Vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh là tình trạng da và mắt của trẻ sơ sinh bị đổi màu vàng khoảng từ ngày thứ 2 đến thứ 4 sau sinh.

Vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Vàng da vàng mắt ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt

Nguyên nhân phổ biến

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do máu của em bé chứa dư thừa bilirubin (bil-ih-ROO-bin), một sắc tố màu vàng của các tế bào hồng cầu.

Vàng da và vàng mắt ở trẻ sơ sinh là một tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ sinh trước 38 tuần tuổi thai (trẻ sinh non) và một số trẻ bú mẹ. Bệnh vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu. Ở một số trẻ sơ sinh, một bệnh tiềm ẩn có thể gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Hầu hết trẻ sinh ra từ 35 tuần tuổi thai đến đủ tháng không cần điều trị vàng da. Hiếm khi, mức độ bilirubin trong máu cao bất thường có thể khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương não, đặc biệt là khi có một số yếu tố nguy cơ gây vàng da nặng.

Các nguyên nhân khác

Một số rối loạn tiềm ẩn có thể gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Trong những trường hợp này, vàng da thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với dạng vàng da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các bệnh hoặc tình trạng có thể gây vàng da bao gồm:

- Chảy máu bên trong (xuất huyết).

- Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết).

- Các bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn khác.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt. (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt. (Ảnh minh họa)

- Các vấn đề về gan, mật. Chẳng hạn như mật của bé bị tắc nghẽn hoặc có sẹo.

- Sự thiếu hụt enzym.

- Sự bất thường của các tế bào hồng cầu của trẻ khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng

Ngoài những nguyên nhân trên còn có các yếu tố nguy cơ chính của bệnh vàng da, vàng da đặc biệt nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

- Sinh non: Trẻ sinh trước 38 tuần tuổi có thể không xử lý được bilirubin nhanh như trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non cũng có thể bú ít hơn và đi tiêu ít hơn, dẫn đến lượng bilirubin thải trừ qua phân ít hơn.

- Nhóm máu: Nếu nhóm máu của người mẹ khác với nhóm máu của con mình, bé có thể đã nhận được các kháng thể qua nhau thai gây ra sự phân hủy nhanh chóng bất thường của các tế bào hồng cầu.

- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Đặc biệt là những trẻ khó bú hoặc không nhận đủ dinh dưỡng từ bú mẹ, có nguy cơ bị vàng da cao hơn.

Trẻ bị vàng da có sao không?

Hầu hết, các trường hợp đều là vàng da sinh lý hoặc vàng da nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, ngoài ngoài vàng da sinh lý hay vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh bị vàng da còn có thể do vấn đề về sức khỏe hoặc vàng da bệnh lý.

Trẻ bị vàng da có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị vàng da có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. (Ảnh minh họa)

Khi trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý cần phải được phát hiện sớm, cần phải được điều trị kịp thời. Nếu như không có khả năng sẽ chuyển thành vàng da nhân, có nghĩa là vàng da đến mức tổn thương não và các cơ quan khác.

Đối với trường hợp vàng da sinh lý, vàng da nhẹ

Vàng da sinh lý hoặc vàng da nhẹ chủ yếu là do sự chuyển hóa bilirubin ở những trẻ sơ sinh bình thường, dẫn đến tình trạng gia tăng bilirubin, giảm thải bilirubin và tăng sự hấp thụ bilirubin tại ruột. Để có thể nhận biết trẻ có bị vàng da sinh lý hay không, mẹ có thể dựa trên những đặc điểm dưới đây:

- Sau khi sinh, trẻ xuất hiện tình trạng vàng da sau 24 giờ tuổi.

- Mức độ vàng da của bé ngày càng gia tăng và nhiều nhất là vào ngày tuổi thứ 4-5.

- Mức độ vàng da sẽ giảm dần bắt đầu từ ngày tuổi thứ 7-10 và mất sau 14 ngày tuổi.

- Mức bilirubin trong máu thường dưới 15mg%.

Đối với những trường hợp này, trẻ chỉ cần điều trị tại nhà và không cần nhập viện.

