Ngay khi mới bắt đầu mang bầu, chắc chắn, các mẹ đã tìm hiểu xem nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho thai nhi. Những giải đáp sau đây về cà tím sẽ giúp các mẹ bầu có những hiểu biết nhất định cũng như lưu ý khi bổ sung cà tím trong thực đơn ăn uống của mình.

Bà bầu ăn cà tím được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn cà tím được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn cà tím được không?

Cùng với khoai tây, cà chua hay các loại rau khác, cà tím rất được yêu thích và khá nổi tiếng vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Theo nghiên cứu, cà tím có chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng nhờ các thành phần như chất xơ, kali, đồng và thiamin, vitamin B6, folate, magiê và niacin. Loại rau quả này rất tốt cho tất cả mọi người, kể cả người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, cà tím cũng ít calo hơn, vì nửa bát cà tím sống chỉ chứa khoảng 11 calo.

Bà bầu 3 tháng (đầu-giữa-cuối) ăn cà tím được không ? Câu trả lời là có, cà tím cũng được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai do các lợi ích khác nhau về sức khỏe của nó.

Cà tím là thực phẩm giúp ích cho sự phát triển của thai nhi vì nó cung cấp các vitamin như vitamin A và vitamin E. Bên cạnh đó, cà tím cũng chứa axit folic, giúp tăng cường sự phát triển của các tế bào hồng cầu ở thai nhi đang phát triển.

8 lợi ích dinh dưỡng của cà tím khi mang thai

Bảo vệ thai nhi khỏi những dị tật bẩm sinh

Cà tím chứa nhiều axit folic, đây là một chất dinh dưỡng rất quan trọng trong thời kỳ mang thai để ngăn chặn các dị tật bẩm sinh ở thai nhi đang phát triển bên trong bạn. Do đó, loại rau này bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật và cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu.

Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Nhờ có các thành phần như vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B và niacin, cà tím chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi.

Cà tím mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho thai nhi. (Ảnh minh họa)

Cà tím mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho thai nhi. (Ảnh minh họa)

Giúp duy trì cân bằng điện giải

Cà tím cũng chứa một lượng magiê, đồng, sắt và mangan giúp đảm bảo duy trì sự cân bằng điện giải. Nó cũng giúp tăng nguồn cung cấp máu và số lượng hemoglobin của mẹ bầu một cách đáng kể.

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

Rất nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời kỳ mang thai. Điều này làm cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu trở nên cấp thiết. Cà tím rất tốt để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao.

Giúp giảm táo bón

Ăn cà tím trong thời kỳ mang thai là lý tưởng để hỗ trợ tiêu hóa tốt và đảm bảo rằng tất cả các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt nhất. Cà tím cũng được công nhận là có hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề tiêu hóa. Không những thế, cà tím cũng chứa nhiều chất xơ giúp đảm bảo nhu động ruột thích hợp, giảm táo bón là một vấn đề phổ biến khác mà hầu hết các bà bầu gặp phải.

Hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Vỏ ngoài của cà tím có chứa Nasunin thực sự là một anthocyanin lý tưởng để hỗ trợ trung hòa các gốc tự do có trong hệ thống cơ thể của mẹ bầu. Nó cũng giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào trong quá trình thụ thai. Đồng thời, cà tím cũng rất giàu chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ và ngăn chặn nguy cơ mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và các bệnh khác nhau trong giai đoạn nhạy cảm này.

Hỗ trợ làm giảm mức cholesterol xấu

Cà tím được chứng minh là làm giảm mức LDL trong hệ thống của phụ nữ mang thai và tăng mức cholesterol tốt trong máu. Điều này giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề liên quan đến tim khi mang thai.

Giúp điều trị tăng huyết áp

Nếu mẹ đang mắc phải chứng tăng huyết áp, cà tím sẽ là phương pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên rất tốt. Nó chứa các dấu vết của bioflavonoid giúp giảm huyết áp và hỗ trợ thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh.

Cà tím giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Cà tím giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Tác dụng phụ của cà tím trong thời kỳ mang thai là gì?

Mặc dù cà tím có những lợi ích nêu trên, nhưng nếu không được bổ sung một cách điều độ, nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.

- Nguy cơ sảy thai: Trong cà tím có hàm lượng phytohormone cao giúp kích thích kinh nguyệt và giúp chữa các vấn đề về kinh nguyệt như vô kinh. Điều này làm tăng cơ hội sảy thai.

- Tính axit: Cà tím có thể gây ra các vấn đề về axit và thậm chí gây khó chịu khi mang thai.

