Chế độ ăn uống khá quan trọng đối với trẻ bị viêm tai giữa vì chúng có thể giúp trẻ nhanh lành bệnh hơn và cũng có thể có hiệu quả trong việc giảm sưng đau. Trẻ nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng ăn gì? (Ảnh minh họa)
Các loại đồ ăn cứng, khó nhai
Một số loại đồ ăn cứng sẽ khiến cho cơ xương răng của bé cần phải hoạt động nhiều, nhai nhiều hơn và khiến cho quá trình phục hồi ở tai chậm hơn. Nếu như các bé ăn phải những loại đồ ăn này liên tục sẽ làm cho tình trạng viêm tai giữa trở nên mãn tính.
Các loại thực phẩm có nhiều đường
Việc tiêu thụ quá mức lượng đường cho phép như kem, bánh kẹo, trà sữa...có thể làm ức chế hệ miễn dịch và làm tăng sự hoạt động của các vi khuẩn có hại. Vì thế, phụ huynh nên giảm lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ để giúp cải thiện chức năng hệ miễn dịch, làm nguy cơ kéo dài bệnh viêm tai giữa.
Các loại thực phẩm có nhiều đường làm tăng sự hoạt động của vi khuẩn có hại. (Ảnh minh họa)
Các loại đồ ăn gây dị ứng
Sữa, lúa mì, ngô, đậu nành...có thể là những thực phẩm gây dị ứng khiến cho tình trạng viêm tai giữa nặng hơn bình thường. Vì thế, cha mẹ nên loại bỏ những thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.
Các loại đồ ăn cay nóng
Ớt, tiêu, mù tạt, tương ớt...không nên cho bé đang bị viêm tai giữa ăn vì chúng có thể gây nên tình trạng ù tai, đau nhức tai và nghe không rõ đối với trẻ.
Các loại đồ ăn có hàm lượng carbohydrate cao hoặc những sản phẩm từ sữa
Những loại này có thể làm cho tai sản sinh thêm nhiều chất nhờn hơn khiến cho bệnh thêm trầm trọng, làm khó chịu cho tai. Vì thế, mặc dù có công dụng đối với sức khỏe nhưng khi trẻ đang bị viêm tai giữa, cha mẹ cũng không nên cho bé ăn.
Các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Những loại đồ ăn này không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thính giác. Thậm chí, các loại thực phẩm này còn khiến cho trẻ bị đau nhức tai, ù tai, nghe không rõ.
Các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoàn toàn không tốt khi trẻ bị viêm tai giữa. (Ảnh minh họa)
Các loại đồ ăn gây viêm
Tôm cua, hải sản, đồ ăn chứa gạo nếp, cơm nếp...đều là những thực phẩm gây viêm và tạo mủ khiến cho trẻ đau đớn hơn. Khi ăn các loại đồ ăn này, tình trạng của bé sẽ thêm tồi tệ và kéo dài hơn.
Trong quá trình điều trị viêm tai giữa, vitamin và chất lượng đóng một vai trò quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì thế, khi bị viêm tai giữa, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm nằm trong nhóm chất dưới đây:
- Vitamin B12: Là thành phần có trong thịt, trứng, gia cầm, các sản phẩm từ sữa và các loại thực phẩm khác từ động vật. Các loại thực phẩm này đặc biệt quan trọng đối với những trẻ đang có dấu hiệu bị ù tai, đau tai.
- Folate / Axit folic / Vitamin B9: Là thành phần được tìm thấy trong rau bina, cải ngọt, măng tây, củ cải xanh, bông cải xanh và đậu (đặc biệt là đậu lăng). Folate đã được chứng minh là có thể cải thiện chứng ù tai, cũng như mất thính lực đột ngột, giúp tăng cường tuần hoàn, cải thiện lưu lượng máu đến tai trong.
Một số loại đồ ăn chứa nhiều axit folic. (Ảnh minh họa)
- Omega 3 và vitamin D: Hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại cá (đặc biệt là cá hồi), quả óc chó, hạt lanh và hạt chia.
- Magie: Chất dinh dưỡng có trong trái cây và rau quả, chẳng hạn như chuối, atiso, khoai tây, rau bina, cà chua và bông cải xanh. Magie giúp chống lại các gốc tự do và hoạt động như một hàng rào bảo vệ cho các tế bào lông mỏng manh ở tai trong.
Khi kết hợp với Vitamin A, C & E, giúp ngăn ngừa mất thính giác do tiếng ồn bằng cách ngăn chặn việc tạo ra các gốc tự do, đồng thời bảo vệ tai tốt hơn.
- Kẽm: Được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu protein như hàu, thịt bò ăn cỏ, hạt bí ngô, hạt vừng, hạt điều, hạnh nhân, rau bina và sô cô la đen. Kẽm đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tình trạng mất thính giác thần kinh cảm giác đột ngột (SSNHL) - tình trạng mất thính giác đột ngột, không rõ nguyên nhân.
Kẽm tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và cũng chịu trách nhiệm cho sự phát triển, chữa lành tế bào. Vì vậy nó có khả năng hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
- Kali: Có trong chuối, khoai tây, rau bina, đậu lima, cà chua, nho khô, mơ, dưa, cam, sữa chua và sữa ít béo. Kali chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng chất lỏng trong máu và mô cơ thể, giúp tăng cường giảm thiểu sự viêm nhiễm ở tai.
- Chất xơ: Bữa ăn nên tăng cường các loại rau xanh để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa, hạn chế hiện tượng ù tai. Những trẻ có tiền căn thiếu máu, nên bổ sung nhiều chất xơ hơn nữa. Các loại rau như rau dền, rau cải, rau muống,… nên được dung nạp nhiều hơn.
- Vitamin C: Là thành phần giúp hạn chế cải thiện tình trạng viêm nhiễm, thúc đẩy sự hồi phục của vết thương. Một số thực phẩm giàu Vitamin C như: các loại rau cải, súp lơ, hoa quả,…
Một số loại đồ ăn giàu vitamin C cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề viêm tai giữa ở trẻ kiêng ăn gì và nên ăn gì, cha mẹ cũng cần phải chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Để cho trẻ nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh.
- Thường xuyên vệ sinh vùng tai sạch hàng ngày cho trẻ để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây viêm ống tai và dẫn đến tình trạng điếc truyền dẫn.
- Chỉ được dùng thuốc cho trẻ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý bôi thuốc cho trẻ hoặc đáp bên ngoài để tránh tình trạng nhiễm trùng ngày càng trầm trọng hơn.
- Không nên dùng tăm bông hoặc những vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể làm tổn thương tai, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hoặc làm vùng màng nhĩ rộng hơn, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Nếu sau khoảng 3 ngày, các triệu chứng viêm tai giữa của trẻ không giảm mà có xu hướng nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp nhất.