Không ít người cho rằng ăn trái cây ngay sau bữa ăn đặc biệt có hại cho sức khỏe, nó dễ gây đầy hơi, trào ngược axit, thậm chí là một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Tuy nhiên, thực hư việc ăn trái cây sau bữa ăn gây hại là như thế nào? Các chuyên gia dinh dưỡng nói gì về vấn đề này.
Trên thực tế, quan niệm ăn trái cây sau bữa ăn không tốt cho sức khỏe là không chính xác. Theo Healthline, khi bạn ăn một bữa ăn, dạ dày của bạn sẽ hoạt động giống như một ổ chứa. Mỗi lần, dạ dày sẽ giải phóng 1 lượng nhỏ để ruột của bạn có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, ruột non có cấu tạo để hấp thu được càng nhiều dinh dưỡng càng tốt. Nghiên cứu của các chuyên gia, ruột non có chiều dài lên tới 6m và hơn 30m2 diện tích hấp thụ.
Điều này chứng minh rằng, việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ trái cây và thức ăn không khó dù bạn ăn nó khi đói hay đã no.
Ngoài ra, việc bổ sung trái cây sau khi ăn còn tăng lượng vitamin cùng khoáng chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tùy thể trạng của mỗi người mà quyết định thời điểm nên ăn trái cây vào lúc nào cho thích hợp.
Những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể ăn trái cây vào bất cứ thời điểm nào. Lưu ý, những loại trái cây như xoài, đu đủ, kiwi, sung và các quả giàu protease sẽ không thích hợp ăn lúc bụng đói.
Đối với người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên có cảm giác đầy bụng, tốt nhất không nên ăn hoa quả trước bữa ăn. Khi ăn cơm xong, bạn cũng tránh ăn ngay mà nên chờ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
Nếu thuộc nhóm này, bạn nên ưu tiên những loại trái cây có hàm lượng nước cao, ít calo. Điều này rất tốt cho việc làm chậm tốc độ ăn và kiểm soát cân nặng.
Trường hợp muốn tăng cân không nên ăn trái cây trước bữa ăn để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của men tiêu hóa và giảm cảm giác ngon miệng.
Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì trái cây là một bữa ăn nhẹ cần thiết. Bạn nên chọn những loại quả ít đường và sử dụng chúng như một bữa ăn nhẹ sẽ rất tốt cho cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng nhận định các loại trái cây khác nhau sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng khác nhau. Cơ thể của con người cần có đầy đủ dinh dưỡng để hoạt động trơn tru. Vì thế, bạn nên ăn ít nhất 2 - 3 loại trái cây có màu sắc khác nhau để tăng cường dưỡng chất và hệ miễn dịch.
Hầu hết chúng ta đều có thói quen gọt bỏ vỏ của các loại quả trước khi ăn. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm bởi phần vỏ thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin.
Ví dụ, trong vỏ táo có chứa chất chống oxy hóa cao gấp 5 lần so với các bộ phận khác.
Nước ép trái cây ngon và dễ sử dụng nhưng nó không quá tốt cho sức khỏe. Hạn chế lớn nhất của nước ép trái cây là làm mất đi lượng chất xơ vốn có ở các loại quả. Trong nước ép chỉ còn lại siro đường dễ ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.
Nếu bạn muốn ăn trái cây mỗi ngày để tốt cho sức khỏe thì hãy lưu ngay thực đơn hàng ngày với trái cây gợi ý ngay sau đây.
Ăn trái cây vào buổi sáng rất tốt cho tiêu hóa, giúp hấp thu vitamin và làm nhuận tràng. Hơn thế, sau một đêm nghỉ ngơi, chức năng tiêu hóa của cơ thể chưa thể hoạt động một cách bình thường, chỉ nên chọn những loại trái cây không quá chua như lê, táo hay nho.
Tránh ăn cà chua, cam, chuối vào khoảng thời gian này.
Những loại trái cây này sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn và kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Chà là được biết đến là “kho vitamin C tự nhiên” vì thế bạn nên ăn trước bữa ăn.
Bữa chiều, bạn nên ăn nhiều các loại hoa quả chứa protease để phân hủy, tiêu hóa protein và thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, những loại quả mọng nước, giàu kali cũng sẽ giúp giải tỏa mệt mỏi, uể oải trong người.
Thực tế, chuyên gia không khuyến khích ăn hoa quả vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó dễ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên ăn sớm và lựa chọn những loại quả giúp tiêu hóa, dễ ngủ, giải tỏa căng thẳng như chà là, bưởi, nhãn…