- Các vấn đề tiêu hóa: Nếu phụ nữ mang thai ăn cà tím không được nấu chín đúng cách, có thể phát sinh các vấn đề tiêu hóa không mong muốn.

- Tăng cơ hội sinh non: Nếu bạn vô tình ăn quá nhiều cà tím trong khi mang thai mà chưa được rửa sạch và không sạch sẽ, nó có thể gây ra nguy cơ sinh non. Điều này có thể xảy ra do sự hiện diện của bệnh toxoplasma trong đất khi cà tím phát triển.

Cách chế biến cà tím cho bà bầu

Cà tím nướng

Bà bầu ăn cà tím nướng được không? Cà tím nướng là một trong những món ăn rất tốt đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt, cà tím nướng còn là món rất dễ ăn khi mang thai.

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g hành lá, 4 quả cà tím, 50g đậu phộng, gia vị, hành tím, ớt tươi, tỏi.

Cách thực hiện:

- Cà tím mang rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút.

- Lấy tăm xăm xung quanh quả cà tím.

- Làm nóng khoảng 2 muỗng dầu oliu, cho thêm hành tím, hành lá cắt nhỏ vào đảo đều cùng chút đường và muối.

- Nướng cà tím trên bếp, trở đều tay đến khi lớp vỏ của cà tím bị bong ra.

- Dùng đũa tách dọc quả cà tím và rưới mỡ hành lên, rắc đậu phộng. Dùng với nướ mắm ngọt pha loãng.

Cà tím nướng là một món ăn rất ngon dành cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Cà tím nướng là một món ăn rất ngon dành cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

Cà tím nhồi thịt

Chuẩn bị nguyên liệu: 40g bột bắp, gia vị, 100g thịt băm, 2 quả cà tím.

Cách thực hiện:

- Trộn đều thịt băm cùng với gừng, muối, hành lá và 1 quả trứng.

- Thái cà tím thành từng khoanh dày khoảng 8mm rồi xẻ làm đôi nhưng không làm cho cà đứt rời thành miếng.

- Nhồi thịt vào trong giữa cà tím.

Món cà tím nhồi thịt hấp dẫn. (Ảnh minh họa)

Món cà tím nhồi thịt hấp dẫn. (Ảnh minh họa)

- Trộn khoảng 30g bột ngô cùng 1 quả trứng, nhúng cà tím nhồi thịt vào trước khi đem chiên vàng.

- Trộn ớt băm, gừng, hành băm cùng 3 thìa nước tương, 1 thìa dấm, 2 thìa đường, 1 thìa nước và 10g bột bắp còn lại.

- Đổ hỗn hợp lên chảo và đun lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc sệt thì cho cà tím đã chiên vào đảo đều 2-4 phút.

Cà tím hấp đậu hũ (đậu phụ)

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 miếng đậu hũ, 2 quả cà tím, tỏi băm, hành lá, nước tương, ớt băm, gia vị.

Cách thực hiện:

- Thái đậu hũ thành từng lát dày khoảng 1cm.

- Cắt nhỏ cà tím thành từng miếng vừa ăn.

Cà tím hấp đậu hũ thơm ngon. (Ảnh minh họa)

Cà tím hấp đậu hũ thơm ngon. (Ảnh minh họa)

- Cho đậu hũ và cà tím vào trong nồi hấp chín trong khoảng 10 phút.

- Phi cho thơm tỏi, sau đó cho nước tương, ớt băm, hạt tiêu vào đảo đều để làm nước sốt.

- Rưới nước sốt lên phần đậu hũ cà tím hấp, rắc hành lá và thưởng thức.

Lưu ý khi bà bầu ăn cà tím

- Chỉ nên chọn mua những quả cà tím có vỏ mịn và sáng bóng, phần đầu còn cuống tươi, dính chặt vào quả.

- Trước khi chế biến, mẹ bầu cần phải rửa sạch và ngâm cà tím thái lát trong nước muối pha loãng để loại bỏ độc tố do chất nhựa trong cà tím có thể gây hại cho cơ thể.

- Những mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, dạ dày hoặc thận không nên sử dụng cà tím do thành phần axit oxalate có trong loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Những phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng không nên ăn cà tím do một số loại protein trong thành phần cà tím có tác dụng như histamin hàm lượng cao sẽ gây nên tình trạng ngứa da. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu phụ nữ mang thai ăn cà tím sống, uống nước cà tím hoặc cà tím chưa nấu chín.

- Mẹ bầu chỉ nên ăn cà tím với liều lượng khoảng 100-200gr/ lần và dùng tối đa 2-3 ngày/ tuần.

- Nên ăn cà tím vào buổi tối để giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn và hỗ trợ gan giảm tải công việc.