một hoặc cả hai tai.
- Cáu gắt.
- Sốt.
- Thay đổi thính giác (ví dụ: không trả lời khi có người gọi tên).
- Dịch chảy ra từ tai.
Để ngăn ngừa viêm tai giữa, cha mẹ cần ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng gây ra chúng. Các biện pháp bao gồm:
- Cố gắng hết sức giúp bé tránh những người bị ho, hắt hơi.
- Cho trẻ rửa tay thường xuyên.
Mẹ nên thường xuyên kiểm tra tai của trẻ để phát hiện dấu hiệu bất thường. (Ảnh minh họa)
- Tránh cho trẻ chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch (vi rút thích xâm nhập vào cơ thể trẻ qua những vùng ẩm ướt này).
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có các kháng thể có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Không nên cho trẻ nằm khi bú.