Đối với trường hợp vàng da bệnh lý

Trường hợp này trẻ cần phải nhập viện điều trị. Khi bị vàng da bệnh lý, trẻ sẽ có những đặc điểm sau:

- Trẻ xuất hiện tình trạng vàng da sau 24 giờ đầu sau sinh.

- Sau 14 ngày tuổi, tình trạng vàng da của bé vẫn còn.

- Không chỉ bị vàng da, trẻ đi phân còn có hiện tượng phân bạc như phân cò hoặc nước tiểu đậm màu như nước trà đậm.

- Đo mức bilirubin trong máu cho kết quả lớn hơn 15mg%.

Đối với trường hợp vàng da nhân

Đây là biến chứng nặng nhất của vàng da sơ sinh hay còn được gọi là bệnh não do vàng da. Vàng da nhân xuất hiện do chất vàng da (bilirubin) tăng cao quá mức dẫn đến xâm nhập và gây ngộ độc thần kinh tại vùng nhân nền, cuống não. Dù hiếm khi xảy ra nhưng nếu trẻ bị vàng da nhân sẽ có ít nhất 10% tử vong và > 70% tàn tật. Các biểu hiện của vàng da nhân bao gồm:

- Giai đoạn cấp tính: Trẻ bú kém, ngủ li bì, co giật, giảm trương lực cơ.

- Giai đoạn lâu dài: Chậm phát triển trí tuệ, bại não, liệt.

Vàng da nhân là tình trạng nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Vàng da nhân là tình trạng nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Đối với vàng da, vàng mắt sinh lý, bé bị vàng da trong khoảng 24 giờ sau sinh. Thông thường, tình trạng vàng da sinh lý sẽ tự biến mất sau khoảng 2-3 tuần tuổi. Vàng da, vàng mắt sinh lý thường không gây nên các triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, thiếu máu, bỏ bú.

Đối với vàng da bệnh lý xảy ra khi vàng da xuất hiện sớm, bé bị vàng da không khỏi sau 3 tuần. Mức độ nặng có thể bị vàng da toàn thân. Đồng thời, bé sẽ có các dấu hiệu bỏ bú, co giật. Lúc này cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ.

Điều trị vàng da, vàng mắt sơ sinh như thế nào?

Như đã chia sẻ, trẻ bị vàng da sinh lý không cần điều trị nhưng đối với vàng da bệnh lý thì mục tiêu điều trị là làm sao để giảm mức bilirubin trong máu và ngăn ngừa được tình trạng vàng da nhân. Các biện pháp điều trị bao gồm:

- Ngăn ngừa vàng da: Cho trẻ ăn sớm, ăn đúng lượng cần và tránh mất nước.

- Làm giảm bilirubin trong máu:

+ Rọi đèn hay chiếu đèn: Sử dụng ánh sáng có độ quang phổ và bước sóng phù hợp để chiếu hoặc rọi cho bé. Đây được cho là biện pháp hữu hiệu và an toàn nhất cho trẻ tính đến nay.

+ Thay máu: Tức là rút máu của bé và bơm vào thể tích máu mới tương ứng. Đây là biện pháp xâm lấn và nhiều nguy cơ, sử dụng cho trẻ bị vàng da nặng hoặc vàng da nhân.

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị trẻ bị vàng da. (Ảnh minh họa)

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị trẻ bị vàng da. (Ảnh minh họa)

+ Truyền Immunoglobulin: Tức là truyền kháng thể miễn dịch nhằm làm giảm tình trạng vàng da nặng và giảm vàng da phải thay máu.

+ Ngăn ngừa hạ đạm/máu: Đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ phù hợp để giúp thai nhi có lượng hợp lý và sau sinh truyền đạm cho bé nếu như xét nghiệm cho thấy bé thiếu đạm trong máu.

- Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ: Hầu hết, các bác sĩ sản khoa đều khuyên mẹ ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám?

- Khi cha mẹ nghi ngờ bé bị vàng da nên cho đi khám ngay.

- Vàng da, vàng mắt xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi.

- Tình trạng vàng da tăng dần đến lòng bàn tay, bàn chân.

- Tình trạng vàng da, vàng mắt kéo dài hơn 14 ngày kèm theo biểu hiện bú yếu hoặc bỏ bú.

- Bé có bất cứ dấu hiệu nào khiến ba mẹ lo lắng.