Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là như thế nào?

Trẻ em bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ là bệnh lý có sự xuất hiện của các dịch nhầy, khiến cho mô mũi sưng lên và gây tắc nghẽn tại phần khoang mũi.

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là tình trạng khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ là tình trạng khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy khó thở hơn so với bình thường. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra vào ban đêm sẽ càng khiến cho trẻ cảm thấy khó thở hơn, đôi khi bé còn phải dùng miệng để thở.

Nguyên nhân khiến trẻ em bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ

- Do không khí trong phòng quá khô.

- Do các bệnh về virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp...

- Do những tác nhân gây nên tình trạng kích thích như khói thuốc lá, bụi, phấn hoa, nước hoa...

- Do sức đề kháng kém ở trẻ.

Cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà

Đa số các trường hợp trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ sẽ phải dùng miệng để thở nên rất khó chịu. Thậm chí, một số bé sơ sinh còn quấy khóc, trằn trọc và gặp khó khăn khi bú nếu như bị nghẹt mũi. Để giảm tình trạng này, mẹ có thể thực hiện một số cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà sau đây:

Nâng cao đầu trẻ khi ngủ

Tình trạng tắc nghẽn của trẻ có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm vì mũi và xoang khó thoát hơn.Điều này có nghĩa là chất nhầy đọng lại trong đầu, khiến bé khó thở và có khả năng gây đau đầu do viêm xoang vào buổi sáng. Mẹ hãy thử kê cao đầu trẻ khi ngủ để giúp các xoang thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Mũi của trẻ bị khô có thể cảm thấy đau và nhạy cảm hơn với chất nhầy. Máy tạo độ ẩm làm ẩm không khí, ngăn ngừa tình trạng khô quá mức và giảm cảm giác khó thở khi bị tắc nghẽn.Cha mẹ có thể cho thêm các loại tinh dầu, chẳng hạn như bạc hà, dầu tràm vào máy tạo độ ẩm.

Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

Điều quan trọng là phải làm sạch máy tạo độ ẩm thường xuyên, vì độ ẩm có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Tốt nhất là đọc hướng dẫn làm sạch và khử trùng của máy.

Dùng nước muối súc miệng cho trẻ

Với trẻ lớn và đã biết súc miệng, có thể dùng nước muối súc miệng cho trẻ vào buổi sáng. Súc miệng bằng nước muối giúp giảm kích ứng và sưng tấy. Đồng thời, nó cũng có thể giúp làm giảm nghẹt mũi khó thở cho trẻ khi ngủ.

Nhỏ nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch mũi, loại bỏ dịch nhầy, làm mềm những dịch nhầy cứng để giúp bé dễ thở hơn. Đặc biệt, việc nhỏ nước muối sinh lý cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi như thở khò khè, khó thở, dịch nhầy...dùng nước muối sinh lý có thể sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ quá 3 ngày vì có thể khiến cho dịch mũi bị khô và không được tự ý dùng nước muối tự pha để nhỏ cho trẻ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Nước có công dụng làm loãng chất nhầy và giúp bé dễ thở hơn. Ngoài nước, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại nước trái cây để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Với trẻ đang còn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nên tăng cường thêm cữ bú cho trẻ.

Đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ, thoáng mát

Không khí ở trong phòng trẻ phải được đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. Những góc khuất trong nhà cần được thường xuyên vệ sinh, tránh ẩm mốc. Khi bé ngủ, không nên để điều hòa quá lạnh, nếu dùng quạt thì không nên cho quạt phả trực tiếp vào người bé khi ngủ.

Cần phải đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. (Ảnh minh họa)

Cần phải đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. (Ảnh minh họa)

Dùng bột nghệ

Đây là cách trị nghẹt mũi cho bé tại nhà bằng dân gian, mẹ hãy đặt bột nghệ lên trên một tờ giấy bạc rồi đặt trên một ngọn nến. Ngoài ra, cần phải đảm bảo được khoảng cách an toàn nhưng đủ để bé hít được khói này, bột nghệ cháy sẽ giúp giải phóng làn khói mỏng và làm giảm tình trạng ngạt mũi cho trẻ khi bé hít vào.

Lưu ý về cách xử lý trẻ em bị nghẹt mũi, khó thở

- Dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ: Nếu làm không cẩn thận có thể khiến trẻ bị sặc, nước tràn vào màng phổi.

- Sử dụng miệng để hút mũi cho trẻ: Phương pháp này cần phải tránh vì có thể sẽ lây lan mầm bệnh sang cho trẻ.

- Nhỏ nước ép tỏi cho bé: Mặc dù tỏi có thể diệt vi nấm, vi trùng, phòng ngừa và điều trị cúm do chứa chất allicin nhưng nước ép tỏi cũng có thể gây bỏng niêm mạc mũi, phù nề ở trẻ.

- Tự ý sử dụng máy xông mũi cho bé: Điều này đặc biệt không nên dùng cho trẻ từ 1-2 tháng tuổi. Trong trường hợp dùng để điều trị, cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Dùng máy xông mũi cho trẻ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Dùng máy xông mũi cho trẻ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

- Quá lạm dụng thuốc nhỏ mũi: Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ cần phải theo chỉ định của các bác sĩ, đặc biệt là thuốc gây co mạch, thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid.

- Pha nước để xông hơi quá nóng: Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến làn da của bé.

Khi nào cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ bị nghẹt mũi khó thở có các dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ:

- Trẻ có vẻ ốm nặng hơn hoặc không thuyên giảm trong 2 tuần sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà.

- Trẻ bị sốt cao trên 38,5-39 độ C.

- Trẻ có biểu hiện lờ đờ, lú lẫn, khó thở, hơi thở không đều, lồng ngực bị thắt lại khi thở.

- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt.